2.3. Đánh giá hoạt động đầu tư quỹ giai đoạn 2016-2020
2.3.2. Tồn tại hạn chế, nguyên nhân
a) Tồn tại hạn chế
(1) Về nguyên tắc đầu tư: Luật BHXH năm 2014 quy định nguyên tắc đầu tư “phải đảm bảo an toàn, hiệu quả và thu hồi được vốn đầu tư”, chưa đề cập đến nguyên tắc đầu tư bền vững.
(2) Về chiến lược đầu tư dài hạn, kế hoạch đầu tư trung hạn: Hoạt động đầu tư chưa mang tính chiến lược lâu dài.
(3) Về hình thức đầu tư:
Quỹ BHXH, BHYT, BHTN được đầu tư tập trung, thống nhất về hình thức đầu tư là chưa thực sự phù hợp với trách nhiệm chi trả của từng quỹ (quỹ BHXH thu trong hiện tại để chi trả trong tương lai, quỹ BHYT và quỹ BHTN thu và chi chủ yếu trong hiện tại).
Quỹ BHXH, BHTN được đầu tư tập trung, thống nhất nhưng quy định về hình thức đầu tư được quy định tại Luật BHXH năm 2016 và Luật Việc làm chưa thống nhất. Căn cứ quy định tại Luật BHXH và Luật Việc làm, Nghị định số 30/2016/NĐ-CP đã quy định các hình thức đầu tư trong đó có hình thức “Đầu tư vào các dự án quan trọng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ” và “cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội vay theo hình thức mua trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh do các ngân hàng này phát hành” từ quỹ BHTN với mức vốn đầu tư vào từng dự án được căn cứ vào nhu cầu của chủ đầu tư, phương án đầu tư quỹ đã được HĐQL BHXH Việt Nam thông qua và tỷ trọng vốn đầu tư vào 02 hình thức này khơng vượt q 20% số dư quỹ BHTN của năm trước liền kề. Thời gian đầu tư không quá 5 năm. Với giới hạn về cả số vốn đầu tư và thời gian đầu tư, mặt khác, việc đầu tư từ các quỹ BHXH, BHTN, BHYT được thực hiện tập trung, vì vậy từ khi Luật BHXH có hiệu lực thi hành, BHXH Việt Nam khơng thực hiện đầu tư theo 02 hình thức này.
Hình thức đầu tư quỹ chưa đa dạng, phong phú, mới quy định một số hình thức đầu tư nhất định, cụ thể: hiện nay chỉ có 04 hình thức đầu tư là cho
ngân sách nhà nước vay, mua TPCP, gửi tiền, mua trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi tại các ngân hàng thương mại có hoạt động lành mạnh, ổn định (05 ngân hàng) và tiền tại tài khoản thanh tốn hưởng lãi suất khơng kỳ hạn. Đối với dự án quan trọng quốc gia, quỹ chỉ đầu tư duy nhất vào Dự án Thủy điện Lai Châu. Việc đầu tư Dự án Thủy điện Lai Châu mang lại lợi nhuận cao, mức vốn đầu tư ít nhưng quy trình đầu tư phức tạp, phải xin ý kiến của cấp có thẩm quyền nhiều lần và cũng đã kết thúc vào năm 2017.
(4) Về cơ cấu đầu tư: Nghị định số 30/2016/NĐ-CP quy định cơ cấu đầu tư vào các hình thức đầu tư theo phương án đầu tư quỹ hàng năm được HĐQL BHXH Việt Nam thông qua. Đối với mức đầu tư cụ thể vào danh mục đầu tư của hình thức đầu tư cho ngân sách nhà nước vay, mua TPCP và mua trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu ngân hàng do Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam quyết định, đối với các hình thức cịn lại khơng quy định chủ thể quyết định mức đầu tư. Do đó, việc đầu tư chưa theo chiến lược, kế hoạch nên không ổn định trong trung và dài hạn mà thay đổi theo phương án hàng năm.
