Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đầu tư của bảo hiểm xã hội việt nam (Trang 71 - 75)

2.3. Đánh giá hoạt động đầu tư quỹ giai đoạn 2016-2020

2.3.1. Kết quả đạt được

Qua 25 năm thành lập và phát triển, BHXH Việt Nam nói chung và hoạt động đầu tư quỹ nói riêng đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật. Cụ thể:

Thứ nhất, tổ chức bộ máy thực hiện hoạt động đầu tư đã được hình

chức năng tổ chức thực hiện các hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ là Vụ Quản lý đầu tư quỹ.

Thứ hai, hệ thống văn bản pháp lý được ban hành kịp thời, ngày càng

chi tiết và có tính pháp lý cao. Hiện nay, BHXH Việt Nam thực hiện hoạt động đầu tư quỹ theo Nghị định số 30/2016/NĐ-CP của Chính phủ, văn bản có tính pháp lý cao nhất quy định chi tiết về hoạt động đầu tư các quỹ BHXH, BHYT, BHTN từ trước đến nay. Trên cơ sở quy định của Nghị định 30/2016/NĐ-CP của Chính phủ, BHXH Việt Nam đã ban hành các Quy chế, quy trình nội bộ như:

- Quy chế quản lý đầu tư các quỹ. - Quy trình đấu thầu TPCP.

- Quy trình phối hợp giữa các đơn vị trong BHXH Việt Nam. Phân tích đánh giá các chỉ tiêu tài chính của các ngân hàng thương mại... làm căn cứ để triển khai các hoạt động đầu tư quỹ chặt chẽ, đảm bảo an tồn, phịng tránh rủi ro.

Thứ ba, quy mô đầu tư quỹ ngày càng lớn, thể hiện sự tăng trưởng của

quỹ về mặt quy mơ. Tính đến 31/12/2020, số dư lũy kế đầu tư quỹ đã đạt hơn 897.715 tỷ đồng. Quy mô nguồn vốn lớn một mặt yêu cầu BHXH Việt Nam phải nâng cao năng lực quản lý, mặt khác cũng là điều kiện thuận lợi cho BHXH Việt Nam có nhiều cơ hội và lợi thế trên thị trường tài chính.

Thứ tư, hình thức đầu tư dần được mở rộng và thay đổi theo hướng phù

hợp giữa các văn bản pháp quy. Từ năm 2016, theo quy định của Luật BHXH 2014 và Nghị định số 30/2016/NĐ-CP của Chính phủ, đối tượng đầu tư là các Ngân hàng đã được mở rộng hơn, từ “Ngân hàng thương mại của Nhà nước” chuyển thành “Ngân hàng thương mại”. Bên cạnh đó, hình thức đầu tư “cho vay” cũng được chuyển thành “gửi tiền, mua trái phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi…”. Việc chuyển đổi hình thức đầu tư này là phù hợp với Luật các tổ

chức tín dụng. Ngồi ra, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 1191/QĐ-TTg ngày 14/8/2017 về Phê duyệt lộ trình phát triển thị trường trái phiếu giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến năm 2030, BHXH Việt Nam sẽ từng bước triển khai “Thực hiện đầu tư TPCP chủ yếu thông qua phương thức đấu thầu trên thị trường phù hợp với việc cải cách quản lý dòng tiền và phương thức đầu tư của BHXH Việt Nam. Nghiên cứu cho phép BHXH Việt Nam đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp có xếp hạng tín nhiệm cao (ngồi việc gửi tiền, mua chứng chỉ tiền gửi và trái phiếu của các ngân hàng có chất lượng tốt) sau khi Luật BHXH được sửa đổi.”.

Thứ năm, hoạt động đầu tư quỹ của BHXH Việt Nam thực hiện theo

đúng các quy định của Nhà nước và pháp luật, đảm bảo nguyên tắc an toàn, thu hồi được vốn khi cần thiết. Công tác quản lý hoạt động đầu tư quỹ ngày càng chuyên nghiệp và nề nếp, khắc phục được những hạn chế thời kỳ trước. Cụ thể:

- Công tác lập Phương án đầu tư quỹ hàng năm: Thực hiện các quy định của Pháp luật và chỉ đạo của HĐQL BHXH Việt Nam, hàng năm, BHXH Việt Nam đều xây dựng Phương án đầu tư các quỹ BHXH, BHYT, BHTN trình HĐQL BHXH Việt Nam thông qua. Trên cơ sở ý kiến của HĐQL BHXH Việt Nam, BHXH Việt Nam tổ chức triển khai các hoạt động đầu tư quỹ trong năm, bám sát Phương án đầu tư đã được phê duyệt, kịp thời xin ý kiến HĐQL BHXH Việt Nam khi phát sinh vướng mắc.

- Công tác theo dõi gốc, lãi các hợp đồng đầu tư: BHXH Việt Nam đã xây dựng được một hệ thống sổ sách theo dõi chi tiết gốc, lãi của tất cả các hợp đồng phát sinh, có sự rà sốt, kiểm tra, đối chiếu chéo giữa các bộ phận nghiệp vụ, đảm bảo chặt chẽ, đầy đủ, tránh tình trạng bỏ sót, theo dõi thiếu gốc, lãi như các giai đoạn trước.

