2.1. TỔNG QUAN VỀ QUỸ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM
2.1.2. Quy trình cho vay ưu đãi tại Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam
2.1.2.1. Những căn cứ pháp lý về hoạt động cho vay ưu đãi
Ngoài các quy định chung của Ngân hàng Nhà nước trong hoạt động cho vay của các tổ chức tài chính thì hoạt động cho vay của Quỹ BVMT Việt Nam còn được dựa trên các các căn cứ pháp lý mang tính đặc thù như sau:
- Quyết định số 82/2002/QĐ-TTg ngày 26/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam.
- Quyết định số 78/2014/QĐ-TTg ngày 26/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam.
- Quyết định số 2168/QĐ-BTNMT ngày 05/7/2018 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ BVMTVN thay thế Quyết định 899/QĐ-BTNMT.
- Thông tư số 132/2015/TT-BTC ngày 28/8/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với Quỹ BVMTVN.
- Thông tư số 03/2017/TT-BTNMT ngày 21/3/2017 của Bộ Tài nguyên môi trường hướng dẫn việc cho vay ưu đãi, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam.
- Quyết định số 24/QĐ-HĐQL ngày 12/01/2004 của Hội đồng quản lý Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam về việc ban hành quy chế cho vay với lãi suất ưu đãi, hỗ trợ lãi suất vay, tài trợ và đồng tài trợ của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam.
- Các văn bản nội bộ của Quỹ BVMTVN liên quan đến hoạt động n dụng như: (i) Sổ tay tín dụng; (ii) Các văn bản về mức lãi suất cho vay ưu đãi và ban hành Lĩnh vực ưu tiên, tiêu chí lựa chọn cho vay ưu đãi bảo vệ mơi trường của Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam do Hội đồng quản lý Quỹ ban hành hàng năm.
2.1.2.2. Điều kiện cho vay ưu đãi
Hoạt động cho vay của Quỹ Bảo vệ mơi trường Việt Nam có nhiều điểm khác biệt so với các Ngân hàng thương mại đó là ưu đãi về lãi suất; đối tượng cho vay là các Chủ đầu tư có dự án đầu tư bảo vệ môi trường thuộc lĩnh vực ưu tiên, đảm bảo các tiêu chí lựa chọn theo quy định; thời hạn cho vay là trung và dài hạn. Cụ thể về cơ chế cho vay lãi suất ưu đãi tại Quỹ như sau:
Đối tượng cho vay: Đối tượng cho vay của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam
là tổ chức, cá nhân có các dự án đầu tư thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường; dự án đầu tư thực hiện việc phòng, chống, khắc phục ơ nhiễm, suy thối
và sự cố mơi trường mang tính quốc gia, liên ngành, liên vùng hoặc giải quyết các vấn đề mơi trường cục bộ nhưng có phạm vi ảnh hưởng lớn.
Nguyên tắc: Khách hàng vay vốn có các dự án đầu tư bảo vệ môi trường
được Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam cho vay phải đảm bảo nguyên tắc:
- Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã ghi trong hợp đồng tín dụng, dự án vay vốn phù hợp với các lĩnh vực được công bố theo từng giai đoạn;
- Hoàn trả nợ gốc và lãi vay đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
Điều kiện cho vay: Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam xem xét và quyết định
cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau đây:
- Thuộc đối tượng cho vay của Quỹ.
- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.
- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
- Có khả năng tài chính và khả năng trả nợ trong thời hạn cam kết.
- Có dự án đầu tư vào lĩnh vực bảo vệ môi trường tại Việt Nam khả thi, hiệu quả và phù hợp với quy định của pháp luật.
- Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các quy định đối với một số dự án đặc thù theo hướng dẫn của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam.
Mức vốn vay: Quỹ căn cứ vào nhu cầu vay vốn và khả năng hoàn trả nợ của
khách hàng, khả năng nguồn vốn của mình để quyết định mức vay và tuân thủ các điều kiện sau:
- Mức cho vay một dự án tối đa không quá 70% so với tổng mức đầu tư dự án. - HĐQL Quỹ quyết định mức vốn vay đối với từng nhóm đối tượng vay và thẩm quyền quyết định cho vay của Giám đốc Quỹ trong từng thời kỳ.
- Hiện tại, Giám đốc Quỹ có thẩm quyền quyết định mức cho vay ưu đãi đến 22 tỷ đồng, Chủ tịch HĐQL Quỹ có thẩm quyền quyết định mức cho vay ưu đãi đến 36 tỷ đồng.