(5) Về phương thức đầu tư và phương thức giao dịch
Luật BHXH năm 2014, Luật Việc làm chưa quy định việc ủy thác đầu tư nên chưa có căn cứ pháp lý để triển khai thực hiện. Các Luật này cũng giới hạn những loại hình thức được phép đầu tư của BHXH, gây khó khăn trong việc đa dạng hóa các hình thức đầu tư và khó khăn khi tổ chức triển khai các phương thức giao dịch mới.
Luật BHXH quy định mua TPCP, gửi tiền, mua trái phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi tại các ngân hàng thương mại có chất lượng hoạt động tốt theo xếp loại tín nhiệm của NHNN Việt Nam. Tuy nhiên, đến nay, NHNN Việt Nam chưa xếp loại tín nhiệm đối với ngân hàng thương mại có chất lượng hoạt động tốt, chỉ cung cấp cho BHXH Việt Nam danh sách các ngân
hàng thương mại có hoạt động lành mạnh, ổn định khi BHXH Việt Nam có văn bản yêu cầu, gây ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng đầu tư.
(6) Về quản lý rủi ro: Luật BHXH, Luật Việc làm quy định các hình thức đầu tư nhưng chưa quy định rõ đầu tư phải đi liền với quản lý rủi ro đầu tư. Nghị định số 89/2020/NĐ-CP ngày 04/8/2020 của Chính phủ đã quy định thực hiện quản lý rủi ro về đầu tư các quỹ bảo hiểm theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, chưa có quy định cụ thể về quản trị rủi ro đối với cơ quan bảo hiểm và quản lý rủi ro hoạt động đầu tư. Nghị định số 30/2016/NĐ-CP đã quy định về việc trích lập quỹ dự phịng trong hoạt động đầu tư và BHXH Việt Nam đã triển khai thực hiện hạch tốn trích lập quỹ dự phịng rủi ro hoạt động đầu tư theo quy định.Tuy nhiên, đây là trích lập quỹ dự phịng sau khi đầu tư, chưa có quy định về thực hiện trích lập dự phịng trong q trình đầu tư (quản lý rủi ro) đối với các sản phẩm đầu tư để ngăn chặn khả năng xảy ra rủi ro.
- Về tổ chức bộ máy đầu tư và quản lý, giám sát đầu tư
(1) Tổ chức bộ máy thực hiện hoạt động đầu tư hiện nay chưa đảm bảo độc lập và chuyên nghiệp, chỉ phù hợp với việc đầu tư theo các hình thức đầu tư đơn giản như TPCP hay gửi tiền tại các ngân hàng thương mại, không phù hợp và tạo chủ động khi đa dạng hóa các hình thức đầu tư, nhất là đầu tư vào cổ phiếu, chứng chỉ quỹ và các loại chứng khốn khác. Chưa có bộ phận quản lý rủi ro đầu tư độc lập với bộ phận đầu tư nhằm kiểm soát rủi ro chéo trong quá trình đầu tư.
(2) Với chức năng giám sát hoạt động đầu tư nhưng HĐQL BHXH Việt Nam chưa có thành viên hay bộ phận chun trách về đầu tư, chưa có người làm cơng tác chuyên môn hay bộ phận chuyên môn tham mưu, giúp việc về hoạt động đầu tư cho các thành viên Hội đồng quản lý.
(1) Chưa gắn chặt chẽ dự báo về dòng tiền với trách nhiệm chi trả của từng quỹ, chưa trao quyền chủ động cho nhân viên đầu tư, chưa có quy định cụ thể về phân cấp trong việc ra quyết định đầu tư. Quỹ BHXH gồm 03 quỹ thành phần là quỹ hưu trí và tử tuất, quỹ ốm đau, thai sản, quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Về cơ bản, chỉ có quỹ hưu trí và tử tuất là quỹ có tính chất dài hạn, các quỹ cịn lại và quỹ BHTN, quỹ BHYT là quỹ ngắn hạn, phải đảm bảo cân đối thu - chi trong năm (và dự phòng trong ngắn hạn nếu có). Tuy nhiên, hiện nay, việc đầu tư quỹ của BHXH Việt Nam được thực hiện tập trung, không theo từng quỹ thành phần, chưa gắn với trách nhiệm chi trả chế độ của từng quỹ BHXH, BHYT, BHTN cũng như các quỹ thành phần của quỹ BHXH (Riêng kết quả đầu tư được phân bổ theo từng quỹ).
