Tình hình đầu tư vào dự án trọng điểm được Thủ tướng Chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đầu tư của bảo hiểm xã hội việt nam (Trang 65 - 68)

2.2. Thực trạng hoạt động đầu tư

2.2.5 Tình hình đầu tư vào dự án trọng điểm được Thủ tướng Chính

phê duyệt

Theo quy định tại Luật BHXH số 71/2006/QH11, BHXH Việt Nam được phép đầu tư vào các cơng trình kinh tế trọng điểm quốc gia. Điều kiện thực hiện đầu tư, gồm: Phải là cơng trình kinh tế trọng điểm quốc gia, dự án đã được Chính phủ phê duyệt và quyết định đầu tư, nguồn vốn thực hiện đầu tư có nguồn vốn của BHXH Việt Nam quản lý; phải thuộc danh mục đầu tư và trong phạm vi mức vốn đầu tư trong năm đã được HĐQL phê duyệt. Các quy định về phương thức đầu tư, phương thức thanh toán, tổ chức triển khai thực hiện, cơ chế kiểm tra, giám sát để bảo đảm sử dụng vốn đúng mục đích có hiệu quả và các nội dung khác liên quan được thực hiện theo văn bản quy định riêng của Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết của HĐQL đối với từng trường hợp cụ thể.

Ngày 29/01/2011, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 188/QĐ-TTg về việc ban hành cơ chế quản lý và thực hiện dự án Thủy điện Lai Châu, trong đó quy định: “Cho phép BHXH Việt Nam được sử dụng tiền nhàn rỗi của quỹ BHXH do BHXH Việt Nam quản lý để đầu tư vào cơng trình theo quy định của Luật BHXH. Chủ đầu tư thống nhất với BHXH Việt Nam về mức đầu tư, lãi suất và phương thức triển khai thực hiện”.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định trên và sự đồng ý của HĐQL BHXH Việt Nam thông qua Nghị quyết số 3295/NQ- HĐQL ngày 08/08/2011, BHXH Việt Nam thực hiện đầu tư vào Dự án Nhà máy thủy điện Lai Châu theo đúng quy định của pháp luật hiện hành, thủ tục trình tự như sau:

a) Căn cứ thực hiện: Quyết định số 819/QĐ-TTg ngày 7/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng cơng trình Thủy điện Lai Châu; Quyết định số 188/QĐ-TTg ngày 29/01/2011 của Thủ

tướng Chính phủ về việc ban hành cơ chế quản lý và thực hiện Dự án thủy điện Lai Châu quy định "Cho phép BHXH Việt Nam được sử dụng tiền nhàn

rỗi của Quỹ BHXH do BHXH Việt Nam quản lý để đầu tư vào cơng trình theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội. Chủ đầu tư thống nhất với BHXH Việt Nam về mức đầu tư, lãi suất và phương thức triển khai thực hiện"; Công văn

số 541/VPCP-KHTH ngày 23/5/2011 của Văn phịng Chính phủ thơng báo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ: "BHXH Việt Nam và Tập đoàn Điện

lực Việt Nam triển khai việc vay vốn từ Quỹ BHXH để đầu tư xây dựng Dự án thủy điện Lai Châu…"; Công văn số 957/TTg-KHTH ngày 16/6/2011 của

Thủ tướng Chính phủ về việc thu xếp vốn cho sản xuất điện và vốn đầu tư cho các dự án điện, trong đó chỉ đạo "Giao HĐQL của BHXH Việt Nam sớm quyết

định việc cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam vay vốn để đầu tư xây dựng dự án thủy điện Lai Châu theo quy định tại Quyết định số 188/QĐ-TTg…"

Trên cơ sở Công văn đề nghị của Tập đoàn điện lực Việt Nam và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, BHXH Việt Nam trình HĐQL BHXH Việt Nam về việc đầu tư vốn vào Dự án Thủy điện Lai Châu với phương án cụ thể:

(1) Thời hạn giải ngân trong 3 năm (2011, 2012, 2013).

(2) Thời hạn vay cho mỗi khoản giải ngân là 5 năm (có thể xem xét gia hạn).