- Chu kỳ sản xuất kinh doanh;
- Thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư; - Khả năng trả nợ của khách hàng;
- Thời hạn được phép kinh doanh, hoạt động của khách hàng (đối với các trường hợp hoạt động có thời hạn);
- Quy định của HĐQL về thời hạn cho vay tối đa cho từng giai đoạn và không vượt quá thời gian hoạt động của doanh nghiệp.
Lãi suất vay: Lãi suất cho vay ưu đãi của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam
được thực hiện theo Quyết định của HĐQL trên cơ sở quy định chức năng, nhiệm vụ và chế độ tài chính của Quỹ, đảm bảo yêu cầu cho vay ưu đãi đối với lĩnh vực bảo vệ môi trường, cân bằng thu - chi và sự phát triển bền vững của Quỹ.
Lãi suất cho vay ưu đãi do Quỹ BVMTVN quy định nhưng không vượt quá 50% mức lãi suất tín dụng đầu tư của Nhà nước do cơ quan có thẩm quyền cơng bố tại thời điểm cho vay.
Bảo đảm tiền vay:
- Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam cho vay trên cơ sở có tài sản bảo đảm bằng các hình thức thế chấp hoặc bảo lãnh của bên thứ ba. Trình tự, thủ tục bảo đảm tiền vay, xử lý tài sản bảo đảm thực hiện theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm và các quy định pháp luật có liên quan.
- Trong trường hợp việc cho vay khơng có tài sản bảo đảm đối với từng dự án đầu tư sẽ do Giám đốc Quỹ xem xét, quyết định sau khi đã tham khảo ý kiến của các thành viên Ban điều hành Quỹ.
Hiệu quả môi trường của các dự án:
Nguyên tắc chung: Các dự án phải thuộc phạm vi các chương trình, dự án, các hoạt động bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, phòng, chống, khắc phục ô nhiễm, suy thối và sự cố mơi trường mang tính quốc gia, liên ngành, liên vùng hoặc giải quyết các vấn đề môi trường cục bộ nhưng phạm vi ảnh hưởng lớn. Các dự án phải đảm bảo về hiệu quả xã hội, nhất là phương diện bảo vệ mơi trường và hiệu quả kinh tế.
Các tiêu chí đánh giá hiệu quả mơi trường của dự án: Các phương án, dự án tiếp cận vốn của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam sẽ được xem xét, đánh giá các khía cạnh liên quan đến bảo vệ mơi trường ở Việt Nam phù hợp với quy định của Nhà nước và nằm trong lĩnh vực ưu tiên cho vay của Quỹ.
- Lĩnh vực ưu tiên cho vay ưu đãi: Lĩnh vực ưu tiên cho vay ưu đãi của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam được HĐQL Quỹ phê duyệt cho từng thời kỳ trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Quỹ. Hiện tại, Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam cho vay các dự án đầu tư bảo vệ môi trường thuộc các lĩnh vực ưu tiên sau:
Lĩnh vực 1: Xử lý nước thải tập trung Khu/Cụm công nghiệp; Nước thải sinh hoạt tập trung có cơng suất thiết kế từ 2.500m3 nước thải trở lên trong một ngày đêm đối với khu vực đô thị từ loại IV trở lên.
Lĩnh vực 2: Xử lý chất thải nguy hại, chất thải công nghiệp tập trung.
Lĩnh vực 3: Xử lý chất thải các nhà máy, bệnh viện và làng nghề (nước thải, khí thải, khói bụi,...).
Lĩnh vực 4: Xử lý rác thải sinh hoạt.
Lĩnh vực 5: Sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường; sản phẩm từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải.
Lĩnh vực 6: Triển khai công nghệ thân thiện môi trường, sản xuất sạch hơn, tiết kiệm năng lượng, sản xuất năng lượng tái tạo.
Lĩnh vực 7: Mua sắm thiết bị, phương tiện chuyên dùng sử dụng trực tiếp trong việc thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải; quan trắc và phân tích mơi trường.
Lĩnh vực 8: Các lĩnh vực khác quy định trong Nghị định 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ (Theo Phụ lục III - Danh mục hoạt động bảo vệ môi trường được ưu đãi hỗ trợ).
- Tiêu chí xét duyệt dự án: Theo quy định của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam, các dự án vay ưu đãi đầu tư bảo vệ môi trường được xem xét dựa trên các tiêu chí sau:
Tiêu chí 1: Tính cấp thiết và hiệu quả bảo vệ mơi trường. Tiêu chí 2: Tính kinh tế và khả năng trả nợ.
Tiêu chí 3: Quy mơ và tính đặc thù. Tiêu chí 4: Tính nhân rộng, bền vững.
Tiêu chí 5: Ưu thế áp dụng công nghệ tiên tiến phù hợp, đặc biệt là cơng nghệ trong nước.
Tiêu chí 6: Phục vụ trực tiếp các chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường.
Bảng 2.1: Tổng hợp cho vay theo lĩnh vực ưu tiên giai đoạn 2016-2020
ĐVT: triệu đồng
Lĩnh vực
cho vay Lĩnh vực ưu tiên
Số DA Doanh số cho vay Tỷ trọng Lĩnh vực 1
Xử lý nước thải tập trung Khu/Cụm công nghiệp; nước thải sinh hoạt tập trung có công suất >2500m³/ngày đối với khu vực đô thị từ loại IV trở lên
21 431.800 22,68%
Lĩnh vực 2 Xử lý chất thải nguy hại, chất thải công nghiệp tập
trung 18 257.600 13,53%
Lĩnh vực 3 Xử lý chất thải nhà máy, bệnh viện và làng nghề 12 137.050 7,20%
Lĩnh vực 4 Xử lý rác thải sinh hoạt 19 330.949 17,38%
Lĩnh vực 5 Sản xuất sản phẩm thân thiện với môi trường; sản
phẩm từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải 15 223.000 11,71%
Lĩnh vực 6
Triển khai công nghệ thân thiện môi trường, sản xuất sạch hơn, tiết kiệm năng lượng, sản xuất năng lượng tái tạo
28 464.300 24,38%
Lĩnh vực 7
Mua sắm thiết bị, phương tiện chuyên dùng sử dụng trực tiếp trong việc thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải, quan trắc và PTMT
19 59.403 3,12%
Lĩnh vực 8 Các lĩnh vực khác theo quy định tại Nghị định
19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ 0 0 0,00%
Tổng số 132 1.904.102 100%
Hình 2.2: Biểu đồ cơ cấu vốn vay theo lĩnh vực ưu tiên giai đoạn 2016-2020
(Nguồn: Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam)
2.1.2.3. Quy trình cho vay
Hiện nay, Quỹ thực hiện nghiệp vụ cho vay theo quy trình được ban hành ban hành theo Quyết định số 97/QĐ-QBVMT ngày 17/07/2014 của Giám đốc Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam. Quy trình tiếp nhận HSVV và thẩm định cho vay dự
23% 14% 7% 17% 12% 24% 3% 0% Lĩnh vực 1 Lĩnh vực 2 Lĩnh vực 3 Lĩnh vực 4 Lĩnh vực 5 Lĩnh vực 6 Lĩnh vực 7 Lĩnh vực 8 Yêu cầu bổ sung hồ sơ Cán bộ tư vấn Trưởng phòng Bước 1: Tiếp cận khách hàng Bước 2: Tư vấn và tiếp nhận hồ sơ Bước 3: Phân công thẩm định
Tiếp cận và thu thập thông tin KH
Hướng dẫn lập HSVV
Tiếp nhận HSVV
Lập báo cáo tóm tắt (đánh
giá sơ bộ) Phê duyệt
án đầu tư bảo vệ mơi trường được thực hiện theo sơ đồ sau:
Hình 2.3: Quy trình tiếp cận và thu thập thơng tin khách hàng
(Nguồn: Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam)
Theo quy trình tiếp cận khách hàng, kênh thơng tin mà cán bộ tư vấn tiếp cận là thông qua hội nghị xúc tiến đầu tư thường được tổ chức 2 năm 1 lần hoặc nguồn khách hàng giới thiệu từ các đơn vị đã vay vốn tại Quỹ. Cán bộ tư vấn là do 1 cán bộ tín dụng phụ trách tiếp nhận và hướng dẫn lập hồ sơ. Quỹ chưa có bộ phận tư vấn, chăm sóc và phát triển khách hàng chuyên nghiệp. Hồ sơ vay vốn được cán bộ tư vấn các nội dung cơ bản và sau đó được đề xuất duyệt phân cơng thẩm định.
