Triệu chứng và bệnh tích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân lập và khảo sát một số đặc tính sinh học của vi khuẩn ornithobacterium rhinotracheale gây bệnh hô hấp trên đàn gà ở một số tỉnh phía bắc (Trang 25)

2.4.1. Triệu chứng của gà mắc bệnh ORT

Triệu chứng lâm sàng, trong suốt giai đoạn bệnh và tỷ lệ chết do ORT ở các ổ dịch bùng phát diễn biến khá đa dạng. Chúng thường chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều các nhân tố môi trường như quản lý chăm sóc kém, độ thông thoáng kém, mật độ nuôi cao, hàm lượng NH3 cao, chất lót nền kém, vệ sinh kém, ghép bệnh và chủng loại mầm bệnh thứ phát (Charlton, B. R et al., 1993; Hinz, K. H., 1994).

Triệu chứng lâm sàng ở gà thịt thương phẩm thường xuất hiện ở 3 – 6 tuần tuổi với tỷ lệ chết vào khoảng 2 – 10% với các triệu chứng ủ rũ, giảm ăn, giảm tăng trọng, tăng tiết dịch và vảy mỏ, kèm theo các hiện tượng phù mặt. ORT có thể là nguyên nhân gây chết đột ngột (dưới 20% trong 2 ngày) ở gà con với sự nhiễm trùng não và xương sọ kèm theo hoặc không kèm theo các triệu chứng hô hấp.

Ở gà giống bố mẹ, bệnh thường xảy ra ở giai đoạn đang đẻ trứng, giai đoạn đầu của gà đang đẻ đạt đỉnh hay ngay trước khi đưa gà lên chuồng đẻ. Có sự tăng nhẹ tỷ lệ chết, giảm ăn và các triệu chứng hô hấp nhẹ. Tỷ lệ chết thường biến động và ít có liên hệ ở các ca không bị ghép bệnh. Có thể gặp các biểu hiện giảm đẻ, giảm kích thước trứng và chất lượng vỏ trứng kém. Tỷ lệ có phôi và khả năng ấm nở cũng có thể bị ảnh hưởng.

Ở gà đẻ thương phẩm, giảm đẻ, tăng trứng méo và tăng tỷ lệ chết có liên hệ tới sự nhiễm ORT.

Roepke đã tìm ra rằng các triệu chứng bệnh và tỷ lệ chết cao hơn ở các gà tây trưởng thành và các gà non chủ yếu chỉ có các triệu chứng thông thường. Ở một số trường hợp, gà non mắc bệnh từ 2 đến 8 tuần tuổi. Tỷ lệ chết thường trong khoảng 1 – 15% trong pha cấp tính (8 ngày), nhưng tỷ lệ nhiễm có thể tăng cao với tỷ lệ chết tới 50%.

Các triệu chứng ban đầu bao gồm ho, vảy mỏ và kèm theo dịch nhày; ở một số trường hợp có hiện tượng truỵ hô hấp nặng, khó thở, vươn cổ và viêm

xoang mũi (Charlton, B. R et al., 1993). Các triệu chứng sẽ kéo theo triệu chứng giảm ăn và giảm uống nước. Ở đàn gà tây giống, cũng thấy có hiện tượng giảm đẻ và tăng tỷ lệ ấp nở không đạt tiêu chuẩn.

ORT được báo cáo là nguyên nhân gây ra các triệu chứng thần kinh hoặc liệt do viêm màng não, viêm xương và viêm xương tuỷ ở gà và gà tây.

2.4.2. Bệnh tích của gà mắc bệnh ORT

Bệnh tích đại thể

Ở gà thịt thương phẩm, các tổn thương đại thể thường gặp bao gồm: viêm phổi, viêm màng phổi và viêm túi khí. Khi giết gà thịt hoặc kiểm tra sau giết mổ sẽ thấy dịch dạng bọt, màu trắng, chất dịch tiết này có màu giống sữa chua và có thế thấy rõ trong các túi khí (thuỳ túi bụng trước), hầu hết các tổn thương chỉ tiến triển ở một bên thuỳ phổi. Các tổn thương do ORT có thể làm tỷ lệ chết tăng cao tới 50% hoặc hơn. Thêm nữa, phù thũng dưới da mặt, tại các điểm tiếp giáp với sụn gây ra viêm đầu, viêm xương, viêm xương tuỷ và viêm màng não được báo cáo thấy ở gà.

