1.3. Kinh nghiệm của một số quốc gia về hoạt động đầu tư
1.3.1. Hoạt động đầu tư các quỹ Bảo hiểm xã hội tại Malaysia
Hiện nay, Malaysia có 03 cơ quan quản lý đầu tư các quỹ BHXH lớn, bao gồm: Quỹ phòng xa cho người lao động (EPF); Quỹ hưu trí của người lao động thuộc khu vực nhà nước (KWAP); Tổ chức an sinh xã hội Malaysia (Socso), hoạt động của từng quỹ như sau:
a) Quỹ phòng xa cho người lao động (EPF)
Quỹ phòng xa cho người lao động (gọi tắt là EPF) được thành lập năm 1951, là quỹ hưu trí bắt buộc cho người lao động khu vực tư nhân, chịu sự quản lý của Bộ Tài chính. Tính đến hết năm 2018, tổng tài sản của Quỹ đạt trên 200 tỷ USD, là quỹ hưu trí cơng có tổng tài sản lớn thứ 7 trên thế giới. Theo Luật hoạt động của EPF, hoạt động đầu tư của EPF phải đáp ứng yêu cầu bảo tồn và tăng trưởng quỹ tạo ra thu nhập ổn định trong thời gian dài.
Cơ cấu tổ chức của EPF có Hội đồng quản lý gồm đại diện Bộ Tài chính, các Bộ và các chuyên gia trong lĩnh vực lao động xã hội và đầu tư. Đối với hoạt động đầu tư, EPF có Hội đồng đầu tư trực thuộc Hội đồng quản lý. Hội đồng đầu tư đề xuất phân bổ tài sản chiến lược trong trung hạn để Hội đồng quản lý báo cáo Bộ Tài chính phê duyệt và có trách nhiệm rà sốt, đánh giá hiệu quả đầu tư của Quỹ hàng quý.
EPF có chính sách phân bổ tài sản đầu tư chiến lược như sau: định kỳ 3 năm, Hội đồng quản lý báo cáo Bộ Tài chính phê duyệt hạn mức đầu tư theo từng loại tài sản. Đối với hạn mức hiện nay, trái phiếu không thấp hơn 51% và cổ phiếu không thấp hơn 36%. Bất động sản và hạ tầng không quá 10%, tài sản khác không quá 3%.
EPF lựa chọn thuê tổ chức ủy thác đầu tư bằng cách chọn khoảng 10 tổ chức quản lý tài sản hoạt động hiệu quả trên thị trường (về tỷ suất sinh lời và quy mô tài sản quản lý) để đấu thầu và chọn ra 4 tổ chức để ủy thác quản lý tài sản của EPF.
Bên cạnh sự giám sát của Hội đồng đầu tư, Bộ phận quản lý rủi ro của EPF họp 2 lần/tháng để rà soát danh mục tài sản, trưởng các bộ phận đầu tư họp 1 tuần/lần để đánh giá các danh mục đầu tư. Quỹ phải định giá tài sản theo giá thị trường và trích lập dự phịng theo chuẩn mực kế toán quốc tế. Từng nhân viên đầu tư được cấp hạn mức để mua/bán tài sản, đối với các khoản đầu tư lớn phải báo cáo lên Hội đồng đầu tư chấp thuận.
Đầu những năm 1980, 99% tài sản của EPF được đầu tư vào TPCP của Malaysia và gửi tiền. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả đầu tư cao hơn, EPF đã từng bước đầu tư vào thị trường cổ phiếu (đầu những năm 1990), đầu tư trên thị trường quốc tế (từ 2006) và đầu tư vào hạ tầng, bất động sản (từ 2010). Tính đến cuối năm 2018, phân bổ tài sản của Quỹ như sau:
(1) Phân theo loại tài sản: 54% tổng tài sản của Quỹ phân bổ vào trái phiếu lãi suất cố định (90% trái phiếu thị trường trong nước, 10% trái phiếu quốc tế và chủ yếu nắm giữ đến ngày đáo hạn). Đối với TPCP trong nước, Quỹ trực tiếp đầu tư, chủ yếu nắm giữ đến ngày đáo hạn (Quỹ nắm giữ 32% tổng giá trị thị trường TPCP nội địa). Đối với trái phiếu doanh nghiệp và trái phiếu trên thị trường quốc tế, EPF thuê ngoài và ủy thác qua các tổ chức đầu tư có uy tín. 40% tài sản phân bổ vào cổ phiếu, trong đó 50% đầu tư trong
nước (chiếm khoảng 20% thị trường cổ phiếu Malaysia, EPF chủ yếu đầu tư vào các doanh nghiệp có quy mơ vốn hóa lớn), 50% đầu tư ra nước ngoài; 6% đầu tư vào dự án hạ tầng cơ sở và bất động sản.