- Công tác đối chiếu được thực hiện thường xuyên, liên tục giữa các bộ phận trong Vụ Quản lý đầu tư quỹ, giữa Vụ Quản lý đầu tư quỹ và Vụ Tài chính - Kế toán, giữa BHXH Việt Nam và các đối tượng đầu tư. Việc đối chiếu kịp thời giúp BHXH Việt Nam theo dõi gốc, lãi đầu tư kịp thời, số liệu có sự đối chiếu, rà sốt liên tục nên tránh được sai sót.

- Cơng tác quản lý rủi ro: Mặc dù lĩnh vực được phép đầu tư từ quỹ BHXH hiện nay là khá an toàn, tuy nhiên BHXH Việt Nam cũng chủ động trong việc phòng ngừa và quản lý rủi ro trong hoạt động đầu tư các quỹ. Cụ thể: Ban hành Quy chế trích lập và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro trong hoạt động đầu tư quỹ (Quyết định số 976/QĐ-BHXH); Thực hiện nghiêm túc việc trích lập dự phịng từ tiền sinh lời của hoạt động đầu tư theo đúng quy định; phân tích, đánh giá các chỉ tiêu đảm bảo an tồn tài chính của các Ngân hàng thương mại trong danh sách Ngân hàng thương mại hoạt động lành mạnh được Ngân hàng Nhà nước xếp loại tín nhiệm, từ đó tham mưu cho lãnh đạo lựa chọn Ngân hàng để đầu tư, đảm bảo an toàn, kiểm sốt rủi ro đầu tư.

- Cơng tác báo cáo: Hàng năm, BHXH Việt Nam báo cáo Ủy ban các vấn đề xã hội, Bộ Lao động thương binh và xã hội và định kỳ 03 tháng một lần báo cáo HĐQL BHXH Việt Nam về tình hình quản lý hoạt động đầu tư. Hàng tháng, Vụ Quản lý đầu tư quỹ báo cáo Tổng Giám đốc theo đúng quy định. Ngoài ra, khi hoạt động đầu tư quỹ phát sinh vướng mắc, BHXH Việt Nam đều chủ động, kịp thời báo cáo các cấp có thẩm quyền để xin ý kiến giải quyết.

- Quy mơ, hình thức và cơ cấu đầu tư quỹ BHXH

+ Quy mô đầu tư quỹ ngày càng lớn, thể hiện sự tăng trưởng của quỹ, số dư đầu tư quỹ và lợi nhuận thu từ đầu tư hàng năm đều tăng về số tuyệt đối, quỹ BHXH được bảo toàn, tăng trưởng giá trị. Tỷ lệ lãi đầu tư bình quân luôn tăng trưởng dương và vượt cao so với chỉ số lạm phát. Danh mục, hình

thức đầu tư dần được thay đổi theo hướng phù hợp tình hình phát triển kinh tế đất nước và quy định pháp luật.

Quy mô nguồn vốn lớn một mặt yêu cầu BHXH Việt Nam phải nâng cao năng lực quản lý, mặt khác cũng là điều kiện thuận lợi cho BHXH Việt Nam có nhiều cơ hội và lợi thế trên thị trường tài chính.

+ Hình thức đầu tư dần được mở rộng và thay đổi theo hướng phù hợp giữa các văn bản pháp quy. Từ năm 2016, theo quy định của Luật BHXH số 58/2014/QH13 và Nghị định số 30/2016/NĐ-CP, đối tượng đầu tư là các Ngân hàng đã được mở rộng hơn, từ “Ngân hàng thương mại của Nhà nước” chuyển thành “Ngân hàng thương mại”. Bên cạnh đó, hình thức đầu tư “cho vay” cũng được chuyển thành “gửi tiền, mua trái phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi...”. Việc chuyển đổi hình thức đầu tư này là phù hợp với Luật các tổ chức tín dụng.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 1191/QĐ-TTg ngày 14/8/2017 về Phê duyệt lộ trình phát triển thị trường trái phiếu giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến năm 2030, BHXH Việt Nam sẽ từng bước triển khai “thực hiện đầu tư TPCP chủ yếu thông qua phương thức đấu thầu trên thị trường phù hợp với cải cách quản lý dòng tiền và phương thức đầu tư của BHXH Việt Nam. Nghiên cứu cho phép BHXH Việt Nam đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp có xếp hạng tín nhiệm cao (ngồi việc gửi tiền, mua chứng chỉ tiền gửi và trái phiếu của các ngân hàng có chất lượng tốt) sau khi Luật BHXH được sửa đổi”. BHXH Việt Nam đã tích cực tham gia đấu thầu TPCP và hiện là nhà đầu tư TPCP lớn nhất thị trường sơ cấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đầu tư của bảo hiểm xã hội việt nam (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)