Ở gà tây, có hiện tượng phù và viêm một bên thuỳ phổi hoặc đối xứng 2 bên với các tơ huyết trên màng phổi. Ngoài ra, có thể có các hiện tượng viêm mủ tơ huyết gây viêm túi khí, ngoại tâm mạc, màng bao tim và khí quản. Trong một số trường hợp, gan và lách có thể sưng cũng như có sự biến đổi ở cơ tim có thể quan sát được. Hiện tượng nhiễm khuẩn tại khớp, xương sống có thể bắt gặp ở gà lớn (Hinz, K. H. et al., 1994; Sprenger, S. et al., 1998).

Bệnh tích vi thể

Hầu hết các tổn thương vi thể được gặp tại phổi, màng phổi và túi khí. Trong các ca bệnh thực địa, phổi có hiện tượng sung huyết, trong tất cả các nhu mô có một lượng lớn hỗn hợp các fibrin lẫn với đại thực bào và tế bào heterophil nằm tự do trong lòng các mao mạch, phế nang và đoạn cuống phổi. Sự khuếch tán và thâm nhiễm các đại thực bào với số lượng ít hơn các tế bào heterophil.

Các ổ hoại tử lan rộng ở trung tâm các lòng cuống phổi và nhu mô lân cận. Ổ hoại tử thường chứa đầy chặt hỗn hợp các tế bào hoại tử, heterophil hoặc chất tiết, và có sự phân tán thành các cụm nhỏ của vi khuẩn. Nhiều mao mạch bị căng phồng do các cục huyết khối. Màng phổi và túi khí có thể dày lên nghiêm trọng và phù nề do lắng đọng tơ huyết ở các kẽ (Charlton, B. R et al., 1993).

2.5. CHẨN ĐOÁN

2.5.1. Chẩn đoán lâm sàng

Dựa vào các triệu chứng lâm sàng: ủ rũ, giảm ăn, giảm uống nước, ở gà đẻ có hiện tượng giảm đẻ, tỷ lệ trứng ấp nở không đạt tiêu chuẩn.

Các triệu chứng điển hình của bệnh hô hấp phức hợp trên gà như: ho, vảy mỏ kèm them dịch nhầy, một số trường hợp có hiện tượng truỵ hô hấp, khó thở, vươn cổ và viêm xoang mũi.

Bệnh tích điểm hình như viêm phổi hoá mủ, viêm màng phổi, viêm túi khí, túi khí dày lên, gan lách có thể sung.

Tuy nhiên, rất khó để có thể chẩn đoán chính xác dựa trên các dấu hiệu lâm sàng do dễ nhầm lẫn với các bệnh về hô hấp khác. Để chẩn đoán chính xác phải dựa vào các chẩn đoàn phòng thí nghiệm như phân lập vi khuẩn, phát hiện kháng nguyên…

2.5.2. Phân lập, nuôi cấy vi khuẩn

Các mô, cơ quan như phổi, khí quản, túi khí được xem là tối ưu nhất khi sử dụng để phân lập được ORT. Ngoài ra, xoang dưới hốc mắt và hốc mũi cũng là những vị trí phù hợp phục vụ cho việc nuôi cấy. Nhưng, ORT dễ dàng bị bao phủ bởi sự phát triển quá nhanh của các vi khuẩn khác. Nuôi cấy vi khuẩn từ máu tim và mô của gan dưới các điều kiện thực tế cho kết quả âm tính, mặc dù trước đó vi khuẩn đã được phân lập từ các cơ quan cũng như ở các khớp xương, não, buồng trứng và ống dẫn trứng sau khi gây bệnh thực nghiệm (Karimi, V. et al., 2010).