(2) Phân theo thị trường: 73% đầu tư tại thị trường trong nước, 27% đầu tư ra nước ngồi tại 40 quốc gia (trong đó khoảng 70% đầu tư vào trái phiếu, 30% đầu tư vào cổ phiếu và bất động sản).
Về bộ máy nhân sự thực hiện hoạt động đầu tư, có 368 người/ 5.800 nhân viên của EPF, trong đó 80% nhân viên của bộ phận đầu tư là các nhà đầu tư có kinh nghiệm từ các quỹ đầu tư về làm việc cho EPF, còn lại 20% làm việc tại các bộ phận hành chính, cơng nghệ thơng tin và hỗ trợ.
b) Quỹ hưu trí của người lao động thuộc khu vực nhà nước (KWAP) Quỹ hưu trí Malaysia (gọi tắt là KWAP) là quỹ hưu trí lớn thứ 2 tại Malaysia, được thành lập năm 2007 dưới đạo luật hỗ trợ các quỹ để đầu tư thanh tốn các chi phí trong tương lai (trước đó tiền lương hưu cho khu vực cơng do ngân sách chi trả). Quỹ chỉ quản lý các khoản thu của Chính phủ, nhiệm vụ của KWAP là tăng trưởng quỹ chưa phải chi trả hưu trí của Chính phủ. Mục tiêu, nhiệm vụ và giá trị của Quỹ là hỗ trợ cho Chính phủ Malaysia xây dựng chế độ linh hoạt, bền vững, với nhiệm vụ đầu tư tốt nhất để đem lại lợi ích cao nhất cho người tham gia và có chuỗi giá trị tốt nhất để cung cấp cho người tham gia.
Với tổng quy mô quỹ KWAP đang quản lý là 140,8 tỷ USD, trở thành một trong những tổ chức đầu tư quan trọng của đất nước. Kwap đầu tư đa dạng trong nước và quốc tế dưới các hình thức đầu tư cổ phiếu trong nước và nước ngồi, chứng khốn thu nhập cố định, cơng cụ thị trường tiền tệ, cổ phần tư nhân và bất động sản.
Mặc dù KWAP là cơ quan không thuộc Chính phủ, nhưng mọi hoạt động đầu tư quỹ của Kwap phải báo cáo Bộ Tài chính, Chủ tịch Hội đồng đầu tư do
Bộ trưởng Bộ Tài chính bổ nhiệm. Hội đồng quản trị của Kwap gồm 11 người, trong đó có các đại diện của Bộ Tài chính, Ngân hàng Trung ương, Văn phịng Chính phủ, đại diện chủ sử dụng lao động và đại diện người tham gia lao động.
KWAP có nhiều chi nhánh và các cơng ty trực thuộc ở Châu Âu, có các đối tác liên kết mà KWAP nắm giữ khoảng 33-34% cổ phần, ngồi ra cịn có các hình thức liên doanh.
Nguồn quỹ được hình thành của KWAP bao gồm: hàng năm Chính phủ Malaysia trích tối đa 5% ngân sách vào quỹ của KWAP; 17,5% lương của người lao động đóng; cịn lại 77,5% nguồn quỹ được hình thành từ các khoản thu từ Chính phủ như thu quỹ từ lực lượng vũ trang, dịch vụ công… và các khoản thu khác từ đầu tư quỹ.
Hiện nay KWAP đang đầu tư tại 35 quốc gia trên thế giới với tổng đầu tư ra nước ngồi chiếm 42,6% tổng tài sản quỹ. Số cịn lại 57,4% tổng tài sản được đầu tư tại Malaysia, trong đó đầu tư trái phiếu hồi giáo chiếm 21,6%.
