Tình hình đầu tư cho ngân sách nhà nước vay và mua trái phiếu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đầu tư của bảo hiểm xã hội việt nam (Trang 53 - 58)

2.2. Thực trạng hoạt động đầu tư

2.2.3 Tình hình đầu tư cho ngân sách nhà nước vay và mua trái phiếu

duyệt, quỹ đã đầu tư vào dự án Thủy điện Sơn La do Tập đoàn Điện lực Việt Nam làm chủ đầu tư giai đoạn 2011 - 2017.

Tuy nhiên, từ khi Luật BHXH năm 2014 có hiệu lực khơng quy định hình thức đầu tư vào các dự án trọng điểm (mặc dù Luật việc làm có quy định hình thức đầu tư này), quỹ đã ngừng việc đầu tư vào các dự án trọng điểm. Do đó, từ năm 2017, hình thức đầu tư từ các quỹ do BHXH Việt Nam quản lý chỉ cịn hình thức gửi tiền, mua TPCP, mua trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi tại các ngân hàng thương mại và tài khoản tiền gửi không kỳ hạn để đáp ứng nhu cầu chi trả chế độ, chính sách đầy đủ, kịp thời.

2.2.3 Tình hình đầu tư cho ngân sách nhà nước vay và mua trái phiếu chính phủ chính phủ

Đây là hai hình thức đầu tư chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu đầu tư của BHXH Việt Nam (trung bình trên 80% tổng số dư đầu tư quỹ tính đến cuối năm).

Trong giai đoạn 1999-2016, phương thức cho NSNN vay là phương thức thực hiện đầu tư chủ yếu trong hoạt động đầu tư của BHXH Việt Nam.

Từ năm 2017, BHXH Việt Nam không thực hiện theo phương thức này mà chuyển đổi toàn bộ danh mục cho vay NSNN thành TPCP theo Quyết định số 2821/QĐ-BTC ngày 30/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Việc thực hiện đầu tư cho NSNN vay tại BHXH Việt Nam giai đoạn 2012 -2017 được quy định tại Khoản 1, Điều 8 Quyết định số 04/2011/QĐ- TTg, Điều 4 Thông tư số 113/2012/TT-BTC ngày 17/7/2012 của Bộ Tài chính và Quyết định số 1066/QĐ-BHXH ngày 08/10/2013 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam ban hành Quy chế quản lý đầu tư các quỹ BHXH,

BHYT, BHTN. Theo đó quy định:

Trước khi Luật BHXH có hiệu lực thi hành, quỹ BHXH ưu tiên cho NSNN vay và đầu tư vào Quỹ hỗ trợ phát triển. Tính đến thời điểm 31/12/2003, số dư quỹ BHXH đầu tư vào Quỹ hỗ trợ phát triển chiếm 28,3% tổng số dư đầu tư quỹ. Từ năm 2007, thực hiện quy định tại Luật BHXH, quỹ BHXH ưu tiên vốn tập trung cho NSNN vay. Nếu như tại thời điểm 31/12/2007 số cho vay NSNN chỉ chiếm 8,7% tổng số dư đầu tư thì tính đến 31/12/2015, số cho NSNN vay đã chiếm 74,5% tổng số dư đầu tư quỹ.

Cùng với sự phát triển và hồn thiện của thị trường trái phiếu, các hình thức đầu tư TPCP ngày càng đa dạng và theo hướng chuyên nghiệp. Giai đoạn 2010-2015, hình thức đầu tư quỹ chỉ được thực hiện dưới hình thức cho NSNN vay và mua TPCP phát hành riêng lẻ cho BHXH Việt Nam. Việc cho NSNN vay được thực hiện theo hình thức hợp đồng giữa Bộ Tài chính và BHXH Việt Nam, trên cơ sở hợp đồng giữa 02 bên, BHXH chuyển tiền từ tài khoản tiền gửi không kỳ hạn của BHXH Việt Nam mở tại ngân hàng thương mại được Hội đồng quản lý BHXH Việt Nam phê duyệt vào tài khoản của NSNN tại Kho bạc Nhà nước.

Năm 2016, năm đầu tiên thực hiện Luật BHXH 2014, cơ cấu đầu tư của quỹ BHXH có sự thay đổi đột biến. Tính đến 31/12/2016, tỷ lệ đầu tư quỹ BHXH như sau: 83,9% TPCP, 0,2% cho vay các Ngân hàng thương mại của Nhà nước, 0,5% đầu tư vào dự án trọng điểm và 15,4% gửi tiền, mua trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi của các Ngân hàng Thương mại có chất lượng hoạt động lành mạnh theo xếp loại tín nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Sở dĩ có sự thay đổi cơ cấu này là do 2 nguyên nhân:

Thứ nhất, trong năm 2016, BHXH Việt Nam đã phối hợp với Kho bạc

Nhà nước thực hiện thành công Đề án chuyển đổi 79 khoản vay của NSNN từ BHXH Việt Nam dưới hình thức Hợp đồng vay sang hình thức TPCP và đã

được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tại Quyết định số 2411/QĐ-TTg ngày 09/12/2016 và ngày 30/12/2016 Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 2821/QĐ-BTC về việc chuyển đổi các khoản vay của NSNN từ BHXH Việt Nam dưới hình thức Hợp đồng vay sang hình thức TPCP.

Thứ hai, thực hiện quy định tại Luật BHXH 2014 và Nghị định số 30/2016/NĐ-CP của Chính phủ, trong năm 2016, BHXH Việt Nam thực hiện đầu tư vào các Ngân hàng Thương mại thơng qua hình thức gửi tiền, mua trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi thay cho hình thức cho vay trước đây.

Năm 2017, 2018 ngoài các khoản vay từ NSNN dưới hình thức Hợp đồng vay sang hình thức TPCP, BHXH Việt Nam tập trung chủ yếu đầu tư TPCP, đặc biệt năm 2018, BHXH Việt Nam đã tích cực tham gia đấu thầu TPCP tại Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội và trở thành nhà đầu tư TPCP lớn tại thị trường sơ cấp ở Việt Nam, 76% TPCP do BHXH Việt Nam đầu tư đã được mua theo hình thức đấu thầu trên thị trường sơ cấp. Hiện nay, các cơ quan chức năng đang nghiên cứu, sửa đổi các quy định để BHXH Việt Nam có thể tham gia đấu thầu TPCP trên thị trường thứ cấp, góp phần ổn định thị trường tài chính, đảm bảo thanh khoản và đa dạng hóa các nhà đầu tư.

Năm 2018, thực hiện Nghị quyết số 64/2018/QH14 Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV ngày 15/6/2018, NSNN đã phát hành 22.090 tỷ đồng TPCP trong 03 năm 2018 - 2020 để nhận nợ BHXH Việt Nam đối với khoản đóng BHXH cho người lao động có thời gian làm việc trong khu vực Nhà nước trước ngày 01/01/1995, chuyển khoản nợ NSNN vay thành TPCP chuyển đổi, đảm bảo khoản vay được minh bạch, tính lãi đầy đủ và nâng cao thanh khoản.

Đến nay, danh mục TPCP chiếm tỷ trọng lớn khoảng 80%-85% tổng số tiền đầu tư, lãi thu được từ hoạt động đầu tư TPCP chiếm 80% tổng thu nhập lãi từ hoạt động đầu tư quỹ, do đó hiệu quả đầu tư TPCP ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của hoạt động đầu tư quỹ. Tuy nhiên hiện nay, phương thức thực

hiện đầu tư TPCP của BHXH Việt Nam chưa đa dạng, chỉ tập trung mua Trái phiếu Kho bạc Nhà nước thực hiện theo phương thức: Phát hành riêng lẻ và đấu thấu qua HNX, chưa thực hiện giao dịch TPCP trên thị trường thứ cấp do đó chưa tối ưu lợi nhuận từ hoạt động TPCP.

Việc tham gia vào thị trường TPCP, không chỉ giúp BHXH Việt Nam đổi mới phương thức thực hiện đầu tư TPCP tăng cường hiệu quả của hoạt động đầu tư quỹ mà còn giúp các nhà đầu tư có cái nhìn đầy đủ hơn về thị trường TPCP, góp phần minh bạch thị trường TPCP, tăng sức cầu cho thị trường sơ cấp và thứ cấp, làm tăng sức hấp dẫn cho các đợt phát hành, tăng quy mô thị trường tài chính góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Ngày 23/5/2018, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã có Nghị quyết số 28-NQ/TW Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành trung ương khóa XII về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội, đối với hoạt động đầu tư quỹ “Đa dạng hóa danh mục,

cơ cấu đầu tư Quỹ bảo hiểm xã hội theo nguyên tắc an toàn, bền vững, hiệu

quả” trong đó “ưu tiên đầu tư vào TPCP, nhất là TPCP dài hạn”. Ngày

08/10/2018, Chính phủ có Nghị quyết số 125/NQ-CP Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW về cải cách chính sách BHXH, trong đó cải cách hoạt động đầu tư quỹ BHXH là một nhiệm vụ quan trọng.

Năm 2020, tỷ lệ nắm giữ TPCP của BHXH Việt Nam là 41%. Như vậy, quỹ BHXH đang đóng một vai trị quan trọng trên thị trường TPCP, khi mà tỷ trọng đầu tư của quỹ là dành trên 80% quỹ để đầu tư vào TPCP. Khi BHXH Việt Nam tham gia vào thị trường TPCP đã có những đóng góp nhất định cho thị trường tài chính quốc gia nói chung và thị trường TPCP nói riêng.

Đơn vị tính: %

11%

41%

48% Các tổ chức khác

Bảo hiểm xã hội Ngân hàng

Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ nắm giữ của Bảo hiểm xã hội Việt Nam trên thị trường trái phiếu chính phủ năm 2020

(Nguồn: BHXH Việt Nam)

Cụ thể, BHXH Việt Nam có những vai trị sau đối với thị trường TPCP: Làm đa dạng hệ thống nhà đầu tư trên thị trường TPCP: Không giống như thị trường cổ phiếu, nhà đầu tư trên thị trường TPCP chủ yếu là các nhà đầu tư có tổ chức như các Ngân hàng thương mại, các quỹ đầu tư, các Công ty bảo hiểm và quỹ hưu trí. Do đó, để phát triển thị trường TPCP thì yếu tố quan trọng là phát triển hệ thống các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư có nguồn vốn dài hạn như các công ty bảo hiểm, các quỹ hưu trí. Khi BHXH Việt Nam tham gia vào thị trường TPCP, đặc biệt tham gia vào thị trường sơ cấp với tư cách là một thành viên thị trường đã làm cho hệ thống nhà đầu tư trên thị trường ngày càng mở rộng đa dạng hơn. Bên cạnh đó cịn làm tăng tính minh bạch cho thị trường, giúp các nhà đầu tư có cái nhìn đa chiều đầy đủ hơn về thị trường TPCP.

Tăng sức cầu cho thị trường TPCP: Từ năm 2017, BHXH đã tham gia đấu thầu TPCP trên thị trường sơ cấp. BHXH Việt Nam là nhà đầu tư lớn nhất

thị trường, cung cấp nguồn vốn dài hạn cho thị trường cũng như góp phần kéo dài kỳ hạn của danh mục nợ TPCP, tăng sức cầu cho thị trường sơ cấp và thứ cấp, tăng sức hấp dẫn cho các đợt phát hành sơ cấp và góp phần không nhỏ tăng quy mô cho thị trường vốn thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Thúc đẩy cạnh tranh và tăng thanh khoản cho thị trường TPCP: BHXH Việt Nam đang là nhà đầu tư lớn trên thị trường TPCP. Với nguồn vốn lớn và dài hạn, BHXH Việt Nam tham gia vào thị trường làm tăng sức cạnh tranh cho thị trường, tăng tính thanh khoản cho thị trường. Việc tham gia vào hầu hết các phiên đấu thầu TPCP trên thị trường sơ cấp của BHXH Việt Nam làm đa dạng hệ thống nhà đầu tư, từ đó làm tăng tính cạnh tranh trên thị trường, làm cho thị trường TPCP năng động, chuyên nghiệp hơn.

Như vậy, BHXH Việt Nam giữ vị trí quan trọng trên thị trường TPCP, đóng vai trị là nhà đầu tư lớn vừa góp phần tăng quy mơ vốn, làm tăng sự sơi động cho thị trường vừa đa dạng hóa hệ thống nhà đầu tư giúp minh bạch thị trường. Trên cơ sở đó, việc BHXH Việt Nam tích cực tham gia thị trường TPCP giúp bù đắp thiếu hụt tạm thời của NSNN, cơ cấu lại khoản nợ, danh mục nợ Chính phủ, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng… đóng góp cho cơng cuộc xây dựng phát triển kinh tế - xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đầu tư của bảo hiểm xã hội việt nam (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)