ORT cũng có thể được phân lập một cách thông thường, trên thạch máu thường hoặc thạch chocolate (Charlton, B. R et al., 1993). Khuẩn lạc phát triển tốt trong 24 giờ, nhưng tốt nhất nên giữ các đĩa gây nhiễm từ 48 – 72 giờ trong điều kiện không khí làm giàu từ 7,5 – 10% CO2. Khuẩn lạc sẽ xuất hiện có kích thước như đầu đinh ghim hoặc nhỏ hơn (đường kính khoảng 1 – 2 mm), màu xám tới trắng, mặt lồi với cạnh sắc nét. Nhuộm Gram cho kết quả vi khuẩn Gram âm đa hình thái đặc trưng. Khuẩn lạc âm tính với catalase và dương tính với oxidase. Nuôi cấy ORT thuần khiết có mùi riêng biệt, tương tự như mùi acid butyric. Các thử nghiệm bổ sung là rất cần thiết để xác định các đặc tính của ORT (Charlton, B. R et al., 1993; Karrimi, V. et al., 2010).

Trong các mẫu bị tạp nhiễm với sự phát triển nhanh của các vi khuẩn khác như E.coli, Proteus sp hoặc Pseudomanas sp, khuẩn lạc của ORT có thể phát

triển quá mức và rất khó để xác định khi kiểm tra thường xuyên. Vì đã chứng minh được rằng hầu hết các ORT đều kháng Gentamycin, nên khuyến khích sử dụng 10µg Gentamycin cho mỗi ml môi trường thạch máu để có thể phân lập được ORT từ các mẫu bị tạp nhiễm. Thạch máu có chứa 5µg/ml gentamycin và polymixin B cũng cho hiệu quả tốt (Charlton, B. R et al., 1993).

Kiểm tra ngưng kết nhanh trên phiến kính cũng được sử dụng cho mục đích chẩn đoán. Trong một nghiên cứu với 112 mẫu phân lập, tuy nhiên hiện tượng tự ngưng kết thường xuất hiện (Ferreri, M., 2013; Charlton, B .R et al., 1993; Soriano, V. E et al., 2002).

Kiểm tra Accelerated Graphics Port (AGP) sử dụng kháng huyết thanh dương tính đã biết có thể được sử dụng để xác định và định type ORT đã phân lập (Charlton, B. R et al., 1993).

Một phương pháp khác được sử dụng để phát hiện các chủng phân lập nghi ngờ PCR.

2.5.3. Phát hiện kháng nguyên

PCR được sử dụng để phát hiện các ORT trong mẫu dịch khí quản được lấy từ các gà mắc bệnh nặng. Ngoài ra, xét nghiệm bằng miễn dịch huỳnh quang cũng đã được sử dụng để phát hiện ORT trên gà. Sau đó, Van Veen và cộng sự đã thấy rằng các xét nghiệm miễn dịch huỳnh quang và kỹ thuật peroxidase – anti peroxidase (PAP) nhạy cảm như nhau. Sử dụng các xét nghiệm này có thể xác định một tỷ lệ nhiễm ORT cao ở đàn gà thịt sau giết mổ khi so sánh với các phương pháp chẩn đoán thông thường như huyết thanh học và vi khuẩn học (Charlton, B. R et al., 1993; Karrimi, V. et al., 2010).

2.5.4. Huyết thanh học

Huyết thanh học rất hữu dụng trong việc giám sát cũng như hỗ trợ chẩn đoán bệnh do ORT .

Các phản ứng kiểm tra ngưng kết huyết thanh trên tấm (SPAT) được sử dụng như một xét nghiệm nhanh cho việc phát hiện các kháng thể chống lại ORT. SPAT được phát triển bằng cách sử dụng một chủng của ORT phân lập từ Minnesota và báo cáo là có độ nhạy đặc biệt cao. Tuy nhiên, trong một nghiên cứu khác, SPAT chỉ phát hiện được 65% gia cầm bị nhiễm bệnh trong hai tuần đầu gây nhiễm và giảm đáng kể ở các thời gian tiếp theo. Điều này cho thấy SPAT chỉ phát hiện được kháng thể IgM, loại chỉ có khả năng gây ngưng kết với

một kháng nguyên đặc hiệu. Hầu hết các SPAT chỉ phản ứng với một serotype nhất định, dù cho phản ứng chéo xảy ra.

ELISA đã được phát triển bằng sử dụng các serotype khác nhau và chiết tách kháng nguyên của ORT. Kháng nguyên cô đặc được sử dụng cho việc định type, có khả năng cho những kết quả chính xác nhất cho các serotype cụ thể. Ngược lại kháng thể SDS chiết tách và dịch tiết từ lớp màng protein của ORT sẽ cho kết quả nhiều phản ứng kháng chéo, cho phép phát hiện các kháng thể chống lại của nhiều serotype khác nhau trong cùng một lần xét nghiệm.

