3.1. Định hướng hoạt động đầu tư trong thời gian tới
3.1.1. Đảm bảo cân đối các quỹ bảo hiểm, nguồn kinh phí đầu tư
a) Tiếp tục thực hiện sắp xếp, kiện toàn, tinh gọn đầu mối bên trong cơ quan BHXH Việt Nam gắn với tinh giản biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo Nghị quyết số 18-NQ/TW, Nghị quyết số 28-NQ-TW và cơ chế tiền lương theo Nghị quyết số 27 NQ/TW nhằm giảm chi phí quản lý BHXH, BHYT, BHTN, góp phần quản lý hiệu quả các quỹ bảo hiểm, cụ thể:
(1) Nghiên cứu thực hiện sắp xếp tổ chức theo khu vực liên huyện, giảm tối đa cấp trung gian, giảm cấp phó; giảm tối thiểu 10% biên chế so với năm 2015. Giảm tối thiểu 10% chi hoạt động bộ máy của cơ quan BHXH Việt Nam tương ứng với số biên chế giảm.
(2) Từ năm 2021 đến năm 2030
- Tiếp tục tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng, sử dụng hiệu quả đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức BHXH Việt Nam.
- Tiếp tục rà soát, đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy theo các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
- Tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện chi phí quản lý BHXH, BHYT, BHTN giai đoạn 2019-2021 để trình cấp có thẩm quyền quyết định theo hướng giảm dần tỷ lệ chi phí quản lý BHXH, BHYT, BHTN giai đoạn tiếp theo.
b) Sửa đổi, bổ sung và hồn thiện các quy định tại Luật BHXH, trong đó chú trọng:
(1) Sửa đổi quy định về điều kiện thời gian tham gia BHXH tối thiểu hưởng chế độ BHXH theo hướng linh hoạt đồng thời với việc điều chỉnh cách tính lương hưu theo các ngun tắc đóng - hưởng, cơng bằng, bình đẳng, chia sẻ và bền vững. Mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc sang các nhóm đối tượng khác. Đẩy nhanh quá trình gia tăng số lao động tham gia BHXH trong khu vực phi chính thức.
(2) Sửa đổi, khắc phục các bất hợp lý về chế độ bảo hiểm hưu trí hiện nay theo hướng linh hoạt hơn về điều kiện hưởng chế độ hưu trí, chặt chẽ hơn trong quy định hưởng chế độ BHXH một lần, tăng tuổi nghỉ hưu bình quân thực tế của người lao động.
(3) Thực hiện điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu theo lộ trình.
(4) Sửa đổi các quy định về mức đóng, căn cứ đóng BHXH để đạt mục tiêu mở rộng diện bao phủ BHXH, trong đó sửa đổi quy định về căn cứ đóng BHXH của khu vực doanh nghiệp ít nhất bằng khoảng 70% tổng tiền lương và các khoản thu nhập khác có tính chất tiền lương của người lao động để khắc phục tình trạng trốn đóng, đóng khơng đủ BHXH.
(5) Điều chỉnh tỷ lệ tích lũy để đạt tỷ lệ hưởng lương hưu tối đa phù hợp với thông lệ quốc tế.
(6) Thực hiện điều chỉnh lương hưu độc lập tương đối trong mối tương quan với tiền lương của người đang làm việc, thay đổi cách thức điều chỉnh lương hưu theo hướng chia sẻ.
c) Đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật BHYT và hệ thống pháp luật về BHYT (1) Sửa đổi, bổ sung các chính sách, chế độ về mức đóng, mức hưởng BHYT, mức đồng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT, danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh tốn chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT phù hợp với khả năng chi trả của quỹ BHYT (Sửa đổi quy định tại Điều 22 về mức hưởng BHYT trong đó quy định mức đồng chi trả chi phí KCB BHYT từ phía người bệnh).
(2) Rà soát các quy định về định mức kinh tế - kỹ thuật, sửa đổi đồng bộ các quy định đảm bảo thanh tốn chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT gắn với chất lượng dịch vụ, đồng thời có chế tài xử lý với các trường hợp không đảm bảo chất lượng dịch vụ, đảm bảo sử dụng quỹ BHYT hiệu quả (Sửa đổi khoản 5 Điều 31 Luật BHYT năm 2008 đã được sửa đổi, bổ sung bởi Luật BHYT năm 2014). Giao Bộ Y tế chủ trì ban hành bộ quy tắc thanh tốn chi phí KCB BHYT gắn với chất lượng dịch vụ.
(3) Nghiên cứu mở rộng danh mục thuốc đấu thầu tập trung cấp quốc gia, đấu thầu tập trung cấp địa phương; đồng thời ban hành các quy định nhằm giảm giá thuốc. Ban hành quy định về việc tỷ lệ sử dụng thuốc biệt dược gốc và thay thế biệt dược gốc (kể cả biệt dược gốc đã hết hạn bảo hộ) bằng thuốc generic trong điều trị và chi trả từ quỹ BHYT phù hợp với khả năng cân đối quỹ BHYT. Nghiên cứu ban hành văn bản hướng dẫn riêng về đấu thầu tập trung đối với trang thiết bị, vật tư y tế.
(4) Ban hành đầy đủ quy trình chun mơn kỹ thuật nhằm khắc phục tình trạng lạm dụng chỉ định dịch vụ kỹ thuật và ngăn ngừa trục lợi quỹ BHYT. Sửa đổi quy định về liên doanh, liên kết, đẩy mạnh liên thông, công
nhận kết quả xét nghiệm giữa các cơ sở khám, chữa bệnh gắn với nâng cao chất lượng dịch vụ.
d) Đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Việc làm, chính sách BHTN, chính sách việc làm theo hướng chú trọng xây dựng các giải pháp phịng ngừa, giảm thiểu tình trạng thất nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động duy trì việc làm, hỗ trợ người lao động bị thất nghiệp.
e) Thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm tăng đối tượng tham gia BHXH (bao gồm cả BHXH tự nguyện), BHYT và BHTN thông qua:
(1) Đẩy mạnh tuyên truyền và truyền thơng về các chính sách BHXH, BHYT, BHTN để người dân hiểu, muốn tham gia và tham gia lâu dài.
(2) Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đồng thời tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đối tượng, thu, chi và quản lý tài chính; chia sẻ cơ sở dữ liệu thông tin giữa ngành BHXHvới ngành y tế (về khám bệnh, chữa bệnh BHYT, dược và vật tư), ngành lao động (về BHXH, BHTN) và ngành tài chính (với cơ quan thuế và với các đơn vị liên quan để quản lý tài chính, đầu tư quỹ bảo hiểm).
(3) Tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật để hạn chế tình trạng chậm đóng, trốn đóng vào quỹ bảo hiểm. Tăng cường thanh tra, kiểm tra về thực hiện các quy định về chuyên môn, dịch vụ y tế nhằm tránh lạm dụng quỹ BHYT.