lý nhà nước, đội ngũ viên chức quản lý và giáo viên trung cấp nghề
1.2.3.1. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về đào tạo trung cấp nghề
- Chính phủ thống nhất QLNN về GDNN.
Trước đây theo Luật Giáo dục 2005, bậc đào tạo trung cấp chuyên nghiệp thuộc sự quản lý của Bộ GD&ĐT, bậc đào tạo TCN thuộc sự quản lý của Bộ
LĐ-TB&XH. Tuy nhiên đến năm 2016, Chính phủ đã giao cho Bộ LĐ-TB&XH trực tiếp thực hiện chức năng QLNN về GDNN trên phạm vi cả nước.
Bộ LĐ-TB&XH là cơ quan QLNN về GDNN (trong đó trực tiếp quản lý các trường trung cấp ở TW) chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện QLNN về GDNN.
Tổng cục GDNN là cơ quan trực thuộc Bộ LĐ-TB&XH , thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng QLNN về GDNN (trừ trường sư phạm) trong phạm vi cả nước; quản lý, thực hiện các dịch vụ công về GDNN thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan TW của tổ chức chính trị - xã hội, UBDN cấp tỉnh phối hợp với Bộ LĐ-TB&XH thực hiện quản lý nhà nước đối với các trường trung cấp thuộc quyền quản lý theo quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan. [8]
- UBND tỉnh thực hiện QLNN về GDNN theo phân cấp của Chính phủ tại địa phương.
- Sở LĐ-TB&XH (với bộ phận chun mơn là Phịng GDNN) là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, giúp UBDN tỉnh thực hiện chức năng QLNN trong lĩnh vực lao động, việc làm, GDNN, trong đó có các trường TCN.
- UBND cấp huyện theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao thực hiện QLNN về GDNN theo thẩm quyền và chịu trách nhiệm trước UBND cấp tỉnh về phát triển GDNN trên địa bàn huyện theo quy định [16].
1.2.3.2. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức quản lý nhà nước và viên chức giáo dục nghề nghiệp
+ Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức QLNN về GDNN
Cán bộ công chức QLNN về GDNN là lực lượng then chốt đảm bảo sự vận hành và hiệu quả hoạt động QLNN. Việc phát triển năng lực, chuẩn hóa đội ngũ cán bộ công chức quản lý GDNN đã được xác định là một trong những yêu cầu rất quan trọng để thực hiện chiến lược phát triển (Quyết định số 630/QĐ-TTg ngày 29/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển dạy nghề giai đoạn 2011-2020). Để triển khai thực hiện tốt hơn Luật GDNN, Tổng cục GDNN trong những năm gần đây đã xây dựng, ban hành chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng về quản lý GDNN, ý thức trách nhiệm, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp cho đối tượng cán bộ QLNN và cán bộ quản lý các cơ sở GDNN trong cả nước.
Ngồi ra cán bộ cán bộ cơng chức QLNN về GDNN nói chung và các cán bộ quản lý tại các trường TCN nói riêng ở từng địa phương trong cả nước
còn được đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ hàng năm với các chương trình đào tạo phù hợp với kế hoạch và định hướng phát huy thế mạnh của mỗi địa phương.
+ Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ viên chức quản lý và giáo viên GDNN
Trong bất kỳ giai đoạn lịch sử nào, việc xây dựng và phát triển nền giáo dục vững mạnh là yếu tố then chốt, quyết định thúc đẩy xã hội phát triển. Đội ngũ giáo viên/giảng viên có vai trị vơ cùng quan trọng trong việc đảm bảo hiệu quả ĐTN, là lực lượng góp phần rất quan trọng trong quá trình phát triển của sự nghiệp GDNN.
Theo nhu cầu phát triển của các trường TCN, việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo GDNN phải luôn được quan tâm nhằm thúc đẩy đội ngũ giáo viên/giảng viên chuẩn hóa và nâng cao năng lực giảng dạy về trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề, nghiệp vụ sư phạm, ngoại ngữ, tin học, kỹ năng mềm và được kiểm tra, đánh giá kỹ năng thực hành nghề, tiến tới tất cả nhà giáo giảng dạy trong các trường TCN phải có trình độ từ ĐH trở lên.