ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần chứng khoán bảo việt (Trang 123 - 125)

Biểu đồ 2-24 : Cơ cấu và biến động lao động tại BVSC

7. Kết cấu của luận văn

3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT

NAM

3.1.1. Quan điểm phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam:

Sự phát triển của TTCK là tất yếu khách quan, bởi vậy Chính phủ Việt nam đã liên tục ban hành và đưa ra các chính sách, định hướng phát triển phù hợp với sự phát triển của đất nước cũng như hội nhập kinh tế quốc tế.

Quyết định số 252/QĐ-TTg ngày 1/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2011- 2020 nêu rõ chủ trương của Nhà nước là xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, hình thành một hệ thống thị trường chứng khoán đồng bộ và thống nhất trong tổng thể thị trường tài chính của đất nước, tập trung phát triển, mở rộng thị trường chứng khốn có tổ chức, thu hẹp thị trường tự do đồng thời đặc biệt coi trọng vấn đề chất lượng và sự an toàn của thị trường, từng bước tiếp cận với các thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Để phát triển thị trường được lành mạnh, hiệu quả thì việc phát triển thị trường chứng khoán theo hướng gắn kết với việc cải cách, sắp xếp khu vực doanh nghiệp nhà nước, tạo động lực cho các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế cả về năng lực tài chính và quản trị doanh nghiệp là trọng yếu và rất cần thiết. Theo đó, Nhà nước thực hiện quản lý bằng cơng cụ pháp luật, có các chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện để thị trường chứng khoán phát triển ổn định, vững chắc; phát huy vai trò của các tổ chức tự quản, hiệp hội nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp và khuyến khích các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán.

Sau 25 năm (28/11/1996-28/11/2021) phát triển, TTCK Việt Nam đã có những thành tựu vượt bậc, khẳng định được vai trò như một trụ cột khơng thể thiếu trong thị trường tài chính, giúp các doanh nghiệp huy động nguồn vốn dài hạn để phục vụ sản xuất, kinh doanh (huy động vốn qua TTCK năm 2020 đạt trên 37% GDP), giúp các nhà đầu tư có một kênh đầu tư sinh lời minh bạch, hiệu quả. Tuy nhiên, TTCK Việt Nam mới qua giai đoạn đầu phát triển, qui mô chưa tương xứng với nền kinh tế, tỷ lệ người dân có tài khoản chứng khốn cịn thấp, đầu tư vẫn mang nặng tính đầu cơ hơn

là chú trọng tìm kiếm các giá trị dài hạn. Để TTCK phát triển bền vững, tương xứng với qui mơ nền kinh tế cần có những định hướng, giải pháp mang tầm chiến lược.

Vừa qua Bộ Tài chính đã báo cáo Chính phủ về Chiến lược TTCK đến 2030- 2045, với quan điểm phát triển TTCK đồng bộ, thống nhất trong tổng thể thị trường tài chính, gắn liền với đổi mới mơ hình tăng trưởng và tái cơ cấu nền kinh tế, đảm bảo liên kết thị trường tài chính với thị trường tiền tệ; mở rộng và nâng cao chất lượng TTCK trên cơ sở chú trọng ứng dụng công nghệ (công nghệ thông tin, chuyển đổi số…); quản lý giám sát bằng pháp luật, đảm bảo minh bạch, an toàn, bền vững, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư…

3.1.2. Mục tiêu phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam

Mục tiêu đặt ra là phát triển TTCK trở thành kênh dẫn vốn trung và dài hạn chủ yếu của nền kinh tế, hội nhập gắn với thị trường khu vực và quốc tế.

Cụ thể, phát triển TTCK theo chiều sâu, nâng cao chất lượng và tính thanh khoản; thị trường cổ phiếu đạt tối thiểu 85% GDP đã điều chỉnh năm 2025, đạt 110% GDP năm 2030; thị trường trái phiếu đạt 47% năm 2025, đạt 58% GDP năm 2030; cơ cấu cổ phiếu, trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp trên thị trường hợp lý; tốc độ tăng qui mơ giao dịch chứng khốn phái sinh đạt 20-30%/năm, số lượng nhà đầu tư chứng khoán phái sinh đạt 5% dân số năm 2025, đạt 8% dân số năm 2030; cơ cấu nhà đầu tư tổ chức, nhà đầu tư chuyên nghiệp, nhà đầu tư cá nhân và trong nước, ngoài nước trên thị trường phái sinh hợp lý.

Thành lập Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam, cơ cấu lại Sở Giao dịch chứng khốn TP. Hồ Chí Minh (HOSE) và Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX); tổ chức lại Trung tâm Lưu lưu ký chứng khoán Việt Nam thành Tổng công ty Lưu ký chứng khốn và thanh tốn bù trừ; đồng bộ các cơng nghệ giao dịch và thanh toán chứng khoán; hướng tới nâng hạng TTCK Việt Nam trước năm 2025 theo các tiêu chuẩn phân hạng phù hợp; nâng cao năng lực của các cơng ty chứng khốn, cơng ty quản lý quỹ, các quỹ đầu tư ETF, quỹ đầu tư trái phiếu... Đảm bảo vận hành TTCK an toàn, lành mạnh, minh bạch, nâng cao năng lực quản lý, giám sát; xây dựng cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành trong kiểm tra, giám sát, xử lý các vi phạm. Chủ động hội nhập quốc tế, phấn đấu trở thành một trong 4 TTCK lớn trong ASEAN.

Để thực hiện mục tiêu trên, sẽ có các nhóm giải pháp tổng thể về hồn thiện khung khổ pháp lý; nâng cao năng lực quản lý, giám, sát và cưỡng chế thực thi; tăng cung hàng hóa có chất lượng cho thị trường; đa dạng hóa cơ cấu nhà đầu tư, tổ chức

thị trường hiện đại, phát triển các tổ chức trung gian thị trường; phối hợp nhịp nhàng chính sách tài khóa và tiền tệ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần chứng khoán bảo việt (Trang 123 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)