Tình hình nợ xấu giai đoạn 2016-2020

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng của việc cho vay ưu đãi tại quỹ bảo vệ môi trường việt nam (Trang 69 - 71)

ĐVT: Triệu đồng

TT Chỉ tiêu Đơn vị Năm

2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 1 Nợ xấu (Nhóm 3, 4, 5) Tr.đ 37.582 32.940 19.765 26.081 25.273 2 Tổng dư nợ Tr.đ 515.557 603.464 766.798 891.887 1.016.604 3 Tỷ lệ nợ xấu (%) % 7,29% 5,46% 2,58% 2,92% 2,49% 4 Số tiền trích lập dự phịng rủi ro tín dụng Tr.đ 9.177 10.913 6.907 5.265 9.326

(Nguồn: Báo cáo phân loại nợ năm 2016 - 2020)

Hình 2.9. Biểu đồ tỷ lệ nợ xấu giai đoạn 2016-2020

(Nguồn: Báo cáo phân loại nợ năm 2016 - 2020)

Tỷ lệ nợ xấu là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng hoạt động cho vay ưu đãi của Quỹ, nó phản ánh những rủi ro tín dụng mà Quỹ phải đối mặt. 7.29% 5.46% 2.58% 2.92% 2.49% 0.00% 1.00% 2.00% 3.00% 4.00% 5.00% 6.00% 7.00% 8.00%

Qua số liệu của Bảng 2.8 và Hình 2.9, có thể thấy tỷ lệ nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020 của Quỹ đã được cải thiện đáng kể: Tỷ lệ nợ xấu năm 2016 là 7,29%, năm 2017 giảm xuống còn 5,46% và năm 2018 tiếp tục giảm mạnh xuống còn 2,58% do trong Quỹ đã thu hồi được nợ xấu của một số đơn vị nhóm 4 và nhóm 5. Tỷ lệ nợ xấu tăng mạnh vào năm 2019 tăng nhẹ lên 2,92% chủ yếu vẫn là những đơn vị có lịch sử chậm nợ từ trước, một số đơn vị đã được Quỹ cơ cấu nợ và tiếp tục chậm nợ. Tỷ lệ nợ xấu năm 2020 đã được kiểm soát tốt hơn và giảm xuống 2,49% (mức thấp nhất kể từ năm 2016). Theo thông lệ quốc tế, tỷ lệ nợ xấu của Quỹ hiện đang được đánh giá là mức tốt (Theo Ngân hàng Thế giới, tỷ lệ nợ xấu ở mức dưới 5% là có thể chấp nhận được, tốt ở mức 1 - 3%). Việc duy trì tỷ lệ nợ xấu thấp sẽ giảm thiểu rủi ro tín dụng, từ đó nâng cao chất lượng cho vay của Quỹ.

Đánh giá nguy cơ và tình trạng nợ xấu gia tăng trong thời gian qua, Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam nhận định trong điều kiện kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế trong nước vẫn đang chịu ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh Covid-19, nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất và gặp khó khăn về tài chính dẫn đến phát sinh nợ xấu tại Quỹ. Ngoài nguyên nhân khách quan từ nền kinh tế cũng cần kể đến các nguyên nhân khác ảnh hưởng gián tiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như các chính sách mới ban hành của Nhà nước, thị trường bất động sản, vật liệu xây dựng đóng băng,…Vì vậy, xét trên khía cạnh các nguyên nhân khách quan ảnh hưởng đến doanh nghiệp, Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam chủ trương tạo điều kiện hỗ trợ tốt nhất cho doanh nghiệp. Theo đó, Quỹ đã thực hiện rà soát, đánh giá các khoản nợ xấu đủ điều kiện để xem xét tiến hành cơ cấu nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ và miễn giảm lãi quá hạn cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, đối với những doanh nghiệp có lịch sử chậm nợ kéo dài, số tiền nợ quá hạn lớn và thiếu thiện chí trong việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ, Quỹ đã chủ động phối hợp cùng các bên liên quan kiên quyết thực hiện xử lý nợ một cách triệt để nhằm giảm tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu, góp phần nâng cao chất lượng cho vay và giảm thiểu rủi ro tín dụng cho Quỹ.

2.2.2. Các tiêu chí định tính

2.2.2.1. Chính sách cho vay:

Qua thực tế quá trình cho vay ưu đãi gần 400 dự án tại Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam kể từ năm 2004 đến nay, tác giả nhận thấy hoạt động cho vay ưu đãi còn chưa đạt chất lượng cao do một số chính sách cho vay của Quỹ chưa linh hoạt và chưa thực sự mang tính hỗ trợ nhiều cho các doanh nghiệp.

Thứ nhất, về biện pháp bảo đảm tiền vay: Thực tế hiện nay, bảo lãnh ngân

hàng là biện pháp đảm bảo tiền vay chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng số dư nợ tín dụng của Quỹ (chiếm trên 97% tổng dư nợ), hình thức thế chấp bằng tài sản chiếm tỷ trọng nhỏ (chiếm dưới 3% tổng dư nợ).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng của việc cho vay ưu đãi tại quỹ bảo vệ môi trường việt nam (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)