Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã tìm hiểu kinh nghiệm QLNN về GDNN của một số địa phương lân cận có nền GDNN phát triển mạnh mẽ nhất là sau khi áp dụng Luật Giáo dục nghề nghiệp, bài học kinh nghiệm đối với QLNN về đào tạo TCN ở Đắk Lắk là:
Một là, cần lập kế hoạch xác định số lượng ngành và chỉ tiêu một cách
hợp lý. Hiện nay, Đắk Lắk là tỉnh có thế mạnh trong nông nghiệp, chăn nuôi, lâm nghiệp và chế biến nông sản, cần củng cố và tăng chỉ tiêu đào tạo các lĩnh vực liên quan như trồng trọt, ươm giống cây trồng và thú y. Ngoài ra, phân bổ lại hạn ngạch đào tạo cho các ngành có tỉ lệ tuyển sinh cao nhưng nhu cầu việc làm đang ít dần; chẳng hạn như kế tốn, các ngành chăm sóc sức khỏe và giáo dục mầm non. Các ngành này đang có nhiều học sinh theo học trong các ngành trung cấp khác nhưng nhu cầu xã hội không cao và học sinh học ra dễ thất nghiệp. Đây còn là bài học kinh nghiệm rất quý cho tỉnh Đắk Lắk, trong công tác QLNN về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tỉnh Đắk Lắk để đáp ứng được yêu cầu nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng. Đắk Lắk thừa lao động chưa qua đào tạo nhưng lại thiếu lao động có tay nghề cao. Tình trạng “vừa thừa, vừa thiếu” việc làm vẫn tồn tại nhưng chưa thể khắc phục.
Hai là, tuyển chọn nhân lực tốt là một trong yếu tố quan trọng đảm bảo
chất lượng nhân lực. Vấn đề đào tạo và nâng cao năng lực cho đội ngũ nhân lực là rất cần thiết và ngày càng có tầm quan trọng đối với tổ chức, nhất là trong
môi trường GDNN. Các tỉnh như Đà Nẵng, Khánh Hịa đã có những nỗ lực đáng ghi nhận để nâng cao năng lực sư phạm cũng như kỹ năng nghề cho đội ngũ giáo viên/giảng viên giảng dạy TCN. Ngày nay khoa học - công nghệ phát triển như vũ bão, đòi hỏi lực lượng lao động phải có trình độ tay nghề cao điều này kéo theo giáo viên/giảng viên phải nâng cao trình độ chun mơn và nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Thực trạng này đã tác động đến sự phát triển đội ngũ giáo viên/giảng viên. Việc phát triển đội ngũ giáo viên/giảng viên phải đảm bảo cả về số lượng, trình độ chun mơn nghiệp vụ để đáp ứng với yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục. Tỉnh Đắk Lắk cần coi đây là bài học để có những chính sách để có sự ưu đãi, tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ giáo viên/giảng viên cống hiến với nghề; ban hành mới các chính sách đãi ngộ, ưu tiên, tạo điều kiện về vật chất và tinh thần, điều kiện làm việc, bổ nhiệm chức danh nhà giáo, vinh danh các đóng góp, để các tiến sĩ đến làm việc tại các cơ sở GDNN.
Ba là, cần hoạch định chính sách phát triển TCN mang tính đặc thù của
địa phương. Đắk Lắk cần nghiên cứu kỹ lợi thế, thế mạnh của tỉnh để có chính sách phù hợp nhằm phát huy được cao nhất thế mạnh và đạt được hiệu quả cao nhất. Tỉnh cần chỉ đạo các trường TCN xây dựng chương trình và tăng cường đào tạo các ngành trung cấp để cung ứng nguồn nhân lực cho nông nghiệp theo hướng chất lượng cao; du lịch và dịch vụ; công nghiệp năng lượng tái tạo, cơng nghiệp chế biến, cơng nghiệp có lợi thế cạnh tranh như: cơ khí chế tạo phục vụ sản xuất, chế biến trong nông nghiệp, chăn nuôi, công nghiệp phần mềm. Đây là những ngành đào tạo có thể phát huy tốt thế mạnh của tỉnh và đang rất cần nguồn nhân lực chất lượng cao.