Điều tra thực địa sử dụng các kỹ thuật ELISA hoặc bộ kit ELISA thương mại (VDPro ® CSFV AB C-ELISA) rất hữu dụng khi theo dõi đàn gia cầm và chẩn đoán mắc ORT.

Erganis et al., 1994 phát triển phương pháp DIA (Dot Immunobinding Assay), một xét nghiệm dường như ít nhạy hơn so với các xét nghiệm ngưng kết khác.

Popp và Hafez đã nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng Amoxicillin trong điều trị tới động học kháng thể sau khi gây bệnh thực nghiệm. Họ nhận thấy rằng việc điều trị tức thì không ảnh hưởng đến đáp ứng miễn dịch, trong khi điều trị sau 7 ngày gây nhiễm sẽ cho một đáp ứng kháng thể thấp hơn ( Nguyễn Thị Lan và cs., 2014; Hinz et al., 1994).

2.5.5. Chẩn đoán phân biệt

Các tổn thương do ORT trên hệ thống hô hấp khá giống với các nguyên nhân gây bệnh đường hô hấp khác như E.coli, Pasteurella mutocida, Ranatipestifer, Haemophilus paragallinarum và Chlamydophyla psittaci.

Bệnh Cúm gia cầm

Gà có tỷ lệ mắc cao và chết rất cao. Gà sốt cao, uống nhiều nước, sung phù thũng hoại tử ở mào tích. Mào tím thâm, xoăn mào hoặc tụt mào. Viêm sưng phù thũng đầu mặt.

Gà khó thở, há mồm để thở có biểu hiện hen khẹc, hắt hơi và sổ mũi. Biểu hiện ở đường tiêu hóa: tiêu chảy phân xanh vàng, phân xanh, phân lẫn máu và có mùi hôi thối.

Gà đẻ có biểu hiện giảm sản lượng trứng hoặc tắt đẻ hoàn toàn.

kinh, ngẹo đầu, ngẹo cổ và đi lại mất thăng bằng.

Bệnh CRD

Lúc đầu lác đác có một số con chảy nước mũi, nước mắt liên tục kèm theo hay lắc đầu, vảy mỏ, gà há mồm ra thở khò khè.

Gà có biểu hiện ngạt thở từng cơn, trong cơn ngạt gà tím tái, há mồm thở kèm theo tiếng rít mạnh, gà rướn cao cổ hít khí, cuối cơn rít là tiếng đờm và bọt khí trong cổ họng.

Gà chậm lớn, kém ăn, hay vảy mỏ, kèm theo viêm mí mắt, thối mắt, nhiều gà bị mù mắt, đầu sung một bên hoặc hai bên hoặc sưng cả đầu.

Bệnh Newcastle

Ở gà nhỏ, lúc đầu gà ho hen, há mồm thở ở một số con, sau bốn ngày gà lan nhanh ra toàn đàn. Gà tụm đống lại dưới bóng đèn sưởi hoặc tại góc chuồng.

Gà khó thở, nên nhiều con dướn cổ thật dài hoặc thật cao để hít khí kèm theo tiếng rít mạnh, cuối cơn rít thở gà phát tác tiếng “tooc” đanh và gọn. Đây là triệu chứng điển hình của bệnh Newcastle.

Gà ỉa chảy, lúc đầu loãng trắng sau đó chuyển sang xanh trắng hoặc xanh. Gà kém ăn, ủ rũ, sút gầy rất nhanh, chân, mỏ kém bóng láng, thậm chí khô đét, lông xù.

Một số gà bại chân, bại cánh nên loạng choạng, mất thăng bằng khi khua đuôi. Diều chứa đầy hơi, dốc ngược cháy ra nước mùi chua và thối.

Bệnh IB (Viêm phế quản truyền nhiễm)

Đối với gà con trên một tháng tuổi bệnh xảy ra rất nhanh trong toàn đàn với các triệu chứng: sốt, ủ rũ, xù lông, kém ăn, khó thở, thở bằng miệng và luôn kèm theo tiếng khò khè, chảy nước mũi, nước mắt. Nhiều trường hợp sau một đến hai tuần gà khỏi bệnh nhưng cũng chết đến 40%.

