Kết quả xác định tính mẫn cảm của vi khuẩn với một số loại kháng sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân lập và khảo sát một số đặc tính sinh học của vi khuẩn ornithobacterium rhinotracheale gây bệnh hô hấp trên đàn gà ở một số tỉnh phía bắc (Trang 69 - 73)

SỐ LOẠI KHÁNG SINH

Để xác định tính mẫn cảm của vi khuẩn ORT với một số loại kháng sinh, từ đó làm cơ sở cho việc đưa ra phác đồ điều trị có hiệu quả là việc làm cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Vì vậy, sau khi phân lập và giám định được các chủng vi khuẩn ORT đang lưu hành chúng tôi tiến hành tăng sinh khuẩn lạc trên môi trường BHB, ủ 37ºC, 5% CO2 trong thời gian 24 - 48 giờ.

Pha loãng canh khuẩn đến nồng độ thích hợp (so với độ đục chuẩn). Tiến hành hút 100µl canh khuẩn trên cấy láng đều trên môi trường Mueller Hinton đã

chuẩn bị sẵn. Đặt 7 loại kháng sinh đã lựa chọn vào 7 vị trí khác nhau trên đĩa (đã được đánh dấu trước); ủ 37ºC, 5% CO2 trong thời gian 24 - 48 giờ rồi tiến hành đọc kết quả. Kết quả kiểm tra mức độ mẫn cảm với 7 loại kháng sinh của vi khuẩn ORT phân lập được trình bày ở Bảng 4.12 và hình 4.25.

Bảng 4.12. Bảng tổng hợp kết quả thử tính mẫn cảm của ORT với một số loại kháng sinh

STT Tên kháng sinh Kết quả Số mẫu kiểm tra Số mẫu mẫn cảm Tỷ lệ (%) Số mẫu kháng Tỷ lệ (%) 1 Amoxcicilin/ Clavulanic acid 15 15 100,00 0 0,00 2 Ampicillin 15 11 73,33 4 26,67 3 Tetracycllin 15 15 100,00 0 0,00 4 Erythromycin 15 9 60,00 6 40,00 5 Cephalexin 15 0 0,00 0 100,00 6 Lincomycin 15 0 0,00 0 100,00 7 Doxycilin 15 0 0,00 0 100,00

Hình 4.25. Tỷ lệ mẫn cảm và tỷ lệ kháng của vi khuẩn ORT với một số loại kháng sinh

Kết quả bảng 4.12 và hình 4.25 cho thấy: trong tổng số 15 mẫu ORT phân lập được kiểm tra, mức độ mẫn cảm nhất với 2 loại kháng sinh Amoxicillin/

lavulanic acid và Tetracycline chiếm tỷ lệ 100% (15/15 mẫu); kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu trước đây (Võ Thị Trà An và cs, 2014). Tiếp đến là các loại kháng sinh Ampicillin chiếm tỷ lệ 73,33% (11/15 mẫu). Erythromycine là kháng sinh chuyên điều trị bệnh trên đường hô hấp; nhưng cho đến thời điểm kiểm tra, tỷ lệ kháng thuốc đã giảm xuống còn khoảng 60% (9/15 mẫu). Riêng 3 loại kháng sinh Cephalexin, Lincomycine và Doxycycline có tỷ lệ mẫn cảm thấp nhất (0%). Hiện tượng này có thể được giải thích như sau: do các loại kháng sinh trên đã được sử dụng thường xuyên trong một thời gian dài tại các trại nói chung và hộ gia đình nói riêng để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn nói chung gây ra. Vì vậy, đã gây ra hiện tượng kháng thuốc của chủng vi khuẩn được kiểm tra hoặc chủng vi khuẩn được kiểm tra đã thu nạp được các plasmid kháng thuốc do hiện tượng truyền ngang giữa các loài vi khuẩn khác nhau gây nên.

Với kết quả thu được trong phòng thí nghiệm của nghiên cứu này có thể đưa ra khuyến cáo cho cán bộ thú y cơ sở: Amoxicillne và Tetracycline là hai loại kháng sinh đặc hiệu có thể dùng trong quá trình điều trị với vi khuẩn ORT (ngoài ra có thể sử dụng kháng sinh Erythromycine để điều trị trong trường hợp gà bị nhiễm vi khuẩn ORT). Tuy nhiên, cần có chiến lược và biện pháp cụ thể để hướng dẫn người chăn nuôi và các chủ trang trại sử dụng kháng sinh có ý thức và thận trọng, tránh hiện tượng vi khuẩn kháng đồng thời với nhiều loại kháng sinh khác nhau. Có như vậy, việc sử dụng kháng sinh trong điều trị bệnh mới đem lại hiệu quả cao như mong đợi.

Hình 4.26. Kết quả kiểm tra tính mẫn cảm của vi khuẩn ORT đối với các loại kháng sinh trên thạch

1) Kháng sinh Lincomycine; 2) Amoxicilln/Clavulanic acid; 3) Ampicillin; 4) Tetracycllin; 5)Cephalexin; 6) Doxycycline và 7) Erythromycin

Kết quả hình 4.26 cho thấy: 2 loại kháng sinh Amoxicilln/Clavulanic acid và Tetracycllin có vòng tròng vô khuẩn lớn nhất (khả năng mẫn cảm của vi khuẩn ORT với loại kháng sinh này là lớn nhất). Tiếp theo là kháng sinh Ampicillin vòng tròn vô khuẩn lớn; nhưng bên trong vòng tròn không được trong/thuần (không phát hiện thấy khuẩn lạc mọc bên trong vòng tròn vô khuẩn). Cuối cùng là kháng sinh Erythromycin; có vòng tròn vô khuẩn nhỏ nhất nhưng bên trong vòng tròn vô khuẩn không phát hiện thấy khuẩn lạc mọc (kích thước vòng vô khuẩn vẫn đạt ngưỡng mẫn cảm nhưng mẫn cảm yếu). Ba loại kháng sinh còn lại: Cephalexin, Lincomycine và Doxycycline đã bị vi khuẩn ORT kháng lại (khuẩn lạc vẫn phát triển bình thường xung quanh tấm kháng sinh).

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân lập và khảo sát một số đặc tính sinh học của vi khuẩn ornithobacterium rhinotracheale gây bệnh hô hấp trên đàn gà ở một số tỉnh phía bắc (Trang 69 - 73)