Biểu đồ 2-24 : Cơ cấu và biến động lao động tại BVSC
7. Kết cấu của luận văn
2.1. Quá trình hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam và
2.1.1. Quá trình phát triển của thị trường Chứng khoán Việt Nam
Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Năm đã trải qua hơn 20 năm hình thành và phát triển. Đó khơng phải là khoảng thời gian dài nếu so với lịch sử thị trường chứng khoán thế giới, nhưng cũng đủ để TTCK nước nhà định hình được vai trị của mình và có những đóng góp lớn cho nền kinh tế đất nước.
Những mốc chính trong hành trình đầy biến động này bao gồm:
• Ngày 28-11-1996, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Việt Nam được thành lập theo Nghị định số 75/CP của Chính phủ.
• Ngày 11-7-1998, TTCK Việt Nam chính thức được khai sinh theo Nghị định số 48/CP của Chính phủ. Đồng thời, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán được thành lập, với cơ sở tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
• Ngày 28-7-2000, Trung tâm Giao dịch Chứng khốn TP.HCM chính thức đi vào hoạt động với REE và SAM là 2 cổ phiếu giao dịch đầu tiên. Chỉ vài tháng sau thị trường đón nhận sản phẩm trái phiếu Chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp. Quỹ đầu tư đại chúng đầu tiên của Việt Nam, VFMVF1 ra đời vào năm 2004 (đến nay đã chuyển đổi thành quỹ mở đầu tư cổ phiếu và trái phiếu để bắt kịp xu thế). Các hàng hóa cơ bản của thị trường đã có mặt đầy đủ trên TTGDCK Tp. HCM. • Ngày 8/3/2005 Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội được thành lập, trở
thành trung tâm niêm yết của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
• Khoảng thời gian từ năm 2000 – 2005 là giai đoạn sơ khai của TTCK Việt Nam vốn hóa TTCK chỉ ở mức xấp xỉ 1% GDP, khơng có nhiều thay đổi.
• Từ năm 2006, Luật Chứng khốn được Quốc hội được ban hành và chính thức có hiệu lực từ đầu năm 2007, TTCK chứng kiến vô số biến động cùng với các bất cập, xung đột với các văn bản pháp lý được giải quyết và bắt đầu có khả năng hội nhập với các thị trường vốn quốc tế và khu vực. Quy mô thị trường năm 2006 và 2007 có những bước tiến mạnh mẽ, lần lượt đạt 22,7% và 43% GDP. Năm 2008
lại là một năm kinh tế ảm đạm, vốn hóa thị trường giảm mạnh, chỉ cịn 18% GDP, do ảnh hưởng của thị trường tài chính và nền kinh tế trong nước và thế giới. • Giai đoạn 2007-2008 đánh dấu nhiều giải pháp tiên phong do HOSE đề xuất, triển
khai giúp nâng cao thanh khoản thị trường, cung cấp thêm tiện ích cho nhà đầu tư như: khớp lệnh liên tục, cùng với Báo Đầu tư chứng khốn tổ chức Bình chọn Báo cáo thường niên cho các DNNY vào năm 2008; chủ động quan hệ, hợp tác quốc tế như: tham gia Hội nghị Tổng Giám đốc các SGDCK ASEAN và cũng là thành viên sáng lập của Sáng kiến Liên kết ASEAN năm 2007, gia nhập Hiệp hội các SGDCK châu Á và châu Đại Dương (AOSEF) từ năm 2008.
• Năm 2009 TTCK Việt Nam chứng kiến phục hồi nhẹ với mức vốn hóa chiếm 37,71% GDP; đồng thời số lượng công ty niêm yết trên TTCK cũng bắt đầu tăng, phương thức giao dịch trực tuyến được triển khai trên HOSE, đánh dấu sự đột phá trong việc nâng cao thanh khoản TTCK và Giấy chứng nhận hệ thống Quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 được cấp trong năm đã giúp mọi hoạt động bao gồm hoạt động đấu giá, giao dịch, niêm yết và giám sát… được vận hành và kiểm sốt chặt chẽ với một quy trình thống nhất.
• 02/2012, chỉ số VN30 ra đời, lần đầu tiên được tính theo phương pháp mới có điều chỉnh tỷ lệ cổ phiếu tự do chuyển nhượng, phản ánh chính xác hơn diễn biến của thị trường. Chỉ số HNX 30 – chỉ số giá của 30 cổ phiếu có tính thanh khoản nhất trên thị trường cổ phiếu niêm yết cũng ra đời vào 7/2012.
• Năm 2013 đánh dấu sự hội nhập quốc tế sâu rộng hơn khi HOSE trở thành thành viên chính thức với các điều kiện gắt gao của Liên đoàn các Sở Giao dịch Chứng khoán thế giới (WFE), khẳng định vị thế ngày càng cao trên thị trường thế giới. Trong khi đó, Sở Giao dịch chứng khốn Hà Nội chính thức vận hành Hệ thống giao dịch cổ phiếu phiên bản 5 với năng lực xử lý hệ thống tăng gấp 20-30 lần, giúp triển khai nhiều tiện ích giao dịch; đồng thời chính thức vận hành hệ thống chỉ số gồm chỉ số tổng hợp (HNX FF Index), bộ chỉ số quy mô (Large Cap Index và Medium/Small Cap Index), và bộ chỉ số ngành (Công nghiệp, Xây dựng và Tài chính).
• Giai đoạn 2014 – 2015 chứng kiến sự hoàn thành của dự án xây dựng Tòa Exchange Tower để lắp đặt Data Center đạt tiêu chuẩn TIA-942 mức TIER 3 và dự án xây dựng Trung tâm Dữ liệu dự phịng tại Khu cơng viên phần mềm Quang Trung trong giai đoạn hoàn thiện. Nhờ đó, cơ sở hạ tầng của TTCK Việt Nam
được nâng lên một tầm cao mới, sánh ngang với các SGDCK khu vực ASEAN. Giai đoạn này cũng đánh dấu sự ra đời của nhiều sản phẩm mới trên thị trường, như Bộ chỉ số HOSE-Index, gồm chỉ số VNMidcap, VN100, VNSmallcap, VNAllshare.
• Ngày 28/6/2019, sản phẩm mới Chứng quyền có đảm bảo (Cover Warrant - CW) chính thức được giao dịch trên TTCK.
• Ngày 18/11/2019, HOSE cho ra mắt danh mục thuộc bộ chỉ số mới Vietnam Diamond Index (VN Diamond) và Vietnam Financial Select Sector Index (VNFin Select), tạo tiền đề cho các quỹ ETFs ra đời, nhờ đó giải quyết vấn đề hết room ngoại tại các doanh nghiệp niêm yết.
• Trong các năm gần đây, vốn hóa thị trường tăng leo dốc lên hơn 82% GDP. Đại dịch Covid-19 lại là thách thức mới với TTCK Việt Nam; nhưng những dấu hiệu phục hồi đã dần rõ ràng, tâm lí hoảng loạn của các nhà đầu tư cá nhân đã giảm nhiều, sắc xanh cũng đã trở lại trên thị trường.
Trong hơn 20 năm hoạt động, TTCK Việt Nam trải qua nhiều biến động nhưng đã chứng tỏ được sức hút mạnh mẽ đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước, thể hiện qua tăng trưởng về cả số lượng nhà đầu tư tham gia giao dịch trên thị trường và chất lượng, trình độ nhà đầu tư.
Nhà đầu tư chứng khốn, đặc biệt những người trẻ, có kiến thức tài chính và tích lũy được nhiều kinh nghiệm đầu tư chứng khoán trong nhiều năm trở lại đây. Theo FiinGroup, các dòng tiền (bao gồm cả dòng tiền từ giao dịch bán chúng khoán) dự kiến sẽ tiếp tục ở lại TTCK ít nhất tới hết quý I/2022, khi mà hoạt động sản xuất kinh doanh được khôi phục khoảng 50-60% so với trước đại dịch.
Số lượng nhà đầu tư và tài khoản giao dịch trên TTCK cũng tăng đáng kể. Kể từ ngày bắt đầu hoạt động 28/7/2000, đến cuối năm số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư dưới 3.000 tài khoản với tổng giá trị giao dịch chứng khoán chỉ 90 tỷ đồng. Sau 5 năm xây dựng nền móng, cuối năm 2004, khi sản phẩm cơ bản của TTCK đã có mặt đủ (cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư), tổng số tài khoản giao dịch đã tăng gấp 10 lần so với khi TTCK mới bắt đầu. Nhưng con số này vẫn còn khiêm tốn, chỉ chiếm khoảng 0,3% dân số cả nước. Chỉ tới khi các doanh nghiệp ồ ạt tham gia niêm yết trên Trung tâm GDCK TP.HCM và khi cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush tới thăm vào cuối 2006, TTCK Việt Nam mới bắt đầu quen thuộc hơn với công chúng. Giai đoạn 2006-2007 chứng kiến tốc độ tăng trưởng kỷ
lục về số lượng tài khoản giao dịch, từ 31.316 lên 349.402 tài khoản (tương đương mức 230% tăng trưởng bình quân năm). Ngồi ra, số lượng tổ chức trung gian tài chính là các cơng ty chứng khốn cũng tăng vọt từ 13 tại năm 2005 lên 62 công ty trong năm 2007 và tăng lên 91 công ty vào năm 2008.
Biểu đồ 2-1: Tổng số lượng tài khoản chứng khoán của nhà đầu tư qua các năm
Biểu đồ 2-2: Giá trị giao dịch chứng khoán tại HOSE (tỷ đồng)
Nguồn: HOSE
Trong những năm gần đây, TTCK Việt Nam cũng đã phát triển vượt bậc, thể hiện rõ nhất qua số lượng CTCK nước nhà với vốn hóa thị trường hơn 1 tỷ USD đã tăng lên gần 50 cơng ty (tính đến giữa năm 2021) từ chỉ 10 cơng ty tại năm 2015; tổng giá trị vốn hóa TTCK tăng mạnh từ 30% lên 90% GDP của Việt Nam, tương đương với các quốc gia khác trong khu vực. Ngoài ra, số lượng nhà đầu tư cá nhân
tăng đột biến trong thời gian gần đây càng góp thêm động lực thúc đẩy sự phát triển của TTCK. Theo thống kê năm 2020, số lượng tài khoản chứng khoán mới của nhà đầu tư cá nhân tăng gấp đôi. Đặc biệt, chỉ trong nửa đầu năm 2021, tổng số tài khoản mới vượt hơn cả số tài khoản mới năm 2019 và 2020 cộng lại. Ngày 31/10/2021, theo Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD), tổng số tài khoản giao dịch chứng khoán trong nước đạt 3.823.304, trong đó 99,6% đến từ nhà đầu tư cá nhân trong nước. Riêng tháng 10/2021 số lượng tài khoản mở mới đạt 129.751 và 10 tháng đầu năm đạt 1,086 triệu. Như vậy, TTCK Việt Nam đón nhận trung bình mỗi tháng hơn 108.600 tài khoản mới gia nhập TTCK, bằng tổng số lượng của cả 4 năm trước đó. Việc báo chí trong nước đưa tin rộng rãi về số lượng tài khoản mới hàng tháng cao kỷ lục gần đây lại càng thu hút các nhà đầu tư trên TTCK Việt Nam và giúp chỉ số VN-Index (VNI) tăng trưởng bất chấp tình hình COVID-19 trong năm nay.
Biểu đồ 2-3: Số lượng tài khoản chứng khoán mở mới của nhà đầu tư trong nước từ 2017 – T10 2021
Nguồn: Cafef.vn
Có thể thấy trước năm 2020, số tài khoản chứng khoán mới mở mỗi năm rất khiêm tốn, ngay cả trong con sóng lớn giai đoạn 2017-2018, chỉ ở ngưỡng hơn 200.000 tài khoản giao dịch/ năm. Sự bùng nổ này chưa từng xuất hiện trong lịch sử TTCK Việt Nam và được đánh giá là dấu hiệu tích cực cho tính khả thi của Đề án Cơ cấu lại thị trường chứng khốn của Chính phủ với mục tiêu quy mơ thị trường đạt 120% và số lượng nhà đầu tư đạt 5% dân số toàn quốc vào năm 2025.
Một lí do cho sự sơi động này của TTCK đến từ việc giảm lãi suất tiền gửi ngân hàng kỳ hạn 1 năm (giảm khoảng 1,5%), cũng như từ mức dự kiến tăng trưởng 36% của TTCK năm 2021 so với 2020. Lãi suất bắt đầu giảm từ đầu năm 2020 đã thúc đẩy nhiều người tìm kiếm các kênh đầu tư thay thế khi các khoản tiền gửi ngân
hàng đáo hạn, điều này được phản ánh với sự gia tăng số lượng tài khoản giao dịch chứng khốn cá nhân mở mới hàng tháng. Ngồi ra, thị trường bất động sản Việt Nam gần đây vẫn trong giai đoạn trầm lắng vì một số lý do, bao gồm việc chậm trễ tiến độ xây dựng do ảnh hưởng của COVID-19; đồng thời vàng mất dần sức hút khi khi chênh lệch giá mua - bán thu hẹp từ năm ngoái và giá vàng trong nước nới rộng chênh lệch với thị trường quốc tế lên mức kỷ lục 9-10 triệu VND/lượng, khiến nhà đầu tư vàng vật chất chịu rủi ro lớn. Trong khi đó, nếu giữ USD thì với chính sách lãi suất gửi USD ở mức 0% và cung ngoại tệ dồi dào cùng khả năng tăng giá của VND, việc nắm giữ USD chỉ có tác dụng “bảo tồn” trong bối cảnh hiện nay. Điều này khiến cả những cá nhân thường ưu tiên các hình thức đầu tư truyền thống và phổ biến khác ở Việt Nam như bất động sản, vàng và USD cũng chuyển sang kênh đầu tư chứng khoán. Hơn nữa, TTCK cũng được tiếp sức bởi các nhà đầu tư mới. Trong bối cảnh khơng có nhiều giải pháp đầu tư khác hấp dẫn hơn, nhiều người gửi tiết kiệm đã chuyển sang TTCK. Có thể thấy sự nhiệt tình của các nhà đầu cá nhân mới đang bao trùm toàn bộ TTCK.
Thực tế, dù có sự gia tăng đáng kể số lượng người có tài khoản chứng khốn trong 2 năm nay, tỷ lệ tham gia của các nhà đầu tư cá nhân vẫn cịn thấp so với quy mơ dân số (97,3 triệu người), chỉ khoảng 3,9%. Theo Chuyên gia Kinh tế trưởng của VinaCapital, ông Michael Kokalari, con số này chỉ tương đương tỷ lệ dân Đài Loan có tài khoản chứng khốn cá nhân năm 1986. Vì vậy, TTCK Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai.
Biểu đồ 2-4: Tỷ lệ tài khoản chứng khoán của Đài Loan giai đoạn 1985-2017
Một số chuyên gia nhận định Việt Nam ở giai đoạn đầu của một quá trình tăng trưởng kéo dài nhiều thập kỷ, với làn sóng nhà đầu tư cá nhân tham gia TTCK được thúc đẩy bởi mức lãi suất giảm và thu nhập doanh nghiệp tăng trưởng mạnh mẽ.
TTCK nước nhà đang học hỏi, áp dụng “Mơ hình phát triển Đông Á” mà Đài Loan và các “Con hổ châu Á” đã từng áp dụng để phát triển thịnh vượng và theo đó, TTCK của những “Con hổ châu Á” này tăng trưởng thần tốc cùng với sự phát triển kinh tế quốc gia. Chính phủ Việt Nam đặt mục tiêu tăng tỷ lệ người dân tham gia thị trường chứng khoán nước nhà lên 5% vào năm 2025 và 10% vào năm 2030. Những mục tiêu này được đánh giá là khả thi khi so sánh với quá trình gia nhập thị trường của các nhà đầu tư cá nhân Đài Loan ở giai đoạn phát triển kinh tế tương tự Việt Nam hiện nay. (GDP bình quân đầu người 3.500 USD của Việt Nam tương đương với GDP bình quân đầu người 4.000 USD của Đài Loan, tính theo sức mua của đồng USD năm 2020. Ở thời điểm tỷ lệ tham gia giao dịch chứng khoán cá nhân của vùng lãnh thổ này vẫn chỉ là 3%.)
Cũng theo đánh giá của chuyên gia trong ngành, dù sự tham gia vào thị trường còn khiêm tốn, sự nhiệt tình hiện tại của các nhà đầu tư cá nhân là dấu hiệu tích cực về xu hướng phát triển của TTCK Việt Nam trong tương lai. Lĩnh vực quỹ mở của Việt Nam cũng đang ở giai đoạn đầu phát triển, quỹ hưu trí doanh nghiệp mới chỉ bắt đầu được giới thiệu và thực tế là các sản phẩm phái sinh cũng chỉ mới được giới thiệu tại thị trường trong nước (loại hình đầu tư này trong nước vẫn còn sơ khai). Ngày càng nhiều cộng đồng đầu tư được hình thành cùng với các cuộc thảo luận trực tuyến tích cực và chi tiết về cổ phiếu, quỹ đầu tư, và quỹ hoán đổi danh mục (ETF), trong đó các cơng ty quản lý quỹ trong nước đang nhận được rất nhiều sự quan tâm.
Sự tham gia của các nhà đầu tư cá nhân mới vào TTCK Việt Nam cũng khiến khối lượng giao dịch trên thị trường bùng nổ, làm quá tải hệ thống giao dịch của sở giao dịch chứng khoán, dẫn tới một số gián đoạn, bao gồm việc Sở Giao dịch Chứng khốn TP. Hồ Chí Minh (HOSE) đóng cửa sớm trong một số phiên giao dịch.
Biểu đồ 2-5: Giá trị giao dịch theo ngày
Tuy nhiên, hệ thống giao dịch của sàn giao dịch HOSE đã được nâng cấp tạm thời lên hệ thống do FPT - công ty công nghệ hàng đầu Việt Nam, phát triển vào ngày 5/7/2021, giúp nâng công suất của sàn từ 900.000 lên khoảng 4 triệu lệnh/ngày. Bên cạnh việc tăng dung lượng, hệ thống KRX, đang trong quá trình thử nghiệm, sẽ có các tính năng mới đáp ứng việc tăng khối lượng giao dịch và dự kiến sẽ hỗ trợ được giao dịch bán khống và giao dịch T+0 bao gồm việc loại bỏ yêu cầu phải có tiền trước khi mua hay có chứng khốn trước khi bán, cũng như khả năng thanh tốn cùng ngày. Nhìn chung, TTCK Việt Nam cũng đã trải qua một chặng đường hình thành, phát triển dài và đặc biệt 2 năm gần đây đã chứng kiến một bước tiến mới trong sự phát triển của TTCK với làn sóng tham gia của các nhà đầu tư mới cũng như các nỗ lực nâng cao hệ thống, chất lượng sản phẩm, dịch vụ cung cấp tới các nhà đầu tư. Các mảng dịch vụ kiến tạo nên một TTCK hiện đại vẫn đang được sắp xếp để đáp ứng