Bài học rút ra cho hoạt động đầu tư quỹ ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đầu tư của bảo hiểm xã hội việt nam (Trang 37 - 41)

1.3. Kinh nghiệm của một số quốc gia về hoạt động đầu tư

1.3.3. Bài học rút ra cho hoạt động đầu tư quỹ ở Việt Nam

Các tổ chức BHXH tại Malaysia và Hàn Quốc đều quan tâm xây dựng năng lực và tuyển dụng đội ngũ nhân viên làm công tác đầu tư quỹ, am hiểu về lĩnh vực tai chính doanh nghiệp, đồng thời có khả năng phân tích đánh giá, thẩm định tính hiệu quả đầu tư vốn để kiểm sốt hoạt động tài chính của các dự án đang tham gia đầu tư quỹ.

Các quỹ đầu tư ở Malaysia và Hàn Quốc đều hoạt động như một quỹ đầu tư theo cơ chế doanh nghiệp, được thuê hoặc tuyển dụng đội ngũ nhân viên làm cơng tác đầu tư có năng lực, kinh nghiệm về tài chính, kế tốn, đầu tư.

Thuê các chuyên gia tư vấn tài chính và các tổ chức quản lý tài sản đầu tư chuyên nghiệp, có uy tín quốc tế để giúp quỹ BHXH để xây dựng chính sách chiến lược đầu tư, phân bổ cơ cấu hình thức đầu tư và trực tiếp quản lý tài sản đầu tư vào các lĩnh vực đầu tư phức tạp.

Các quỹ BHXH Malaysia và Hàn Quốc đều phân bổ tài sản vào các hình thức đầu tư đa dạng, đầu tư trong nước và nước ngồi, dưới nhiều hình thức khác nhau như đầu tư cổ phiếu, bất động sản, tiền tệ, cơ sở hạ tầng….do vậy giúp các quỹ BHXH giảm thiểu rủi ro và cải thiện hiểu quả lợi nhuận đầu tư đáp ứng được các mục tiêu và cam kết về lãi đầu tư cho các thành viên tham gia đóng góp vào quỹ.

Các quỹ BHXH đều xây dựng chính sách đầu tư và chiến lược đầu tư cho giai đoạn (thường là 3-5 năm), trên cơ sở đó đánh giá hình thức đầu tư định kỳ theo giai đoạn và hàng năm.

bạch trong suốt quá trình đầu tư nhằm đảm bảo an toàn hoạt động đầu tư quỹ. Khơng thành lập quỹ dự phịng rủi ro để xử lý rủi ro đầu tư quỹ.

Từ những kinh nghiệm của một số quỹ trong nước và nước ngồi, có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho BHXH Việt Nam trong hoạt động đầu tư quỹ như sau:

a) Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật từ Luật đến Thông tư hướng dẫn theo hướng cho phép đa dạng hóa danh mục đầu tư và phân bổ tài sản.

b) Mở rộng hình thức đầu tư quỹ sang các loại tài sản sinh lời cao như trái phiếu doanh nghiệp, cổ phiếu, bất động sản…, đổi mới phương thức đầu tư bao gồm cả đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp thông qua ủy thác tại thị trường trong nước, thị trường nước ngoài bằng ngoại tệ.

c) Hạn mức đầu tư: Quy định rõ tỷ lệ tối đa có thể đầu tư vào từng loại tài sản. Cụ thể: Giảm dần tỷ lệ đầu tư vào TPCP nhưng tối thiểu chiếm 50% số dư đầu tư để đảm bảo an toàn vốn với mức lãi suất hợp lý, tăng dần đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, cổ phiếu. Các loại tài sản này có mức sinh lời cao đồng nghiã với việc rủi ro cao nên cần từng bước thận trọng đầu tư vào tài sản này này với tỷ lệ thấp và nâng dần tỷ lệ theo lộ trình. Tiếp tục đầu tư tại các NHTM với tỷ lệ phù hợp với nhu cầu chi trả, để đảm bảo thanh khoản cho quỹ và có thể thu hồi khi cần chi trả.

d) Phạm vi đầu tư: Đầu tư trong nước và đầu tư tại các thị trường nước ngoài.

e) Phương thức đầu tư: Trực tiếp đầu tư và ủy thác đầu tư. Đối với phương thức ủy thác, cần quy định chi tiết việc lựa chọn các đơn vị để ủy thác và quản lý tài sản đồng thời có cơ chế giám sát kiểm tra đối với hoạt động ủy thác đầu tư. Đối với TPCP, xây dựng 2 loại danh mục tài sản: TPCP giữ đến ngày đáo hạn và TPCP kinh doanh để thực hiện các phương thức đầu tư linh

hoạt và có khả năng sinh lời cao.

g) Định giá tài sản: Định giá tài sản theo giá thị trường và trích lập dự phịng theo chuẩn mực kế tốn quốc tế. Định kỳ ít nhất 01 lần/năm vào thời điểm cuối năm định giá TPCP kinh doanh và trích lập dự phịng trái phiếu.

h) Quản lý rủi ro: Xây dựng bộ chỉ tiêu đánh giá, kiểm soát rủi ro cho từng loại tài sản.

i) BHXH Việt Nam xây dựng chiến lược đầu tư dài hạn 5 năm đến 10 năm, hàng năm xây dựng phương án đầu tư và triển khai thực hiện. Cuối năm, đánh giá hiệu quả đầu tư trong năm để điều chỉnh phương án, chiến lược đầu tư cho các năm tiếp theo đảm bảo hiệu quả đầu tư trong dài hạn.

k) Tổ chức bộ máy thực hiện, giám sát: BHXH Việt Nam xây dựng tổ chức thực hiện đầu tư và giám sát đầu tư chuyên nghiệp theo mơ hình quản lý đầu tư hiện đại phù hợp với thông lệ quốc tế.

l) Xây dựng kế hoạch đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ, lãnh đạo thực hiện hoạt động đầu tư, đồng thời có chính sách thu hút nhân tài thông qua các biện pháp tạo động lực lao động cũng như chế độ đãi ngộ.

Tiểu kết Chương 1

Trong Chương 1, đã tập hợp các lý luận chung nhất về đầu tư của BHXH Việt Nam. Trong đó, đã nêu khái niệm về BHXH, BHYT, BHTN; nguồn đầu tư từ các quỹ BHXH, BHYT, BHTN; hoạt động đầu tư quỹ bảo hiểm.

Về nguồn đầu tư, phân tích nguồn đầu tư các quỹ BHXH, quỹ BHYT và quy BHTN.

Đối với nội dung đầu tư, phân tích kế hạch đầu tư, các hình thức đầu tư Với các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư, phân tích nhân tố khách quan và nhân tổ chủ quan về đầu tư quỹ bảo hiểm. Thông qua kinh nghiệm hoạt động đầu tư quỹ tại Malaysia và Hàn Quốc để rút ra bài học kinh nghiệm cho hoạt động đầu tư quỹ ở Việt Nam.

Đây là hệ thống lý luận chung được sử dụng làm cơ sở để phân tích thực trạng trong Chương 2.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CỦA BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đầu tư của bảo hiểm xã hội việt nam (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)