(2) Việc lựa chọn ngân hàng thương mại để gửi tiền thực hiện theo Nghị định số 30/2016/NĐ-CP ngày 28/4/2016 của Chính phủ (quy định BHXH Việt Nam xây dựng phương án đầu tư trình Hội đồng quản lý thơng qua, mức tiền gửi tại các ngân hàng thương mại do Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam quyết định, thời hạn gửi tiền cụ thể do BHXH Việt Nam lựa chọn) đã đảm bảo cụ thể, tuy nhiên, cần đẩy mạnh hơn nữa việc công khai, minh bạch trong lựa chọn ngân hàng thương mại để gửi tiền.
(3) Hoạt động đầu tư quỹ chưa trao quyền chủ động cho nhân viên đầu tư. Chưa có quy định cụ thể về phân cấp trong việc ra quyết định đầu tư. Mọi quyết định mua, bán đều trình lãnh đạo BHXH Việt Nam quyết định.
(4) Hoạt động đầu tư chưa thực sự chủ động do chưa theo dõi được số dư trên toàn hệ thống vào một thời điểm nhất định trong ngày, chưa chủ động được số kinh phí thực hiện hoạt động đầu tư.
(5) Về hiệu quả đầu tư:
Danh mục đầu tư hiện tại của BHXH Việt Nam có hiệu quả nhưng chưa cao. Danh mục tập trung vào TPCP (khoảng 85% tổng dư nợ đầu tư).
BHXH Việt Nam đang được hưởng lợi từ đầu tư TPCP do lãi suất TPCP 10 năm trước ở mức cao (khoảng 8-12%, cá biệt có lúc đạt khoảng 16%).
Tuy nhiên, lãi suất TPCP đã giảm mạnh trong thời gian gần đây. Lãi đầu tư bình quân năm 2018 đạt 6,4%, cao hơn tốc độ trượt giá, lãi suất đầu tư bình qn năm 2019 cịn 5,8%, cao hơn tốc độ trượt giá. Số tiền sinh lời của hoạt động đầu tư trong năm 2018 tăng 5,68% so với năm 2017, tuy nhiên, lương hưu, trợ cấp BHXH năm 2018 tăng 6,92% so với năm 2017. Do đó, tốc độ tăng lợi nhuận đầu tư không đủ bù đắp tăng lương hưu và trợ cấp BHXH hàng năm, nên phải chi trả từ tiền đóng chế độ BHXH, BHYT, BHTN. Với danh mục đầu tư hiện nay và tình hình kinh tế - xã hội, thị trường khơng có biến động, chỉ số giá tiêu dùng duy trì như năm 2019 thì lãi từ hoạt động đầu tư chỉ đủ bù đắp trượt giá.
(6) Quy định hiện hành mới cho phép BHXH Việt Nam đầu tư trong nước.
- Năng lực quản lý và giám sát hoạt động đầu tư còn hạn chế
Nhân sự bộ phận đầu tư quỹ BHXH được tuyển dụng và quản lý theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức, hưởng chế độ đãi ngộ chung như đối với tất cả các công chức, viên chức của BHXH Việt Nam. BHXH Việt Nam chưa sẵn sàng cho việc đầu tư vào các hình thức đầu tư phức tạp. Hiện nay, hoạt động đầu tư chưa được ứng dụng hoặc hoạt động trên nền tảng công nghệ mới (như dữ liệu lớn, internet vạn vật,...) và trang bị hạ tầng cơ sở cho việc tiếp cận và giao dịch trên các thị trường như thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản trong nước và quốc tế. Nhân viên đầu tư của BHXH Việt Nam chưa có nhiều cơ hội tiếp cận thơng tin để có thể đầu tư vào các hình thức phức tạp hơn các hình thức đầu tư hiện nay.