(2) Lãi suất đầu tư: Bằng lãi suất huy động tiết kiệm của cá nhân kỳ hạn 12 tháng trả lãi sau cao nhất của 01 trong 04 sở giao dịch và chi nhánh ngân hàng (Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Sở giao dịch I Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, chi nhánh Hà Nội - Ngân hàng TMCP Cơng thương Việt Nam) cộng chi phí biên 2,5%/năm.

b) Phương thức đầu tư: Ủy thác cho vay. Đây là thức phương hoàn toàn phù hợp và hiệu quả trong bối cảnh BHXH Việt Nam chưa có đủ năng lực

trong việc thẩm định dự án, thẩm định hồ sơ giải ngân vốn, giám sát tiến độ và mục đích sử dụng vốn đầu tư. Phương thức ủy thác đầu tư đảm bảo sự chắc chắn trong hoạt động cho vay dự án. Do hoạt động ủy thác đã chuyển giao toàn bộ rủi ro về mất vốn, chậm thu hồi lãi cho đơn vị nhận ủy thác. Trong trường hợp xảy ra rủi ro, đơn vị nhận ủy thác phải chịu trách nhiệm trả đủ số tiền gốc, lãi vay đồng thời chịu thêm phí chậm trả cho thời gian mà BHXH Việt Nam chưa nhận được tiền gốc, lãi vay. Thay vào đó, đơn vị nhận ủy thác sẽ được nhận phí ủy thác 2%/năm tuy nhiên phí ủy thác này thấp hơn chi phí biên 2,5%/năm vì vậy phương ủy thác đem lại hiệu quả đầu tư cao và đảm bảo an toàn vốn.

c) Hình thức đầu tư: Hợp đồng ủy thác và Hợp đồng cho vay.

HĐQL đã phê duyệt và thông qua Nghị quyết, làm căn cứ để BHXH Việt Nam triển khai thực hiện.

Trên cơ sở ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hồng Trung Hải tại cuộc họp Ban chỉ đạo Nhà nước Quy hoạch điện VI, trong đó chỉ đạo "Đồng ý Bộ

Tài chính và BHXH Việt Nam miễn thẩm định đối với khoản vay cho dự án thủy điện Lai Châu, các bên khẩn trương ký hợp đồng vay vốn cho dự án thủy điện Lai Châu trong tháng 8 năm 2011”, BHXH Việt Nam đã thỏa thuận với

Tập đoàn Điện lực Việt Nam các điều khoản vay vốn, lựa chọn ngân hàng ủy thác đầu tư là Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Thành phố Hà Nội. Ngày 07/10/2011, BHXH Việt Nam đã thực hiện ký kết hợp đồng cho vay với Tập đoàn điện lực Việt Nam và Hợp đồng ủy thác cho vay với Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Thành phố Hà Nội để triển khai Dự án.

BHXH Việt Nam đã thực hiện ủy thác qua Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Hà Nội. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Hà Nội chịu hoàn toàn trách nhiệm trong việc: Giải ngân vốn

vay theo tiến độ, giám sát việc sử dụng vốn vay đúng mục đích; Thu hồi gốc lãi khi đến hạn và được hưởng phí ủy thác do BHXH Việt Nam trả. BHXH Việt Nam được hưởng lãi vay do Tập đoàn điện lực Việt Nam trả và lãi chờ giải ngân do Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Hà Nội trả cho khoản tiền vay chưa được giải ngân. BHXH Việt Nam đã thực hiện 10 lần chuyển tiền vốn đầu tư ủy thác cho Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Hà Nội, trong đó: Năm 2011 là 1.500 tỷ đồng (01 lần), năm 2012 là 2.248 tỷ đồng (04 lần), năm 2013 là 2.252 tỷ đồng (05 lần). Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Hà Nội thực hiện 41 lần giải ngân cho Dự án Nhà máy thủy điện Lai Châu, (8 lần trong năm 2011, 16 lần trong năm 2012, 17 lần trong năm 2013).

Năm 2017, dự án kết thúc, toàn bộ số tiền gốc vay 6.000 tỷ đồng và 3.307,7 tỷ tiền lãi được Tập đoàn điện lực Việt Nam thanh toán đầy đủ, đúng quy định của Hợp đồng cho BHXH Việt Nam.

Như vậy, việc đầu tư vào dự án Thủy điện Lai Châu của BHXH Việt Nam là an toàn, hiệu quả cao, đảm bảo việc bảo toàn phát triển vốn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đầu tư của bảo hiểm xã hội việt nam (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)