Khái niệm về năng lực cạnh tranh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần chứng khoán bảo việt (Trang 31 - 37)

Biểu đồ 2-24 : Cơ cấu và biến động lao động tại BVSC

7. Kết cấu của luận văn

1.2. TỔNG QUAN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CƠNG TY CHỨNG

1.2.1. Khái niệm về năng lực cạnh tranh

có nhiều cách hiểu khác nhau về thuật ngữ cạnh tranh và các cấp độ áp dụng, có thể ở cấp độ quốc gia, cấp độ ngành/doanh nghiệp hoặc sản phẩm.

Các lý luận về cạnh tranh có những nội hàm chủ yếu, tương đồng hoặc giống nhau, đó là:

- Cạnh tranh là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh doanh cùng một loại sản phẩm hàng hoá và cùng tiêu thụ trên một thị trường.

- Mục đích cuối cùng là tìm kiếm được lợi nhuận mong muốn để tồn tại và phát triển doanh nghiệp hoặc ngành sản phẩm. Để đạt được mục đích cơ bản cuối cùng đó, cuộc ganh đua trong kinh doanh phải tạo cho được những điều kiện, cơ hội tốt nhất nhằm giành được thị trường và mở rộng thị trường để tăng thị phần, trên cơ sở hạ thấp chi phí sản xuất-tiêu thụ và các hoạt động có liên quan, khơng ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm hoặc cung cấp các sản phẩm có sự khác biệt. Đó là các tiêu chí quan trọng nhất phản ánh năng lực cạnh tranh. - Cạnh tranh là một phạm trù kinh tế phản ánh hiện thực khách quan về cuộc ganh đua giữa các nhà kinh doanh trên thị trường và chịu tác động của quan hệ cung cầu sản phẩm.

1.2.1.1. Định nghĩa về năng lực cạnh tranh

Năng lực cạnh tranh là một khái niệm nhận được nhiều sự quan tâm từ các đối tượng đa dạng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như các nhà kinh tế, nhà tư bản công nghiệp, các chính trị gia, các nhà báo và các học giả trên khắp thế giới. Châu Âu, Hoa Kỳ và nhiều nước khác trên thế giới đã thành lập những Hội đồng về Năng lực cạnh tranh và cho xuất bản những sách trắng về vấn đề này. Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) và Viện quốc tế về Phát triển Quản lý (IMD) hàng năm đều ban hành những báo cáo về đo lường và xếp hạng năng lực cạnh tranh của các quốc gia. Bên cạnh đó các bộ ban ngành trong một quốc gia cùng các doanh nghiệp cũng quan tâm đến việc đánh giá và xếp hạng về năng lực cạnh tranh của mình trong việc so sánh với các đối thủ cạnh tranh.

Tuy nhiên, khi đi sâu tìm hiểu về vấn đề năng lực cạnh tranh nhằm có được những lý giải, giải thích chi tiết, người ta sẽ dễ dàng nhận thấy một khối lượng lớn những khái niệm định nghĩa và phương pháp đánh giá xoay quanh vấn đề này.

Michael Porter [27] từng đánh giá rằng: “Mặc dù mọi người đều nhận thức được tầm quan trọng của năng lực cạnh tranh, nhưng đây vẫn là một khái niệm chưa được hiểu một cách rõ ràng”. Krugman [23] cũng cùng chung một quan điểm

khi cho rằng “Hầu hết mọi người sử dụng cụm từ “năng lực cạnh tranh” mà khơng có sự suy xét cụ thể”.

Hiện nay, những kiến thức về năng lực cạnh tranh tập trung chủ yếu về các phạm trù khái niệm, nội dung và các yếu tố cấu thành của năng lực cạnh tranh. Trong suốt gần 2 thập kỷ qua, giới nghiên cứu kinh tế đã trải qua ít nhất 4 cuộc tranh luận mà đơi khi có sự tương quan qua lại lẫn nhau về các vấn đề thuộc về năng lực cạnh tranh, bao gồm: định nghĩa năng lực cạnh tranh, cấp độ của năng lực cạnh tranh, yếu tố cấu thành và cách đánh giá năng lực cạnh tranh, và tính hiệu quả của các chiến lược cạnh tranh.

Ở đây, chúng ta sẽ đề cập đến các định nghĩa về năng lực cạnh tranh nói chung và các cấp độ của năng lực cạnh tranh.

Định nghĩa năng lực cạnh tranh:

Năng lực cạnh tranh là một khái niệm đa chiều với nhiều tranh cãi tồn tại giữa các nhà hoạch định chính sách, các nhà kinh tế, các học giả ở nhiều nước khác nhau. Tuỳ vào hoàn cảnh và mức độ, mỗi cách thức tiếp cận khác nhau đem lại những định nghĩa khác nhau về năng lực cạnh tranh.

M. Porter [27] cho rằng “năng lực cạnh tranh chỉ có nghĩa khi xem xét ở cấp độ quốc gia là năng suất”.

Theo Krugman [23] thì “năng lực cạnh tranh chỉ ít nhiều phù hợp ở cấp độ doanh nghiệp vì ranh giới cận dưới ở đây rất rõ ràng, nếu công ty không bù đắp nổi chi phí thì hiện tại hoặc sau này sẽ phải từ bỏ kinh doanh hoặc phá sản”.

Nguyễn Vĩnh Thanh [10] cho rằng “năng lực cạnh tranh là khả năng của một công ty tồn tại trong kinh doanh và đạt được một số kết quả mong muốn dưới dạng lợi nhuận, giá cả, lợi tức hoặc chất lượng sản phẩm cũng như năng lực của nó để khai thác các cơ hội thị trường hiện tại và làm nảy sinh các thị trường mới”.

Theo 2 tiến sỹ Momaya và Ambastha [24], năng lực cạnh tranh định nghĩa một cách đơn giản chính là khả năng cạnh tranh. Ngày nay, đây là một khái niệm phổ biến nhằm để chỉ sức mạnh về mặt kinh tế của một quốc gia, một ngành kinh tế hoặc một doanh nghiệp khi so sánh với các đối thủ của nó trong nền kinh tế thị trường tồn cầu mà ở đó, hàng hố, dịch vụ, con người, kỹ năng và ý tưởng có thể dịch chuyển tự do không giới hạn bởi các biên giới địa lý.

Theo định nghĩa của Từ điển Bách khoa toàn thư của Việt Nam, năng lực cạnh tranh là khả năng của một mặt hàng, một đơn vị kinh doanh, hoặc một nước

giành thắng lợi (kể cả giành lại một phần hay toàn bộ thị phần) trong cuộc cạnh tranh trên thị trường tiêu thụ.

Định nghĩa về năng lực cạnh tranh thường được thể hiện ở từng cấp độ cụ thể của năng lực cạnh tranh, tuỳ theo mỗi cấp độ, năng lực cạnh tranh lại được xác định và định nghĩa chính xác với đặc thù của từng cấp độ đó.

Năng lực cạnh tranh về cơ bản là một khái niệm ở mức cơng ty. Một cơng ty có năng lực cạnh tranh nếu có thể sản xuất các sản phẩm dịch vụ chất lượng cao và chi phí thấp hơn đối thủ cạnh tranh ở trong nước và quốc tế. Năng lực cạnh tranh đồng nghĩa với kết quả lợi nhuận dài hạn và khả năng của nó để bồi hồn cho người lao động, tạo thu nhập cao cho các chủ sở hữu.

Năng lực cạnh tranh là thực lực và lợi thế của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh khác trong việc thoả mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng để thu được lợi nhuận ngày càng cao.

Như vậy năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phải được tạo ra từ thực lực của doanh nghiệp. Đây là yếu tố nội hàm của doanh nghiệp, khơng chỉ được tính bằng các yếu tố như cơng nghệ, tài chính, nhân lực, tổ chức quản trị doanh nghiệp... một cách riêng biệt mà cần đánh giá, so sánh với các đối thủ cạnh tranh trong hoạt động trên cùng một sản phẩm, lĩnh vực và thị trường.

Nếu những điểm mạnh, điểm yếu bên trong của doanh nghiệp không được đánh giá thông qua việc so sánh một cách tương ứng với các đối thủ cạnh tranh thì sẽ khơng có giá trị. Trên cơ sở các so sánh và đánh giá đó, để tạo năng lực cạnh tranh đòi hỏi doanh nghiệp phải tạo lập được lợi thế so sánh so với đối thủ. Nhờ lợi thế này, doanh nghiệp có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng mục tiêu cũng như lôi kéo được khách hàng của đối thủ cạnh tranh. Thực tế cho thấy, khơng một doanh nghiệp nào có thể thoả mãn đầy đủ những yêu cầu của khách hàng. Doanh nghiệp có lợi thế về mặt này và hạn chế về mặt khác. Tuy nhiên, doanh nghiệp phải nhận biết được điều này và cố gắng phát huy những điểm mạnh để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.

1.2.1.2. Cấp độ của năng lực cạnh tranh

Cấp độ của năng lực cạnh tranh là phạm trù đạt được sự thống nhất cao giữa các học giả trên thế giới. Hầu hết các học thuyết, nghiên cứu về năng lực cạnh tranh đều chia khái niệm này trên 3 mức cấp độ khác nhau là năng lực cạnh tranh cấp quốc gia, cấp ngành và cấp doanh nghiệp.

Đây là nội dung thường được phân tích theo quan điểm tổng thể, chú trọng vào môi trường kinh tế vĩ mơ và thể hiện vai trị của chính phủ.

Theo Giáo sư Michael Porter [26] định nghĩa năng lực cạnh tranh cấp quốc gia là năng suất mà một quốc gia sử dụng các nguồn nhân lực, tài lực và vật lực của mình. Đối với Michael Porter, mấu chốt của năng lực cạnh tranh quốc gia chính là năng suất.

Theo Uỷ ban Cạnh tranh Công nghiệp của Mỹ thì “cạnh tranh đối với một quốc gia là mức độ mà ở đó, dưới điều kiện thị trường tự do và cơng bằng, có thể sản xuất các hàng hóa và dịch vụ đáp ứng được các địi hỏi của thị trường quốc tế, đồng thời duy trì và nâng cao được thu nhập thực tế của người dân nước đó”.

Hầu hết các học giả kinh tế trên thế giới đều có cùng quan điểm rằng năng lực cạnh tranh ở cấp độ quốc gia chính là năng suất lao động tồn quốc, và kết quả đi liền theo là chất lượng cuộc sống của người dân tại quốc gia đó.

1.2.1.2.2. Cạnh tranh ở cấp độ ngành

Ở cấp độ ngành, năng lực cạnh tranh là khả năng của các công ty trong cùng một ngành đạt được những thành công ổn định trước các đối thủ cạnh tranh nước ngồi mà khơng có sự bảo hộ hay hỗ trợ từ phía chính phủ.

Để đo lường năng lực cạnh tranh cấp ngành, người ta thường sử dụng các tiêu chí như là tổng lợi nhuận của các công ty trong cùng một ngành, cán cân thương mại của ngành cơng nghiệp đó, cán cân đầu vào và đầu ra của nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài, và các biện pháp đo lường trực tiếp mức chi phí và chất lượng ở cấp độ ngành. Năng lực cạnh tranh ở cấp độ ngành công nghiệp là một chỉ báo về thực trạng kinh tế quốc gia tốt hơn so với năng lực cạnh tranh ở cấp cơng ty. Ngun nhân của điều này có thể là vì sự thành cơng của một cơng ty duy nhất có thể là do các yếu tố riêng có của cơng ty đó mà khó có thể mơ phỏng hay nhân rộng ra các công ty khác. Trong khi đó, sự thành cơng của một số cơng ty trong cùng một ngành công nghiệp lại thường là bằng chứng của các yếu tố mang tính chất quốc gia và có thể được nhân rộng và cải tiến trên nhiều cơng ty khác trong cùng một ngành đó.

Theo quan niệm cạnh tranh dựa trên yếu tố năng suất tồn bộ, một ngành cơng nghiệp được coi là cạnh tranh khi mức độ yếu tố năng suất tồn bộ bằng hoặc cao hơn mức nào đó của đối thủ cạnh tranh. Yếu tố này quan tâm đến hiệu quả sản xuất trong việc sử dụng yếu tố đầu vào của vốn và lao động để tạo ra năng suất lao động cao hơn, góp phần tăng cạnh tranh của ngành.

Cũng như cạnh tranh ở cấp độ quốc gia, các quan niệm và cách tính tốn về cạnh tranh có thể khác nhau nhưng kết quả cuối cùng là ngành đứng vững trên thị trường dựa trên các yếu tố như hiệu quả trong sản xuất-kinh doanh, sử dụng công nghệ tiên tiến.

1.2.1.2.3. Cạnh tranh ở cấp độ sản phẩm/doanh nghiệp

Có nhiều quan niệm khác nhau về cạnh tranh ở cấp độ sản phẩm/doanh nghiệp, tuy nhiên đều có điểm chung là nghiên cứu cạnh tranh ở cấp độ vi mô.

Ở cấp độ doanh nghiệp, khái niệm về năng lực cạnh tranh được đưa ra bởi nhiều tổ chức, nhiều nhà kinh tế với những nội dung không tương đồng, thống nhất. Theo Báo cáo cạnh tranh toàn cầu bản phát hành năm 1990 (IDM&WEF 1990) [20], năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp là khả năng doanh nghiệp đó hoạch định, sản xuất và tiếp thị hàng hoá, dịch vụ, giá cả và các yếu tố phi giá của mình để tạo nên những sản phẩm tổng thể hấp dẫn hơn sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.

Ở góc độ tiếp cận mang tính chất quản lý và chiến lược, Michael Porter [25] đã định nghĩa năng lực cạnh tranh doanh nghiệp là một nhiệm vụ trong quá trình phát triển năng động, của sự sáng tạo và là khả năng có thể thay đổi và cải tiến.

Giáo sư Attila Chikán [19] của Đại học Budapest cũng có cùng một quan điểm nhưng làm rõ nghĩa và cụ thể hơn khi định nghĩa năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng cơ bản của doanh nghiệp đó trong việc nhận thức những thay đổi của môi trường bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp đó, và khả năng thích nghi với những thay đổi này để tạo ra các dòng lợi nhuận đảm bảo cho hoạt động lâu dài bền vững của doanh nghiệp.

Ở cấp độ sản phẩm, Theo Keinosuke Ono và Tatsuyuki [3] sản phẩm cạnh tranh tốt là “sản phẩm hội tụ đủ các yếu tố chất lượng, giá cả, thời gian giao hàng, dịch vụ trong và sau khi bán hàng. Trong đó yếu tố quan trọng nhất là chất lượng sản phẩm”.

Tôn Thất Nguyễn Thiêm [12] cho rằng “sản phẩm cạnh tranh là sản phẩm đem lại giá trị tăng cao hơn hoặc mới lạ hơn để khách hàng lựa chọn sản phẩm của mình chứ không phải lựa chọn sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh. Cạnh tranh khơng phải mang tính chất nhất thời mà là một quá trình liên tục”.

Tóm lại, NLCT ở cấp độ doanh nghiệp/cơng ty xét theo nghĩa rộng là bất cứ khả năng nào giúp cho doanh nghiệp/công ty tăng trưởng và phát triển hay ít nhất là giữ nguyên được vị trí của mình trước các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

Xét theo nghĩa hẹp đó là khả năng giúp doanh nghiệp/cơng ty có thể tồn tại, duy trì hay tăng thị phần, lôi kéo khách hàng trên thị trường dùng sản phẩm dịch vụ để gia tăng giá trị tài sản, thị phần, doanh số và lợi nhuận cho doanh nghiệp/công ty.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần chứng khoán bảo việt (Trang 31 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)