Biện pháp phòng và trị bệnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân lập và khảo sát một số đặc tính sinh học của vi khuẩn ornithobacterium rhinotracheale gây bệnh hô hấp trên đàn gà ở một số tỉnh phía bắc (Trang 31 - 33)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.6. Biện pháp phòng và trị bệnh

2.6.1. Phòng bệnh

Việc phòng bệnh phải áp dụng các giải pháp tổng hợp mới cho kết quả tối bao gồm các bước:

Công tác vệ sinh thú y trong chăn nuôi phải được đảm bảo: chuồng gà ấm về mùa đơng, nền chuồng ln khơ ráo, tránh gió lùa. Dọn vệ sinh thường xuyên khu vực chăn nuôi, máng ăn, máng uống, đảm bảo sạch sẽ, sát trùng chuồng trại thường xuyên, định kì bằng các thuốc sát trùng: Iodine, Benkocid, Omecide… hạn chế khí độc chuồng ni H2S, NH3, CO2, SO2… Hạn chế tối đa các yếu tố stress có hại: chăm sóc ni dưỡng gà tốt, khơng được để gà quá đói hoặc quá khát, đảm bảo ổn định chất lượng nguồn thức ăn, nước uống, mật độ nuôi phù hợp theo lứa tuổi, giống gà.

Thực hiện chăn nuôi cùng vào cùng ra, nhập gà từ cơ sở giống có uy tin, đảm bảo.

Tăng cường sức đề kháng cho gà bằng các thuốc bổ như: B.conlex, điện giải, giải độc gan, điện giải, thảo dược, Redmin…

Khống chế ảnh hưởng của thời tiết như: chắn gió lùa, che mưa, giảm độ nóng vào mùa hè bằng việc xây chuồng 2 mái, có hệ thống phun nước chống nóng lên mái.

Dùng một trong các thuốc sau để phòng: Timicocin, Spiramycin, Lincomycin, Doxycyline…

2.6.2. Điều trị

Phương pháp điều trị gia cầm mắc bệnh do ORT bằng kháng sinh là một điều rất khó bởi rất nhiều chủng của ORT có khả năng làm giảm độ nhạy hoặc có tính kháng cao với nhiều loại kháng sinh như amoxicillin, ampiciline, doxycycline, enrofloxacin, flumequine, gentamycin, lincomycin, tetracycline và tylosin (Võ Thị Trà An và cs., 2014; Alongkorn Amonsin et al., 1997; Charlton, B. R et al., 1993).

Tính nhạy cảm với kháng sinh có thể phụ thuộc vào chế độ sử dụng kháng sinh ở ngành chăn nuôi gia cầm ở các quốc gia, khu vực khác nhau. Ví dụ: ở một

số quốc gia, trứng thường được nhúng vào một loại kháng sinh như enrofloxacin thì gần như tất cả các chủng sẽ có thể kháng với kháng sinh đó.

Năm 2006, Hafez báo cáo rằng cho uống amoxicillin pha với liều 250ppm cho 3 – 7 ngày cho kết quả khá tốt ở nhiều trường hợp và việc sử dụng chlortetracycline với liều 500ppm pha nước uống 4 – 5 ngày cũng cho hiệu quả. Một vài trường hợp, tiêm tetracycline và penicillin cũng cho hiệu quả cao.

Ngoài ra, theo một số nghiên cứu ở các nước như Đức, Mỹ thì các chủng phân lập ở mỗi nước sẽ có độ mẫn cảm khác nhau với một số loại kháng sinh như ampicillin, erythromycin, tylosin, neomycin,…(Charlton, B. R et al., 1993). Khi gây bệnh nhẹ, ở giai đoạn đầu chỉ cần cho tổng đàn uống kháng sinh Amoxycilin hoặc Ampicillin với liều 25mg/ kg thể trọng liên tục trong 3 – 5 ngày. Nếu bệnh tiến triển nhanh và nặng thì ngồi việc cho uống kháng sinh với liều lượng và liệu trình như trên cần phải tiêm them Gentamycine với liều 8mg/ kg thể trọng.

Trong điều trị bệnh ORT, việc chăm sóc tốt và bổ sung các vitamin và khoáng chất rất quan trọng. Việc giữ cho tiểu khí hậu chuồng ni, mơi trường xung quanh được thơng thống, sạch sẽ là rất cần thiết, giúp công tác điều trị bệnh đạt hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân lập và khảo sát một số đặc tính sinh học của vi khuẩn ornithobacterium rhinotracheale gây bệnh hô hấp trên đàn gà ở một số tỉnh phía bắc (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)