ĐVT: Triệu đồng
Biện pháp ĐBTV
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng
Bảo lãnh 501.321 97,24% 592.279 98,15% 760.260 99,15% 887.150 99,47% 1.013.802 99,72%
Thế chấp 14.236 2,76% 11.185 1,85% 6.539 0,85% 4.737 0,53% 2.803 0,28%
Tổng 515.557 100% 603.464 100% 766.800 100% 891.887 100% 1.016.604 100%
(Nguồn: Quỹ Bảo vệ mơi trường Việt Nam)
Có một số lý do giải thích cho tình trạng này như sau:
- Phần lớn tài sản khách hàng đề nghị đưa vào thế chấp là tài sản hình thành trong tương lai từ dự án vay vốn. Đây là những tài sản có tính chất đặc thù trong lĩnh vực môi trường: Nhà máy xử lý nước thải khu công nghiệp, hệ thống xử lý nước thải của nhà máy, xí nghiệp, các máy móc thiết bị đặc thù trong lĩnh vực môi trường (xe chuyên chở rác, lò đốt rác, lò nung gốm),... Những tài sản này thường có giá trị khơng cao và khả năng thanh khoản rất thấp. Vì vậy, rủi ro khi nhận tài sản thế chấp này rất cao.
- Quỹ Bảo vệ mơi trường Việt Nam chỉ có một trụ sở duy nhất đặt tại thành phố Hà Nội, Quỹ khơng có chi nhánh ở các tỉnh, thành phố khác. Vì vậy, khi nhận tài sản thế chấp sẽ rất khó khăn trong việc kiểm tra, giám sát tình trạng tài sản.
- Các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực đầu tư bảo vệ môi trường hầu hết chỉ vay vốn tại Quỹ một lần. Vì vậy, Quỹ khơng có đủ cơ sở dữ liệu liên quan đến khách hàng để xem xét, chấp thuận các hình thức đảm bảo tiền vay khác như tín chấp.
- Nguyên tắc hoạt động của Quỹ là phải bảo tồn vốn điều lệ. Vì vậy, Quỹ chủ trương nhận các hình thức đảm bảo tiền vay có độ an toàn cao nhất nhằm hạn chế nguy cơ rủi ro mất vốn.
Có thể thấy, với hình thức bảo đảm tiền vay bằng bảo lãnh ngân hàng sẽ giúp Quỹ kiểm tra, giám sát tình hình hoạt động của chủ đầu tư một cách chặt chẽ hơn và hiệu quả hơn vì ngồi sự kiểm tra, giám sát của Quỹ, Chủ đầu tư cũng chịu sự kiểm tra, giám sát của ngân hàng bảo lãnh nên hình thức bảo đảm tiền vay bằng bảo lãnh ngân hàng hạn chế rủi ro hơn so với nhận tài sản thế chấp. Tuy nhiên, khi thực hiện đảm bảo tiền vay bằng bảo lãnh ngân hàng, ngoài việc phải trả lãi tiền vay,chủ đầu tư phải mất mức phí bảo lãnh trung bình khoảng 2%/năm. Như vậy, chủ đầu tư phải chịu mức lãi suất vay (hiện nay Quỹ đang áp dụng là 2,6%/năm) và phí bảo lãnh là khoảng 4,6%/năm. Mức lãi suất này là cao đối với các chủ đầu tư khi vay vốn đầu tư các dự án bảo vệ mơi trường. Vì vậy, cần phải có chính sách ưu đãi nhiều hơn về lãi suất cho vay để khuyến khích đối với các chủ đầu tư thực hiện biện pháp bảo đảm tiền vay này.
Thứ hai, về lãi suất cho vay: Lãi suất cho vay ưu đãi là điểm khác biệt chính
trong đặc thù hoạt động cho vay ưu đãi của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam so với các Ngân hàng thương mại. Theo Điều lệ Quỹ, lãi suất cho vay tại Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam do Hội đồng Quản lý Quỹ quy định cho từng nhóm đối tượng trong từng thời kỳ. Trên thực tế triển khai chưa có quy định về lãi suất cho từng nhóm đối tượng vay tại Quỹ.
Lãi suất cho vay do Quỹ BVMTVN quy định nhưng không vượt quá 50% mức lãi suất tín dụng đầu tư của Nhà nước do cơ quan có thẩm quyền cơng bố tại thời điểm cho vay. Hội đồng Quản lý Quỹ BVMTVN xác định lãi suất cho vay ưu đãi trên cơ sở lãi suất tín dụng đầu tư do Ngân hàng Phát triển Việt Nam thông báo.