Tình hình nợ quá hạn giai đoạn 2016-2020

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng của việc cho vay ưu đãi tại quỹ bảo vệ môi trường việt nam (Trang 65 - 67)

TT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 1 Nợ quá hạn (Nhóm 2- 5) Tr.đ 48.892 45.860 55.035 39.365 148.117 2 Tổng dư nợ Tr.đ 515.557 603.464 766.799 891.887 1.016.604 3 Tỷ lệ nợ quá hạn % 9,48% 7,60% 7,18% 4,41% 14,57%

(Nguồn: Báo cáo phân loại nợ năm 2016 - 2020)

Hình 2.7: Tổng hợp cho vay, giải ngân và thu hồi nợ giai đoạn 2016 – 2020

(Nguồn: Báo cáo phân loại nợ năm 2016 - 2020)

Căn cứ Bảng 2.6 và Hình 2.7, có thể thấy về tình hình nợ quá hạn của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam biến động qua 2 giai đoạn. Trong giai đoạn từ năm

9.48% 7.60% 7.18% 4.41% 14.57% 0.00% 2.00% 4.00% 6.00% 8.00% 10.00% 12.00% 14.00% 16.00%

2016 đến năm 2019, Tỷ lệ nợ quá hạn của Quỹ có xu hướng giảm mạnh, tuy nhiên vẫn cịn ở mức cao, cụ thể lần lượt là: 9,48%, 7,6%, 7,18% và 4,41%. Để có được kết quả này, Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam đã đẩy mạnh và kiên quyết xử lý một số đơn vị chậm nợ kéo dài và được đánh giá là mất khả năng thanh toán.

Tuy nhiên, đến năm 2020, dưới tác động tiêu cực của dịch bệnh Covid-19 đến nền kinh tế, một số doanh nghiệp đã không đảm bảo khả năng thanh toán nợ đúng hạn, dẫn đến chậm nợ cũng như phải tiến hành điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu dẫn đến tỷ lệ nợ quá hạn tăng cao.

Trước thực trạng nợ quá hạn tăng cao, Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam đã thực hiện nhiều biện pháp để thu hồi nợ quá hạn như đôn đốc, gửi thông báo nợ quá hạn, kiểm tra thực tế tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, phối hợp với bên bảo lãnh để đôn đốc đơn vị trả nợ.

Đánh giá tổng thể, ngoài nguyên nhân khó khăn chung của nền kinh tế do tác động tiêu cực của dịch bệnh Codvid 19, nợ quá hạn tại Quỹ còn phát sinh do 02 nhóm nguyên nhân bao gồm:

Nguyên nhân khách quan từ khách hàng và thị trường:

- Nhu cầu thị trường đối với sản phẩm của dự án giảm, vốn bị ứ đọng dẫn đến thu nhập giảm;

- Khả năng quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh của khách hàng kém dẫn đến thua lỗ.

Nguyên nhân chủ quan từ các hạn chế trong công tác thẩm định cho vay của Quỹ:

- Quỹ chưa có hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng theo quy chuẩn để đánh giá năng lực hoạt động, triển vọng phát triển và rủi ro có thể xảy ra với khách hàng.

- Hệ thống thông tin quản lý phục vụ cho cơng tác cho vay cịn chưa hiệu quả. Quỹ chưa có chương trình, phần mềm quản lý hồ sơ khách hàng, các thông tin liên

quan đến khách hàng đều được thực hiện trên word và/hoặc excel. Do đó, để thu thập, tổng hợp số liệu mất nhiều thời gian, việc kiểm sốt, lưu trữ phân tích thơng tin đầu vào, đầu ra còn nhiều hạn chế.

- Chất lượng đội ngũ CBTD chưa cao, thiếu kinh nghiệm thực tế trong hoạt động cho vay cũng như kiến thức liên quan đến lĩnh vực môi trường.

Tất cả những nguyên nhân trên đã làm tình trạng nợ quá hạn tăng cao gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng hoạt động cho vay của Quỹ.

2.2.1.4. Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu

Về tình hình phân loại nợ: Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam thực hiện phân loại nợ định kỳ vào cuối mỗi quý. Việc phân loại nợ được thực hiện theo hướng dẫn tại các văn bản của NHNN và căn cứ vào tình hình trả nợ thực tế của khách hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng của việc cho vay ưu đãi tại quỹ bảo vệ môi trường việt nam (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)