Quá trình hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đầu tư của bảo hiểm xã hội việt nam (Trang 41 - 46)

2.1. Khái quát về quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và quản lý quỹ bảo

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Quỹ BHXH và BHYT ra đời, phát triển không đồng nhất với nhau: Có thể khái quát sự phát triển của từng quỹ theo từng giai đoạn hình thành:

- Đối với quỹ BHXH chia làm ba giai đoạn: Giai đoạn từ năm 1945 - 1995, giai đoạn 1995-2002 và sau năm 2002 (sáp nhập BHYT vào BHXH).

- Đối với quỹ BHYT chia làm ba giai đoạn: Giai đoạn từ năm 1992- 1998, giai đoạn từ 1998-2002 và sau năm 2002 (sáp nhập BHYT vào BHXH).

a) Khái quát sự ra đời và phát triển của chính sách BHXH và quỹ BHXH trước năm 1995:

Cơ sở đầu tiên cho sự ra đời của chính sách BHXH là sắc lệnh số 54 ngày 03/11/1945 của Chủ tịch Chính phủ lâm thời quy định những những công chức thuộc tất cả các ngạch trong nước Việt Nam, tại chức hay đương nghỉ việc bất cứ ở vào trong trường hợp nào, đều phải về hưu mỗi khi có đủ một trong hai điều kiện sau đây: Hoặc đã làm việc được 30 năm; Hoặc đã đến 55 tuổi.

Đến năm 1961, Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị định số 218/CP ban hành Điều lệ tạm thời về các chế độ BHXH đối với công nhân, viên chức nhà nước. Điều lệ tạm thời về BHXH bảo đảm những điều kiện cần thiết về vật chất và tinh thần cho công nhân, viên chức nhà nước trong những trường hợp tạm thời hay vĩnh viễn mất sức lao động và áp dụng thống nhất cho tồn thể cơng nhân, viên chức Nhà nước. Các chế độ đãi ngộ về BHXH trong điều

lệ tạm thời này chủ yếu dựa vào nguyên tắc phân phối theo lao động nhằm khuyến khích mọi người tăng cường kỷ luật lao động, đẩy mạnh sản xuất, góp phần ổn định lực lượng lao động cho các ngành kinh tế quốc dân. Điều lệ tạm thời này áp dụng cho tồn thể cơng nhân, viên chức nhà nước ở các cơ quan, xí nghiệp, công trường, nông trường, lâm trường, kể cả cán bộ, công nhân hoạt động ở các cơ quan của các đồn thể nhân dân, khơng phân biệt dân tộc, nam, nữ, quốc tịch, trừ những người làm việc tạm thời, theo thời vụ, theo hợp đồng trong một thời gian ngắn. Điều lệ tạm thời này cũng áp dụng cho cơng nhân, viên chức ở: Những xí nghiệp cơng tư hợp doanh đã áp dụng chế độ tiền lương như xí nghiệp quốc doanh; Những xí nghiệp cơng nghiệp địa phương đã có kế hoạch lao động tiền lương ghi trong kế hoạch nhà nước.

Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986), Nhà nước thực hiện việc đổi mới cơ chế quản lý từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế. Để khắc phục những mặt hạn chế và đảm bảo những yêu cầu của q trình đổi mới, từ năm 1989 Chính phủ đã nghiên cứu cải cách chính sách BHXH và ngày 22/6/1993 Chính phủ đã ban hành Nghị định 43/CP Quy định tạm thời chế độ BHXH cho người lao động ở các thành phần kinh tế thay thế Nghị định số 218/CP ngày 27/12/1961 của Chính phủ. Theo Nghị định số 43/CP ngày 22/6/1993 Chính phủ, đối tượng tham gia BHXH thời kỳ này đã được mở rộng thêm ra cho một số đối tượng thuộc các thành phần kinh tế ngoài khu vực Nhà nước.

Cùng với sự ra đời của BHXH, ngày 15/8/1992 Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Điều lệ BHYT kèm theo Nghị định số 299/HĐBT. BHYT do Nhà nước tổ chức, quản lý nhằm huy động sự đóng góp của cá nhân, tập thể và cộng đồng xã hội để tăng cường chất lượng trong việc khám bệnh, chữa bệnh (Điều 1 - Điều lệ BHYT). Điều lệ này được thực hiện với cả hai hình thức bắt buộc và tự nguyện. Hình thức bắt buộc khơng những áp dụng đối với cán bộ,

công chức, viên chức, cơng nhân của Nhà nước mà cịn áp dụng đối với cả các chủ sử dụng lao động và người lao động ở các doanh nghiệp ngồi quốc doanh có thuê từ 10 lao động trở lên, các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài, các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài, các doanh nghiệp trong khu chế xuất, các tổ chức, văn phịng đại diện của nước ngồi có thuê lao động là người Việt Nam.

b) Giai đoạn phát triển của chính sách BHXH và quỹ BHXH sau năm 1995 đến nay

(1) Từ năm 1995 đến năm 2002

Trước những thay đổi về nhiều mặt của nền kinh tế xã hội thì việc đảm bảo quyền lợi cho người lao động ngày càng được Đảng và Nhà nước quan tâm. Sự thay đổi của hàng loạt hệ thống các văn bản nhằm điều chỉnh các quan hệ kinh tế trong xã hội của Nhà nước ta như Luật Doanh nghiệp, Luật Lao động, chính sách tiền lương . . . địi hỏi chính sách BHXH cũng cần phải được sửa đổi điều chỉnh cho phù hợp với những yêu cầu của giai đoạn mới. Ngày 01/01/1995 Bộ Luật Lao động có hiệu lực thi hành làm cơ sở cho việc thực hiện hoạt động BHXH. Đồng thời, Chính phủ chính thức ban hành Điều lệ BHXH tại Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 áp dụng đối với cán bộ, công nhân viên chức Nhà nước, người lao động theo loại hình BHXH bắt buộc bao gồm các chế độ: Trợ cấp ốm đau, thai sản, hưu trí, tử tuất, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.

