quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp; tăng cường đào tạo - bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên các cơ sở đào tạo trung cấp nghề
3.2.2.1. Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp
Một là, đẩy mạnh việc tổ chức quán triệt và thực hiện cải cách hành chính
theo Nghị đinh 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 ban hành chương trình tổng thể cải
cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 – 2030. Thống nhất QLNN đối với
các trường công lập và ngồi cơng lập, hồn thiện tổ chức bộ máy của cơ quan quản lý GDNN. Tăng cường kiểm tra, đánh giá, đồng thời thực hiện phân cấp, phân quyền, nâng cao hiệu quả thực hiện của các cơ quan QLNN về GDNN.
Hai là, xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển cán bộ quản
lý. Cần bố trí, sắp xếp cán bộ phụ trách và cơng chức cho phịng GDNN phù hợp chuyên môn, năng lực, sở trường, có kinh nghiệm thực tiễn từ các cơ sở GDNN. Nghiên cứu cơ chế để phát huy, tận dụng sự đóng góp của các chuyên
gia về GDNN, các hiệu trưởng có kinh nghiệm của các cơ sở GDNN mạnh,
các nhà doanh nghiệp trong việc tư vấn chuyên môn trong QLNN về GDNN.
Ba là, thu hút, tuyển dụng, bố trí, sắp xếp, sử dụng đội ngũ cán bộ QLNN
và quản lý đào tạo GDNN có năng lực, trình độ quản lý, kiến thức chun mơn, tâm huyết theo quy định của pháp luật. Khảo sát, đánh giá chất lượng của đội ngũ cán bộ quản lý GDNN hàng năm để tìm ra vướng mắc, khó khăn trong cơng tác quản lý và xây dựng kế hoạch.
3.2.2.2. Nâng cao năng lực của cán bộ, công chức quản lý nhà nước về giáo
dục nghề nghiệp;
Một là, xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với đối tượng
cán bộ QLNN về GDNN các cấp; đảm bảo xây dựng được mục tiêu đào tạo và chương trình bồi dưỡng đầy đủ các nội dung và kiến thức QLNN về GDNN; xây dựng tài liệu bồi dưỡng về kỹ năng quản lý và kỹ năng quản trị trường
TCN. Chuẩn hóa các đối tượng quản lý, khuyến khích cán bộ cơng chức chủ động tìm hiểu, tự học tập và đưa vào thực tiễn công việc được giao.
Hai là, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên với các chủ đề sát hợp
hơn nữa để nâng cao năng lực quản lý đối với cán bộ QLNN về GDNN của tỉnh Đắk Lắk: hướng dẫn việc thực hiện hoạt động quản lý đối với các cơ sở GDNN trên địa bàn tỉnh, bảo đảm đúng quy định của pháp luật. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và quản lý chuyển đổi số. Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật về đào tạo TCN tại địa phương theo quy định của Chính phủ, Bộ LĐ-TB&XH, UBND tỉnh Đắk Lắk và Sở LĐ-TB&XH tỉnh Đắk Lắk.
3.2.2.3. Chú trọng đào tạo - bồi dưỡng, cập nhật và nâng cao trình độ chun
mơn của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên các cơ sở đào tạo trung cấp nghề - Đối với cán bộ quản lý tại các trường TCN:
Nâng cao năng lực quản trị nhà trường, bao gồm tuyển sinh, tổ chức đào tạo, lên kế hoạch đào tạo, đánh giá kết quả, đảm bảo chất lượng; khả năng quản lý sự thay đổi và khả năng giải quyết các khó khăn gặp phải trong thực tế; nắm bắt các xu hướng thị trường lao động; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành, tổ chức và quản lý hoạt động GDNN nhằm đảm bảo nhà trường phát triển theo đúng sứ mệnh, tầm nhìn và mục tiêu đào tạo.
- Đối với đội ngũ giáo viên trường TCN:
Cần đổi mới mạnh mẽ mục tiêu, nội dung, phương pháp đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của nhà giáo đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng; phát huy tinh thần trách nhiệm, tình yêu nghề và năng lực nghề nghiệp. Để đáp ứng được những yêu cầu này cần:
Một là, xây dựng và triển khai chương trình bồi dưỡng giáo viên các trường TCN đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, đào tạo và dạy nghề. Tuyển chọn, đào tạo - bồi dưỡng năng lực giảng dạy là một trong yếu tố quan trọng đảm bảo chất lượng đào tạo TCN tại tỉnh Đắk Lắk.
Hai là, phát triển đội nhà giáo GDNN cả về số lượng lẫn chất lượng:
- Về số lượng, phấn đấu thực hiện yêu cầu hạ tỷ lệ học viên/giáo viên xuống còn 15/1; Các trường TCN cần tăng cường đào tạo đội ngũ giáo viên dạy nghề để giảm sức ép về số lượng môn học và số tiết chuẩn phải đảm nhiệm. - Về chất lượng, cần từng bước chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo bao gồm cả ba yếu tố: Trình độ chun mơn, kỹ năng nghề và kỹ năng sư phạm dạy nghề.
- Có chính sách thu hút, ưu tiên xét tuyển đối với những người tốt nghiệp loại giỏi, xuất sắc từ các trường ĐH sư phạm kỹ thuật hoặc các trường ĐH kỹ thuật, cơng nghệ có nguyện vọng trở thành nhà giáo GDNN.
Ba là, khuyến khích các nhà giáo GDNN chủ động tự học - tự nghiên
cứu; thường xuyên cập nhật kiến thức, kỹ năng mới; nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học để tham khảo các tài liệu khoa học của nước ngoài nhằm cập nhật kiến thức khoa học hiện đại phục vụ cho q trình dạy nghề. Có chính sách ưu tiên, tạo điều kiện cho giáo viên đi đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng thực hành ở trong và ngoài nước.
Bốn là, cần có chính sách đặc thù của tỉnh về tín dụng để tạo điều kiện
về nhà ở và học tập, nâng cao trình độ cho giáo viên trẻ. Đề xuất bổ sung quy định về chế độ lương, thưởng phù hợp cho từng đối tượng giáo viên TCN nhằm cải thiện mức sống cho cán bộ, giáo viên. Khuyến khích các giáo viên tham dự các hội thi nhà giáo GDNN cấp tỉnh, khu vực và toàn quốc; các kỳ thi làm đồ dùng dạy học các cấp.
Năm là, mời các nghệ nhân, cán bộ giỏi tại các cơ sở sản xuất, doanh
nghiệp hướng dẫn học viên TCN các kiến thức thực tế, kỹ năng thực hành. Chú trọng đưa giáo viên giảng dạy TCN đi thâm nhập thực tế sản xuất tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nhằm nâng cao kiến thức thực tiễn trong q trình giảng dạy chun mơn, nghiệp vụ nhất là dạy thực hành nghề tại trường TCN để họ có thể kịp thời cập nhật thơng tin về kỹ thuật, ứng dụng công nghệ mới.