Sự cần thiết hoàn thiện quản lý nhà nước về đào tạo trung cấp nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đào tạo trung cấp nghề trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 36 - 39)

1.3.2.1. Bảo đảm cho đào tạo trung cấp nghề theo đúng định hướng của Đảng và Nhà nước

Quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách và mục tiêu của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực GDNN và đào tạo TCN được thể hiện trong ba vấn đề chính như sau:

Thứ nhất, xuất phát từ tầm quan trọng của việc phát triển nguồn nhân

lực, đặc biệt là nguồn lao động trực tiếp cho đất nước. Hệ thống GDNN và đào tạo TCN được coi là động lực góp phần phát triển KT-XH xây dựng hệ thống giáo dục và ĐTN - đào tạo TCN.

Thứ hai, nền tảng để xây dựng nền GDNN và đào tạo TCN phải góp

phần thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, nâng cao chất lượng GD&ĐT, chất lượng lao động qua đào tạo; đồng thời, tạo điều kiện cho các cơ sở GDNN của các địa phương bứt phá nhanh, đi trước một bước để đạt trình độ tương đương các nước có nền GDNN tiên tiến; từng bước đáp ứng nhu cầu đa dạng của lực lượng lao động kỹ thuật trực tiếp sản xuất, dịch vụ và phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.

Thứ ba, tiến tới chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội

nhập quốc tế, đổi mới căn bản GDĐT, GDNN; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động, đáp ứng nhu cầu phát triển KT- XH và công nghệ. theo tinh thần Nghị quyết 29 / NQ-TW của Hội nghị BCH trung ương Đảng lần thứ 8 khóa XI.

1.3.2.2. Bảo đảm cho đào tạo trung cấp nghề thực hiện được mục tiêu, nhiệm vụ bổ sung, phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội

GDNN gắn với nhu cầu của thị trường lao động là xu hướng tất yếu nhằm

mang lại lợi ích cho cả cơ sở GDNN, học viên và toàn xã hội; lấy sự chấp nhận của thị trường lao động làm thước đo của hiệu quả GDNN và TCN. Đầu tư phát triển đào tạo TCN tạo cơ hội cho mọi người lao động học nghề, lập nghiệp, góp phần phát triển KT-XH các vùng miền.

1.3.2.3. Bảo đảm chất lượng và hiệu quả đào tạo trung cấp nghề

Mục tiêu chung về bảo đảm chất lượng đào tạo TCN là tiếp tục đổi mới,

tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về số lượng tuyển sinh, chất lượng đào tạo và hiệu quả của đào tạo TCN; phát triển hệ thống các trường đào tạo TCN với nhiều

phương thức và trình độ đào tạo nghề nghiệp, nhất là đào tạo chất lượng cao theo hướng ứng dụng, thực hành, bảo đảm đáp ứng nhu cầu nhân lực qua đào tạo cho thị trường lao động, góp phần nâng cao năng suất lao động, chất lượng

tăng trưởng, sức cạnh tranh của nền kinh tế. Từ đó, đảm bảo nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của xã hội.

1.3.2.4. Bảo đảm cơng bằng xã hội, thực hiện chính sách dân tộc

Phát triển GD&ĐT được Đảng ta xác định là quốc sách hàng đầu, đồng thời là cơ sở quan trọng để thực hiện chính sách “Bình đẳng, đồn kết, tơn trọng, giúp đỡ nhau cùng phát triển giữa các dân tộc”.

Công bằng xã hội trong GDNN luôn được coi là một nội dung quan trọng của chính sách giáo dục vĩ mơ. Điều 10 Luật Giáo dục (năm 2005) nêu rõ: “Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân. Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tơn giáo, tín ngưỡng, nam nữ, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội hoặc hồn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập. Nhà nước thực hiện công bằng xã hội

trong giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng được học hành. Nhà nước và cộng đồng giúp đỡ để người nghèo được học tập, tạo điều kiện để những người có năng khiếu phát triển tài năng. Nhà nước ưu tiên, tạo điều kiện cho con em dân tộc thiểu số, con em gia đình vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, đối tượng hưởng chính sách ưu đãi, người tàn tật và đối tượng hưởng chính sách xã hội khác thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập của mình.” [4].

Đào tạo TCN góp phần giúp xã hội hạn chế tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”, tạo điều kiện cho các trường TCN có nguồn đầu vào ổn định, chất lượng; Đào tạo TCN còn giúp giải quyết việc làm, là giải pháp căn bản để tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số… nhằm góp phần giúp các cá nhân và hộ gia đình thốt nghèo bền vững; đồng thời hỗ trợ q trình chính thức hóa thị trường lao động, nâng cao khả năng tìm được việc làm cho người được đào tạo chính quy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đào tạo trung cấp nghề trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)