Hình 2.4: Quy trình thẩm định và phê duyệt cho vay
(Nguồn: Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam
Tóm tắt quy trình thực hiện cơng tác thẩm định cho vay như sau:
Bước 1: Nhận phân công thẩm định
Dự án cấp GĐ Dự án cấp HĐQL CB tín dụng Bước 1: Nhận thẩm định Bước 2: Thẩm định sơ bộ và thẩm định thực tế Bước 3: Trình báo cáo thẩm định Triển khai Phịng Tín dụng HĐQL Trưởng phịng LĐ Quỹ Nhận phân công thẩm định Thẩm định Lập báo cáo
thẩm định sơ bộ Duyệt báo cáo thẩm định sơ bộ Phê duyệt
Thẩm định thực tế
Báo cáo thẩm định cuối cùng
Chỉ đạo thực hiện bước tiếp theo
Phê duyệt Phê duyệt Chuẩn bị ký kết hợp đồng Bước 4: Phê duyệt và ra Quyết định cho vay
- Cán bộ tín dụng là người đựợc phân cơng thẩm định cho vay đối với dự án, có trách nhiệm thực hiện và theo dõi dự án vay vốn trong suốt quá trình cho vay (từ khi nhận thẩm định đến khi Bên vay trả hết nợ).
- Cán bộ tư vấn vào sổ Theo dõi thẩm định, chuyển lệnh bàn giao Hồ sơ vay vốn của Lãnh đạo phòng cho cán bộ thẩm định được phân cơng.
- Cán bộ tín dụng được Trưởng phịng phân cơng thẩm định chịu trách nhiệm ngay từ thời điểm phân công thẩm định
Bước 2: Thẩm định lần 1 và thẩm định thực tế
- Cán bộ tín dụng thực hiện thẩm định hồ sơ vay vốn bao gồm thẩm định tư cách pháp lý, thẩm định năng lực kinh doanh, năng lực tài chính, dự án, bảo đảm tiền vay, tiến hành đánh giá sơ bộ về khả năng đáp ứng các điều kiện tín dụng với đối tượng vay trong chính sách tín dụng về các mặt: (i) Xem xét mục đích đề nghị cấp tín dụng của khách hàng. Đối chiếu nhu cầu đề nghị cấp tín dụng với đối tượng cho vay trong chính sách cho vay; (ii) Thời hạn hoạt động cịn lại của doanh nghiệp (nếu có) so với thời hạn đề nghị cấp tín dụng; (iii) Quyền hạn, trách nhiệm của người đại diện tham gia ký kết các văn bản, tài liệu, đề nghị/ thoả thuận với Quỹ; (iv) Kiểm tra sơ lược khả năng đáp ứng các điều kiện về tài sản bảo đảm.
Nếu qua đánh giá sơ bộ, khách hàng đáp ứng được các điều kiện cấp tín dụng, tiếp tục điều tra, thu thập thông n từ: cơ sở dữ liệu hiện có, từ CIC (Trung tâm thơng tin tín dụng Quốc gia), thông n thị trường....
Nếu khách hàng chưa đáp ứng được các điều kiện cấp tín dụng, nhưng có khả năng tiếp tục hoàn thiện cho phù hợp với quy định của Quỹ và pháp luật, thì thơng báo cho khách hàng biết để bổ sung, hồn thiện. Sau đó lập Báo cáo thẩm định lần 1, trình Trưởng phịng Tín dụng và Giám đốc phê duyệt.
- Sau khi báo cáo thẩm định lần 1 được duyệt, cán bộ tín dụng thực hiện đề xuất đi thẩm định thực tế tại đơn vị.
- Sau khi thẩm định thực tế, cán bộ thẩm định hoàn thiện Báo cáo thẩm định cuối cùng (bao gồm Báo cáo thẩm định tài sản bảo đảm nếu có).
- Lãnh đạo phịng xem xét Báo cáo thẩm định, cho ý kiến chỉ đạo cán bộ thẩm định tiến hành các công việc tiếp theo.
- Trường hợp đủ điều kiện trình Lãnh đạo Quỹ: lập Tờ trình, chuẩn bị Hồ sơ trình, chuẩn bị nội dung làm việc với Lãnh đạo Quỹ khi có yêu cầu.
- Trường hợp trình cấp cao hơn theo phân cấp cho vay: Lãnh đạo phòng chỉ đạo cán bộ tín dụng chuẩn bị Tờ trình Hồ sơ lên Hội đồng quản lý Quỹ.
Bước 4: Phê duyệt và ra quyết định cho vay
- Cấp Giám đốc Quỹ: Giám đốc Quỹ xem xét Tờ trình, Hồ sơ vay vốn và phê