Nguồn vốn hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng của việc cho vay ưu đãi tại quỹ bảo vệ môi trường việt nam (Trang 54 - 57)

2.1. TỔNG QUAN VỀ QUỸ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM

2.1.3. Nguồn vốn hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam

Theo điều 7 Quyết định số 78/2014/QĐ-TTg ngày 26/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam thì nguồn vốn hoạt động của Quỹ Bảo vệ mơi trường Việt Nam gồm:

Vốn điều lệ do ngân sách Nhà nước cấp: từ 500 (năm trăm) tỷ lên 1.000

(một nghìn) tỷ đồng trong 3 năm (2016-2020); tuy nhiên đến cuối năm 2020, mới được cấp 807 (tám trăm linh bảy) tỷ đồng.

Vốn bổ sung hằng năm từ các nguồn:

- Ngân sách nhà nước chi sự nghiệp mơi trường cấp bù kinh phí tài trợ cho các dự án, nhiệm vụ bảo vệ môi trường đã thực hiện hàng năm và bổ sung vốn hoạt động cho Quỹ;

- Các khoản bồi thường thiệt hại về môi trường và đa dạng sinh học thu vào ngân sách nhà nước;

- Lệ phí bán, chuyển các chứng chỉ giảm phát thải khí nhà kính được chứng nhận (CERs) thu được từ các dự án CDM thực hiện tại Việt Nam;

- Các khoản tài trợ, hỗ trợ, đóng góp tự nguyện, ủy thác đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước dành cho lĩnh vực bảo vệ mơi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu;

- Các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

2.1.4. Kết quả hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020

Kể từ khi thành lập vào năm 2002 đến nay, Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam đã trải qua 19 năm hoạt động với tư cách là tổ chức tài chính Nhà nước thực hiện chức năng hỗ trợ tài chính cho các dự án đầu tư bảo vệ môi trường trên phạm vi toàn quốc. Quỹ Bảo vệ mơi trường Việt Nam đã hồn thành khá tốt các nhiệm vụ của mình góp phần thực hiện mục tiêu bảo vệ mơi trường quốc gia. Trong những năm qua, Quỹ đã luôn nỗ lực trong mọi hoạt động liên quan đến công tác bảo vệ mơi trường, khơng ngừng hồn thiện cơ cấu tổ chức, đổi mới toàn diện trên mọi phương diện hoạt động và đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch do Bộ Tài nguyên và Môi trường giao hàng năm.

Bảng 2.2. Một số chỉ tiêu hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam

ĐVT: Triệu đồng

TT Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

1 Tổng tài sản 1.705.085 1.670.477 1.715.841 1.765.127 1.787.652

2 Nguồn vốn 1.096.716 1.256.507 1.283.745 1.303.843 1.314.387

3 Thu từ hoạt động

nghiệp vụ 70.772 101.612 77.960 73.373 67.986

4 Lợi nhuận trước thuế 28.372 84.145 37.935 30.985 20.058

- Tổng tài sản: Tổng tài sản của Quỹ có xu hướng tăng qua các năm. Tổng tài sản tăng cho thấy quy mô hoạt động của Quỹ ngày càng được mở rộng.

- Nguồn vốn: Nguồn vốn của Quỹ chủ yếu bao gồm vốn điều lệ do Ngân sách Nhà nước cấp, vốn từ quỹ đầu tư phát triển và nguồn chênh lệch thu chi tài chính hàng năm. Thực tế cho thấy, nguồn vốn của Quỹ còn hạn chế so với nhu cầu hỗ trợ tài chính của các dự án bảo vệ môi trường, nguồn bổ sung vốn hoạt động của Quỹ khơng ổn định. Tính đến hết năm 2020, vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng đã được Ngân sách Nhà nước cấp trên 80%, số còn lại (khoảng 193 tỷ đồng) Quỹ đang đề nghị Bộ Tài chính cấp bổ sung hoặc phê duyệt bổ sung từ nguồn chênh lệch thu chi tài chính hàng năm.

- Hoạt động nghiệp vụ:

Bảng 2.3. Kết quả một số chỉ tiêu hoạt động nghiệp vụ giai đoạn 2016 - 2020

ĐVT: Triệu đồng TT Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 1 Cho vay (Hợp đồng tín dụng) 240.710 444.529 379.989 409.074 429.800 2 Tài trợ 26.530 11.779 25.137 4.990 11.714

3 Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư 521 350 141 200 321

4 Hỗ trợ giá điện gió 41.000 33.500 0 0 0

5 Trợ giá sản phẩm dự án

CDM 500 0 0 0 0

Tổng 309.261 490.158 405.267 414.264 441.835

(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác Quỹ từ năm 2016 đến năm 2020)

Từ Bảng 2.3 có thể thấy kết quả hoạt động nghiệp vụ của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam biến động qua 3 giai đoạn:

Trong các năm 2016 và 2017, chỉ tiêu hoạt động nghiệp vụ của Quỹ tăng mạnh, từ 309.261 triệu đồng năm 2016 tăng lên 490.158 triệu đồng năm 2017 (tương đương mức tăng 58,49%). Kết quả hoạt động nghiệp vụ trong giai đoạn này tăng

trưởng mạnh chủ yếu do chính sách mở rộng loại hình dự án vay vốn và đảm bảo duy trì lãi suất thấp trong bối cảnh mặt bằng chung lãi suất tín dụng tăng cao nhằm thu hút nhà đầu tư, cũng như hoạt động hỗ trợ giá điện gió cho cơng trình Phong điện 1 - Bình Thuận được thực hiện hiệu quả.

Đến năm 2018, chỉ tiêu hoạt động giảm 17,31% so với năm 2017 xuống 405.267 triệu đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do điều chỉnh chính sách cho vay đối với một số loại hình dự án vay vốn và tạm dừng hoạt động hỗ trợ giá điện gió do khó khăn về cơ chế thực thiện.

Tuy nhiên, giai đoạn từ năm 2019 đến năm 2020, kết quả hoạt động nghiệp vụ của Quỹ đã được cải thiện và có xu hướng tăng trưởng trở lại.

Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam thực hiện nhiều hoạt động nghiệp vụ nhằm mục tiêu hỗ trợ tài chính cho lĩnh vực đầu tư bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, cho đến nay hoạt động nghiệp vụ chính của Quỹ vẫn là nghiệp vụ cho vay ưu đãi, các nghiệp vụ khác cịn khó thực hiện do những hạn chế về nguồn vốn, điều kiện xem xét hỗ trợ (hoạt động tài trợ, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư), cơ chế thực hiện (Trợ giá sản phẩm CDM, hỗ trợ giá điện gió nối lưới). Đây là những khó khăn lâu dài đối với việc mở rộng và phát triển hoạt động của Quỹ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng của việc cho vay ưu đãi tại quỹ bảo vệ môi trường việt nam (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)