Trong 10 năm trở lại đây, lợi nhuận đầu tư bình quân tài sản quỹ của KWAP thu được khoảng 6,5%/năm. Sở dĩ lợi nhuận thu được khá cao là do Kwap có những chính sách đầu tư phù hợp trong bối cảnh điều kiện kinh tế, chính trị của thế giới. Ví dụ như năm 2007, khi KWAP mới được thành lập, quỹ này chủ yếu tập trung đầu tư TPCP, nhưng lợi nhuận của danh mục đầu tư này dần giảm sút, quỹ đã thay đổi danh mục đầu tư sang cổ phiếu và các tài sản thay thế khác. Những năm gần đây thu nhập cố định từ đầu tư TPCP chỉ chiếm 4-5% tổng thu lợi nhuận, còn các tài sản đầu tư thay thế phát sinh khác mang lại lợi nhuận cao hơn thu nhập cố định từ TPCP.
c) Tổ chức an sinh xã hội Malaysia (Socso)
Tổ chức an sinh xã hội Malaysia (gọi tắt là Socso) được thành lập theo luật an sinh xã hội năm 1969 và hoạt động năm 1971 dưới sự điều hành của
Bộ Nhân lực Malaysia. Quỹ quản lý chế độ bảo hiểm tai nạn lao động và chế độ bảo hiểm hưu trí cho thương binh và chế độ bảo hiểm việc làm.
Hiện tại tổng tài sản của Socso đang quản lý khoảng 7 tỷ USD. Với tổng số tiền trên, hoạt động đầu tư của Socso thực hiện như sau:
Socso chịu sự điều hành của Bộ Nhân lực, tuy nhiên trong một số trường hợp cần thiết Socso phải báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính. Bộ máy hoạt động cảu Socso có Hội đồng quản lý gồm Chủ tịch, 03 Phó Chủ tịch và 01 đại diện liên quan đến bảo hiểm việc làm. Với tổng số 2.907 cán bộ, Socso có 54 chi nhánh trên khắp đất nước Malaysia. Hội đồng đầu tư trực thuộc HĐQL chịu trách nhiệm xây dựng chiến lược, phân bổ tài sản chiến lược đầu tư bao gồm Chủ tịch HĐQL kiêm Chủ tịch Hội đồng đầu tư, 02 thành viên HĐQL đại diện cho chủ sử dụng lao động và đại diện người lao động, Tổng Giám đốc của Socso, 01 đại diện của Bộ Tài chính, 03 chuyên gia đầu tư tài chính được bổ nhiệm bởi Bộ trưởng.
Về chính sách đầu tư, Socso quản lý 03 quỹ gồm Quỹ an sinh xã hội cho người lao động, Quỹ an sinh xã hội cho người lao động tự tạo việc làm và Quỹ bảo hiểm việc làm. Quy trình đầu tư của Socso bao gồm đánh giá các khoản đầu tư, sàng lọc cơ hội đầu tư trong nội bộ được Socso đánh giá, xếp loại theo từng quý dựa trên chiến lược của Socso, sau đó đưa ra đề xuất đầu tư theo khuôn khổ pháp lý hiện hành và quy trình, quy chế nội bộ đơn vị. Sau đó chuyển đề xuất lên Hội đồng quản lý, trình Bộ Nhân lực để quyết định.
Về giám sát hoạt động đầu tư và quản lý rủi ro, Ban Đầu tư của Socso đưa ra đánh giá quản lý rủi ro hàng ngày, hoạt động này dành cho tất cả các hoạt động đầu tư của Socso, báo cáo Ủy ban quản lý rủi ro (Ủy ban quản lý rủi ro phải đánh giá độc lập tất cả các hoạt động nội bộ) trình lên Hội đồng và Kiểm tốn (Hội đồng và Kiểm toán phải đánh giá độc lập đảm bảo tính minh bạch). Sau đó đưa ra hạn mức đầu tư cho từng loại tài sản như hạn mức đầu tư
thị trường tiền tệ > 5%.
Về phân bổ quỹ đầu tư năm 2017, TPCP chiếm 64,54%; trái phiếu doanh nghiệp chiếm 11,63%; gửi tiền chiếm 18,7%; cổ phiếu chiếm 20,8%; bất động sản chiếm 2,33%.