HĐQL BHXH Việt Nam có trách nhiệm quyết định việc đầu tư tăng trưởng quỹ, bao gồm: thông qua chiến lược, kế hoạch đầu tư dài hạn và hàng
năm của quỹ, thơng qua hình thức đầu tư chiến lược, lợi nhuận đầu tư kỳ vọng. Tuy nhiên, đa số thành viên HĐQL đều làm việc theo chế độ kiêm nhiệm; chưa có quy định cụ thể về vai trò, trách nhiệm của các thành viên HĐQL trong chỉ đạo xây dựng và phê duyệt chiến lược, kế hoạch và phương án đầu tư. Năng lực tham mưu, tư vấn về đầu tư và kiểm soát hoạt động đầu tư của Bộ phận giúp việc HĐQL còn hạn chế.
b) Nguyên nhân
- Các quy định tại các văn bản pháp lý về đầu tư hiện còn nhiều bất cập, cụ thể:
Các văn bản hiện hành khơng quy định phải có chiến lược đầu tư dài hạn và kế hoạch đầu tư trung hạn, nhất là đối với quỹ hưu trí, tử tuất là quỹ phải thực hiện nghĩa vụ chi trả trong tương lai.
Các quy định của Luật BHXH, BHYT, BHTN giới hạn về các hình thức đầu tư và chỉ thực hiện đầu tư trong nước; chưa có quy định về việc quản lý và sử dụng dự phòng rủi ro.
- HĐQL BHXH chưa rõ vai trò của các thành viên HĐQL trong hoạt động đầu tư quỹ. Văn phòng HĐQL BHXH bộ phận giúp việc cho HĐQL BHXH mới chỉ đáp ứng u cầu về cơng tác hành chính, văn thư, chưa đủ năng lực tư vấn về đầu tư và kiểm soát hoạt động đầu tư cho HĐQL BHXH.
- Văn bản quy phạm pháp luật quy định về hoạt động đầu tư quỹ mới chỉ quy định quỹ BHXH, BHYT, BHTN được đầu tư tập trung, thống nhất chưa quy định các hình thức đầu tư theo từng quỹ bảo hiểm.
- Chưa có quy định đặc thù để có thể tuyển dụng, ký hợp đồng đối với những người có năng lực, chun mơn sâu về đầu tư quỹ nhằm đảm bảo hiệu quả đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng quỹ.
Tiểu kết Chương 2
Hoạt động đầu tư quỹ bảo hiểm là nhiệm vụ quan trọng, trước hết giúp mang lại lợi ích cho chính các quỹ bảo hiểm. Thơng qua hoạt động đầu tư các quỹ bảo hiểm vào các lĩnh vực có khả năng sinh lời của nền kinh tế, nguồn tài chính nhàn rỗi từ các quỹ bảo hiểm có thể tạo ra một nguồn tài chính tương đối lớn bổ sung vào quỹ, từ đó tăng quy mơ và sức mạnh cho quỹ bảo hiểm. Việc phân tích đánh giá thực trạng hoạt động đầu tư của BHXH Việt Nam qua các thời kỳ cho thấy một bức tranh toàn cảnh về hoạt động đầu tư các quỹ bảo hiểm tại BHXH Việt Nam. Ở chương này, luận văn tập trung phân tích đánh giá quy mơ, cơ cấu đầu tư, tình hình thực hiện các hình thức đầu tư, tiền lãi thu được từ hoạt động đầu tư, tồn tại hạn chế trong công tác đầu tư. Trên cơ sở đánh giá hoạt động đầu tư đã tìm ra được những nguyên nhân để khắc phục. làm cơ sở cho việc đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư của BHXH Việt Nam.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CỦA BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM