Giá trị giao dịch theo ngày

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần chứng khoán bảo việt (Trang 68 - 76)

Tuy nhiên, hệ thống giao dịch của sàn giao dịch HOSE đã được nâng cấp tạm thời lên hệ thống do FPT - công ty công nghệ hàng đầu Việt Nam, phát triển vào ngày 5/7/2021, giúp nâng công suất của sàn từ 900.000 lên khoảng 4 triệu lệnh/ngày. Bên cạnh việc tăng dung lượng, hệ thống KRX, đang trong q trình thử nghiệm, sẽ có các tính năng mới đáp ứng việc tăng khối lượng giao dịch và dự kiến sẽ hỗ trợ được giao dịch bán khống và giao dịch T+0 bao gồm việc loại bỏ yêu cầu phải có tiền trước khi mua hay có chứng khốn trước khi bán, cũng như khả năng thanh toán cùng ngày. Nhìn chung, TTCK Việt Nam cũng đã trải qua một chặng đường hình thành, phát triển dài và đặc biệt 2 năm gần đây đã chứng kiến một bước tiến mới trong sự phát triển của TTCK với làn sóng tham gia của các nhà đầu tư mới cũng như các nỗ lực nâng cao hệ thống, chất lượng sản phẩm, dịch vụ cung cấp tới các nhà đầu tư. Các mảng dịch vụ kiến tạo nên một TTCK hiện đại vẫn đang được sắp xếp để đáp ứng cho tốc độ tăng trưởng kỳ vọng.

2.1.2. Sự hình thành và phát triển Cơng ty CP chứng khốn Bảo Việt

Cơng ty Cổ phần Chứng khốn Bảo Việt (BVSC) là cơng ty chứng khốn đầu tiên được thành lập tại Việt Nam năm 1999 với cổ đơng sáng lập là Tập đồn Bảo Việt. Công ty hoạt động chính trong lĩnh vực mơi giới, lưu ký chứng khốn, tự doanh, tư vấn đầu tư, tư vấn doanh nghiệp (trong cổ phần hố và chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp; tài chính doanh nghiệp; phát hành và niêm yết chứng khoán; hay tái cơ cấu và quản trị doanh nghiệp); bảo lãnh phát hành và đại lý phát hành chứng khốn... Trải qua hơn 20 năm hình thành và phát triển, với vai trị Cơng ty chứng khoán tiên phong trên thị trường chứng khoán, BVSC đã liên tục nâng cao năng lực tài chính, khơng ngừng củng cố hoạt động, đầu tư phát triển hệ thống cơng nghệ thơng tin hiện đại, hồn thiện, nâng cao chất lượng dịch vụ và trở thành một trong các cơng ty chứng khốn uy tín hàng đầu trên thị trường chứng khốn Việt Nam. BVSC liên tiếp được đón nhận các giải thưởng và bình chọn đánh giá của các tổ chức lớn có uy tín trong nước và nước ngồi trong tất cả các lĩnh vực hoạt động. Về lĩnh vực tư vấn, với đội ngũ chuyên gia chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm, BVSC đã được vinh danh với giải thưởng “Nhà tư vấn M&A tiêu biểu” do báo Đầu tư Chứng khoán và Bộ Kế hoạch Đầu tư phối hợp tổ chức trong hai năm liên tiếp 2011&2012, năm 2014,2015 BVSC một lần nữa được vinh danh là Tổ chức Tư vấn cổ phần hóa tiêu biểu nhất. Các thương vụ M&A do BVSC tư vấn cũng được bình chọn là những thương vụ tiêu biểu nhất trên thị trường. Về lĩnh vực môi giới, BVSC đã nhiều năm giữ vững vị trí

HNX. BVSC cũng thường nằm trong TOP 3 các cơng ty chứng khốn có thị phần mơi giới trái phiếu lớn nhất thị trường. Đặc biệt, năm 2018, BVS đứng thứ 3 về thị phần môi giới trái phiếu trên sàn HOSE, thứ 9 về thị phần môi giới cổ phiếu và chứng chỉ quỹ trên HOSE và thứ 2 về thị phần mơi giới trái phiếu chính phủ trên sàn HNX.

Tầm nhìn:

• Giữ vững vị trí là Cơng ty chứng khoán hàng đầu, mang đến những dịch vụ tốt nhất cho khách hàng và sự hài lịng nhất cho cổ đơng;

• Tạo mơi trường làm việc năng động, chuyên nghiệp và hiệu quả nhất cho đội ngũ cán bộ nhân viên của Cơng ty;

• Tạo điều kiện cho cán bộ chủ động phát huy tối đa năng lực và khả năng sáng tạo trong cơng việc;

Sứ mệnh:

• Trao “Niềm tin vững chắc” cho Nhà đầu tư, Doanh nghiệp bằng “Cam kết vững bền”

Giá trị cốt lõi:

• Uy tín là tài sản quan trọng nhất của Cơng ty;

• Đạo đức nghề nghiệp là phẩm chất quan trọng nhất của nhân viên; • Tuân thủ và kiểm sốt rủi ro;

• Phục vụ khách hàng tốt nhất để phát triển;

Chiến lược phát triển:

• Đẩy mạnh các hoạt động nghiệp vụ và chủ trương giảm tỷ trọng cổ phiếu tự doanh. • Mở rộng mơ hình hoạt động thơng qua việc hình thành mạng lưới phòng giao dịch

tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành trong cả nước.

• Chiến lược phát triển trung và dài hạn: Phát triển thành Cơng ty chứng khốn cung cấp đa dịch vụ với mục tiêu ưu tiên là môi giới và dịch vụ ngân hàng đầu tư. Liên kết và khai thác khả năng bán chéo sản phẩm và cung cấp dịch vụ giữa các đơn vị trong Tập đoàn Bảo Việt nhằm phát huy lợi thế về vốn, hệ thống dữ liệu khách hàng.

Sơ đồ bộ máy tổ chức

Hình 2-1: Sơ đồ bộ máy tổ chức

Sản phẩm, dịch vụ:

BVSC luôn cung cấp các sản phẩm dịch vụ tài chính đa dạng, mang những lợi ích tốt nhất cho khách hàng và đáp ứng được sự hài lòng nhất cho nhà đầu tư. Các sản phẩm dịch vụ chính tại BVSC hiện tại bao gồm:

Dịch vụ chứng khoán: chủ yếu là mơi giới chứng khốn và các sản phẩm dịch

vụ chứng khốn khác

Dịch vụ ngân hàng đầu tư: Tư vấn tài chính doanh nghiệp, tư vấn cổ phần hóa,

tư vấn tái cấu trúc, tư vấn mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A), tư vấn tìm kiếm đối tác chiến lược, tư vấn phát hành, bảo lãnh phát hành và niêm yết chứng khoán, tư vấn đầu tư, ... Đây là hoạt động khẳng định thương hiệu của BVSC trên TTCK Việt Nam.

Dịch vụ Phân tích nghiên cứu: gồm Hệ thống báo cáo phân tích đánh giá chất

lượng cao

Dịch vụ nguồn vốn và đầu tư tài chính: thông qua các hoạt động giao dịch ký

quỹ, ứng trước tiền bán chứng khoán, ủy thác, repo, hợp tác đầu tư, mua bán giấy tờ có giá lãi suất cố định, hợp đồng tiền gửi, các hình thức đấu thầu, bảo lãnh phát hành trái phiếu, môi giới trái phiếu... và các hình thức khác.

2.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của Cơng ty CP chứng khốn Bảo Việt 2.2.1. Thực trạng về năng lực tài chính của Cơng ty CP Chứng khốn Bảo Việt 2.2.1. Thực trạng về năng lực tài chính của Cơng ty CP Chứng khốn Bảo Việt

2.2.1.1. Tình hình Vốn điều lệ và Nguồn Vốn của cơng ty chứng khốn Bảo Việt 2.1.1.1.1. Tình hình Vốn điều lệ

Để đáp ứng nhu cầu ngày một tăng của TTCK đầy biến động, các công ty chứng khốn cũng khơng ngừng phát triển, gia tăng quy mơ, trong đó điển hình nhất là quy mơ vốn điều lệ. Quả thực, hơn 20 năm gần đây đã chứng kiến "cuộc đua" gay cấn về vốn của các CTCK, đặc biệt là trong khối tư nhân.

Từ năm 2008, tổng vốn điều lệ của các CTCK tại Việt Nam có xu hướng tăng, điều này cho phép CTCK dễ dàng mở rộng hoạt động và các loại hình dịch vụ tung ra thị trường. Tính đến thời điểm hiện tại, trong 89 CTCK đang hoạt động trên TTCK Việt Nam, SSI là công ty với quy mô vốn điều lệ lớn nhất, trên 6.000 tỷ đồng và Cơng ty TNHH tư vấn đầu tư chứng khốn TC capital Việt Nam có vốn điều lệ thấp nhất, chỉ hơn 10 tỷ đồng.

Theo quy định tại điều 75 Nghị định 155/2020/NĐ-CP yêu cầu về vốn điều lệ tối thiểu cho các nghiệp vụ kinh doanh của CTCK tại Việt Nam, chỉ các CTCK có vốn điều lệ từ 250 tỷ đổng trở lên mới có khả năng cung cấp đủ cả 4 nghiệp vụ kinh doanh chứng khốn chính. Trong tổng số các CTCK ở thời điểm nghiên cứu, có hơn 50 CTCK có mức vốn điều lệ trên 250 tỷ đồng, chiếm khoản 62% (trong đó 24 cơng ty có vốn điều lệ ở ngưỡng từ 1.000 tỷ đồng trở lên, chiếm gần 27% tổng số CTCK) và 33 CTCK còn lại với vốn điều lệ dưới 250 tỷ đồng không thể cung cấp đủ 4 nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán (Tổng hợp từ Nguồn UBCKNN).

Khi mới thành lập, như các CTCK khác trên thị trường với mức vốn điều lệ rất nhỏ, BVSC bắt đầu với chỉ 43 tỷ đồng, nằm trong top 5 CTCK Việt Nam với vốn điều lệ lớn nhất trong 3 năm đầu hình thành phát triển. Trải qua 3 lần tăng vốn điều lệ, tuy nhiên từ sau lần tăng vốn thứ 3 vào 2009, BVSC đã chững lại trong cuộc đua tăng quy mô vốn và tuột khỏi danh sách top 15 CTCK dẫn đầu. BVSC hiện có vốn

điều lệ hiện ở mức hơn 722 tỷ đồng và là CTCK với quy mô nhỏ nhất trong 6 cái tên lâu đời nhất trên TTCK Việt Nam.

Biểu đồ 2-6: Vốn điều lệ 6 CTCK lâu đời nhất Việt Nam (tỷ đồng)

Nguồn: Báo CafeF tổng hợp

Đối lập với BVSC về bức tranh tăng vốn điều lệ, có thể nhắc tới một ví dụ điển hình là Cơng ty CP Chứng khốn Sài Gịn (SSI). Cũng là một trong những CTCK tiên phong TTCK Việt Nam, thành lập vào năm 2000 chỉ với vốn điều lệ 6 tỷ đồng, SSI được coi là “chú bé tí hon” lúc bấy giờ, nhưng hiện đã trở thành “người khổng lồ” với quy mô vốn tăng gấp hơn 1000 lần, lọt trong top đầu thị trường hiện nay, và gần đây mới công bố kế hoạch tăng vốn điều lệ lên gần 15.000 tỷ đồng (theo nguồn tin cập nhật nhất vào tháng 11/2021). Ngoài SSI, cũng rất nhiều CTCK xuất phát điểm với tiềm lực vốn cịn hạn chế nhưng quy mơ vốn điều lệ đến hiện tại đều vượt trên 1000 tỷ đồng. Một số ví dụ về CTCK trong nước bao gồm: Công ty CP Chứng khốn Hồ Chí Minh (HSC) đã tăng vốn điều lệ 61 lần (lên ngưỡng trên 3000 tỷ đồng), Công ty CP Chứng khốn VNDirect (VNDS) tăng 44 lần tính đến hết năm 2020 và 80 lần tại tháng 7/2021 (đạt ngưỡng trên 4000 tỷ đồng), thậm chí cịn mới cơng bố kế hoạch tăng vốn điều lệ lên tới hơn 12,200 tỷ đồng (11/2021),.. Có thể thấy SSI và VNDS đều đang ráo riết trong cuộc đua tăng vốn không ngừng nghỉ khi cả hai đều không dưới 2 lần bổ sung vốn trong năm, báo hiệu xu hướng tăng vốn từ cả các CTCK khác trước nhu cầu bức thiết của thị trường (đặc biệt tình trạng “căng margin” đang diễn ra trên quy mô lớn ở đa số các CTCK). Trong khi đó, các CTCK nước ngồi sẵn có lợi thế tiềm lực tài chính lớn từ tập đồn mẹ, cũng liên tục tăng vốn với tốc độ