Ngày 16/2/1995, Chính phủ ban hành Nghị định 19-CP về việc thành lập BHXH Việt Nam trên cơ sở hợp nhất các tổ chức thực hiện BHXH ở Trung ương và địa phương thuộc hệ thống LĐ-TB&XH và Tổng LĐLĐ Việt Nam để giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo cơng tác quản lý Quỹ BHXH và thực hiện các chế độ, chính sách BHXH theo pháp luật của Nhà nước. Nghị định này cũng quy định việc thành lập Hội đồng quản lý BHXH Việt Nam

gồm: đại diện có thẩm quyền của Bộ LĐ-TB&XH, Bộ Tài chính, Tổng LĐLĐ Việt Nam và Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam.

Ngày 26/9/1995, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 606/TTg ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của BHXH Việt Nam. Theo Quyết định này, Hội đồng quản lý BHXH Việt Nam là cơ quan quản lý cao nhất của BHXH Việt Nam; BHXH Việt Nam được tổ chức thành hệ thống 3 cấp: Trung ương, cấp tỉnh và cấp huyện.

Từ cuối năm 1998, theo Nghị định số 58/1998/NĐ-CP, BHYT Việt Nam chính thức được tổ chức và quản lý theo hệ thống tập trung, thống nhất theo 3 cấp: Ở Trung ương, BHYT Việt Nam trực thuộc Bộ Y tế; ở cấp tỉnh, BHYT tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và BHYT ngành trực thuộc BHYT Việt Nam; ở cấp huyện, quận, thành phố, thị xã thuộc tỉnh tổ chức thành chi nhánh BHYT trực thuộc BHYT tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Hội đồng quản lý BHYT Việt Nam là cơ quan quản lý, giám sát hoạt động của BHYT Việt Nam, bao gồm các thành viên là đại diện có thẩm quyền của các Bộ: Y tế, Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và BHYT Việt Nam.

(2) Giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2005

Thực hiện tiến trình cải cách bộ máy của Chính phủ trong tình hình mới, ngày 24/1/2002, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 20/2002/QĐ- TTg chuyển BHYT Việt Nam sang BHXH Việt Nam. Từ năm 2003, ngoài việc đảm bảo các chế độ BHXH cho người lao động, BHXH Việt Nam đã tiếp nhận thêm tổ chức, nhiệm vụ thực hiện chế độ BHYT cho các đối tượng tham gia BHYT; quản lý thu, chi Quỹ BHYT.

Ngày 29/6/2006, Luật BHXH đã được Quốc hội khóa XI thơng qua tại Kỳ họp thứ 9. Đây là sự kiện đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc tạo cơ sở pháp lý để nâng cao hiệu quả thực thi chế độ chính sách BHXH.

Ngày 14/11/2008, tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XII đã thơng qua Luật BHYT. Đồng thời Chính phủ quyết định lấy ngày 01/7 hằng năm là Ngày BHYT Việt Nam.

Ngày 22/11/2012, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 21-NQ/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012 - 2020. Nghị quyết này đánh dấu mốc quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu an sinh xã hội với nhiều đột phá trong thực hiện chính sách BHXH, BHYT, nâng cao vai trò, trách nhiệm cả hệ thống chính trị trong việc tổ chức thực hiện các chính sách này.

Ngày 16/11/2013, Quốc hội ban hành Luật Việc làm số 38/2013/QH13, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015 tách chính sách BHTN ra khỏi Luật BHXH và bổ sung các chính sách mới về BHTN làm tăng quyền lợi hưởng các chế độ BHTN như: bổ sung trợ cấp Hỗ trợ học nghề, Hỗ trợ, tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí, được đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.

Ngày 13/6/2014, Quốc hội khóa XIII đã thông qua dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT. Luật quy định rõ: “BHYT là hình thức bảo hiểm bắt buộc”; khuyến khích tham gia theo hộ gia đình.

Ngày 20/11/2014, Quốc hội đã thông qua Luật BHXH (sửa đổi) hướng đến hai mục tiêu chính là mở rộng diện bao phủ BHXH và thiết kế bổ sung chính sách phù hợp hơn, bổ sung nhiệm vụ quan trọng đối với ngành BHXH về chức năng thanh tra.

Ngày 23/5/2018, tại kỳ họp thứ bảy, Ban Chấp hành Trung ương Khóa XII đã thơng qua Nghị quyết số 28-NQ/TW về cải cách chính sách BHXH,

khẳng định sự quan tâm sâu sắc và nhất quán của Đảng ta đối với sự nghiệp chăm lo an sinh xã hội cho mọi người dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đầu tư của bảo hiểm xã hội việt nam (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)