Đối với gà đẻ nhiều khi không có triệu chứng lâm sàng ngoài giảm tỷ lệ đẻ, giảm đột ngột đến 70% và kéo dài hàng tháng, chất lượng trứng và vỏ trứng kém.

Bệnh ILT (Viêm thanh quản truyền nhiễm)

Bệnh chủ yếu biểu hiện ở đường hô hấp trên như: ho hen, hắt hơi, khó thở, đau mí mắt, tiếng thở có tiếng đờm.

chết là do dịch viêm bịt kín thanh quản khiến gà chết ngạt. Tỷ lệ đẻ giảm xuống từ 10% đến 40% kéo dài.

2.6. BIỆN PHÁP PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH 2.6.1. Phòng bệnh 2.6.1. Phòng bệnh

Việc phòng bệnh phải áp dụng các giải pháp tổng hợp mới cho kết quả tối bao gồm các bước:

Công tác vệ sinh thú y trong chăn nuôi phải được đảm bảo: chuồng gà ấm về mùa đông, nền chuồng luôn khô ráo, tránh gió lùa. Dọn vệ sinh thường xuyên khu vực chăn nuôi, máng ăn, máng uống, đảm bảo sạch sẽ, sát trùng chuồng trại thường xuyên, định kì bằng các thuốc sát trùng: Iodine, Benkocid, Omecide… hạn chế khí độc chuồng nuôi H2S, NH3, CO2, SO2… Hạn chế tối đa các yếu tố stress có hại: chăm sóc nuôi dưỡng gà tốt, không được để gà quá đói hoặc quá khát, đảm bảo ổn định chất lượng nguồn thức ăn, nước uống, mật độ nuôi phù hợp theo lứa tuổi, giống gà.

Thực hiện chăn nuôi cùng vào cùng ra, nhập gà từ cơ sở giống có uy tin, đảm bảo.

Tăng cường sức đề kháng cho gà bằng các thuốc bổ như: B.conlex, điện giải, giải độc gan, điện giải, thảo dược, Redmin…

Khống chế ảnh hưởng của thời tiết như: chắn gió lùa, che mưa, giảm độ nóng vào mùa hè bằng việc xây chuồng 2 mái, có hệ thống phun nước chống nóng lên mái.

Dùng một trong các thuốc sau để phòng: Timicocin, Spiramycin, Lincomycin, Doxycyline…

2.6.2. Điều trị

Phương pháp điều trị gia cầm mắc bệnh do ORT bằng kháng sinh là một điều rất khó bởi rất nhiều chủng của ORT có khả năng làm giảm độ nhạy hoặc có tính kháng cao với nhiều loại kháng sinh như amoxicillin, ampiciline, doxycycline, enrofloxacin, flumequine, gentamycin, lincomycin, tetracycline và tylosin (Võ Thị Trà An và cs., 2014; Alongkorn Amonsin et al., 1997; Charlton, B. R et al., 1993).

Tính nhạy cảm với kháng sinh có thể phụ thuộc vào chế độ sử dụng kháng sinh ở ngành chăn nuôi gia cầm ở các quốc gia, khu vực khác nhau. Ví dụ: ở một

số quốc gia, trứng thường được nhúng vào một loại kháng sinh như enrofloxacin thì gần như tất cả các chủng sẽ có thể kháng với kháng sinh đó.

Năm 2006, Hafez báo cáo rằng cho uống amoxicillin pha với liều 250ppm cho 3 – 7 ngày cho kết quả khá tốt ở nhiều trường hợp và việc sử dụng chlortetracycline với liều 500ppm pha nước uống 4 – 5 ngày cũng cho hiệu quả. Một vài trường hợp, tiêm tetracycline và penicillin cũng cho hiệu quả cao.

Ngoài ra, theo một số nghiên cứu ở các nước như Đức, Mỹ thì các chủng phân lập ở mỗi nước sẽ có độ mẫn cảm khác nhau với một số loại kháng sinh như ampicillin, erythromycin, tylosin, neomycin,…(Charlton, B. R et al., 1993). Khi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân lập và khảo sát một số đặc tính sinh học của vi khuẩn ornithobacterium rhinotracheale gây bệnh hô hấp trên đàn gà ở một số tỉnh phía bắc (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)