nhanh hơn các CTCK trong nước và trở thành các doanh nghiệp với quy mô vốn hàng đầu trên TTCK Việt Nam. Tính đến cuối tháng 6/2020, Cơng ty Chứng khốn Mirae Asset Việt Nam (MAS) chỉ đứng thứ hai sau SSI về vốn điều lệ (ở mức 5.456 tỷ đồng.) Cơng ty CP Chứng khốn KIS (KIS) đến từ Hàn Quốc cũng lọt Top 5 CTCK tại Việt Nam với mức vốn điều lệ 2.596 tỉ đồng tại thời điểm 30/6/2020 (Xem Biểu

đồ 2-7).

Nhìn chung quy mơ vốn điều lệ hiện tại của BVSC vẫn còn khiêm tốn so với quy mô TTCK Việt Nam đang ngày ngày một mở rộng với hàng loạt cổ phiếu vốn hoá lớn chào sàn. Với mức vốn còn hạn chế như vậy, BVSC bị hạn chế trong việc đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư với dịch vụ ký quỹ hay ứng trước tiền bán; đồng thời chưa thể mở rộng cung cấp thêm các loại hình sản phẩm mới như chứng khoán phái sinh ở thời điểm hiện tại, làm suy giảm năng lực cạnh tranh của BVSC so với các CTCK khác trên TTCK Việt Nam. Theo Cổng thông tin quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp, điều kiện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh mơi giới chứng khốn phái sinh đối với công ty chứng khốn là có mức vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu tối thiểu từ 800 tỷ đồng trở lên. Từ năm 2017, nghiệp vụ kinh doanh của CTCK Việt Nam đã được “nới” rộng hơn với hoạt động của TTCK phái sinh. Từ đó tới thời điểm 30/6/2021, theo Nguồn Sở Giao dịch chứng khốn Hà Nội, TTCK phái sinh Việt Nam có tới 22 CTCK thành viên. Năm 2021, trên TTCK có 10 CTCK đã được cấp phép chào bán sản phẩm Chứng quyền có bảo đảm. Vì vậy, trong mơi trường cạnh tranh khốc liệt, quy mơ tài chính hạn hẹp sẽ cản trở sự phát triển cũng như kéo theo hệ luỵ tới tính an tồn và khả năng hội nhập của CTCK nói chung và BVSC nói riêng.

Trong Báo cáo thường niên năm 2020, BVSC thừa nhận rằng nguồn vốn kinh doanh là thách thức lớn nhất, và do trễ kế hoạch tăng vốn điều lệ nên lợi thế cạnh với các dịch vụ tài chính cũng như thị phần môi giới của BVSC bị ảnh hưởng.

Biểu đồ 2-7: Sự thay đổi Vốn điều lệ của CTCK từ khi thành lập tới 30/06/2020 (tỷ đồng)

Nguồn: Báo Vietnambiz tổng hợp 2.2.1.1.2. Tình hình Nguồn Vốn

Quy mơ Vốn Cơng ty:

• Tại ngày 31/12/2020, tổng vốn điều lệ của BVSC là 722.339.370.000 VND, vốn chủ sở hữu là 1.874.743.668.855 VND và tổng tài sản là 3.412.992.891.720 VND. • Tại ngày 30/06/2021, tổng vốn điều lệ của BVSC không thay đổi, vốn chủ sở hữu

Cơ cấu nguồn vốn:

Nguồn vốn của BVSC được phân bổ như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần chứng khoán bảo việt (Trang 68 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)