Bốn là, đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục là một trong những nhiệm vụ cần
được quan tâm, chú trọng hơn nữa. Cần kêu gọi toàn xã hội cùng tham gia xây dựng và phát triển đào tạo đáp ứng nhu cầu thực tế hiện nay. Các địa phương
cần huy động các nguồn lực trong và ngoài nước tham gia, đầu tư cho đào tạo phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Các trường cần cố gắng tìm kiếm các nguồn đầu tư và thiết lập mối liên hệ với các doanh nghiệp để được hỗ trợ về cơ sở vật chất, chương trình đào tạo, kinh nghiệm QLNN tương xứng với tiềm lực phát triển. Đồng thời, để tăng nguồn lực tài chính cho đào tạo nguồn nhân lực và đảm bảo đào tạo luôn đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp và người sử dụng lao động. Các tỉnh trên đã ban hành các chính sách liên quan để khuyến khích doanh nghiệp và người sử dụng lao động tham gia đào tạo nguồn nhân lực. Đây đều là những nơi định hướng, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động tìm kiếm cơ hội việc làm phù hợp về xuất khẩu lao động, đào tạo nguồn nhân lực và tập trung phát triển kinh tế để đáp ứng số lượng lao động làm việc tại các khu công nghiệp chất lượng cao. Vì vậy, cần học hỏi kinh nghiệm của các tỉnh phát triển trong việc đào tạo và nâng cao chất lượng học viên trung cấp.
Nhìn chung, với đặc điểm của các vùng miền khác nhau, đào tạo nghề nghiệp, đặc biệt là đào tạo TCN sẽ có phương thức quản lý khác nhau, phù hợp với tình hình KT - XH và nhu cầu lao động, phù hợp với chiến lược và định hướng phát triển của mỗi địa phương.
Tiểu kết chương 1
Trong nội dung chương 1, Luận văn đã giới thiệu khái quát và làm sáng tỏ những khái niệm cơ bản về giáo dục, nghề, nghề nghiệp, GDNN, TCN, QLNN, QLNN về đào tạo TCN. Luận văn đi sâu phân tích và xác định các nội dung về các khái niệm QLNN, chủ thể và vai trò của QLNN về đào tạo TCN; các yếu tố ảnh hưởng và sự cần thiết tiếp tục hoàn thiện QLNN về đào tạo TCN. Ngoài ra tác giả cũng làm sáng tỏ hơn những nội dung chủ yếu của QLNN về đào tạo TCN như các vấn đề về: xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chương trình; xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và chính sách; tổ chức bộ máy quản lý; đào tạo và bồi dưỡng cán bộ công chức QLNN, đội ngũ viên chức quản lý và giáo viên; đầu tư, huy động nguồn lực và thực hiện xã hội hóa; quản lý và sử dụng các nguồn lực; quản lý hệ thống cơ sở GDNN, tổ chức thực hiện việc kiểm định chất lượng; thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm. Bên cạnh đó, tác giả đã tham khảo những bài học kinh nghiệm quý báu từ QLNN về GDNN và TCN của các địa phương phát triển mạnh GDNN và có đặc điểm tương đồng với tỉnh Đắk Lắk như Lâm Đồng, Đà Nẵng, Khánh Hịa; Từ đó rút ra một số giá trị tham khảo có thể áp dụng cho QLNN về đào tạo TCN trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Từ những khái niệm và nội dung về QLNN đối với đào tạo TCN đã được phân tích, tổng hợp, chắt lọc từ các nguồn tài liệu đáng tin cậy; được phân tích, trình bày theo suy nghĩ, cách tiếp cận của tác giả. Đây là khung lý thuyết quan trọng để tiếp tục nghiên cứu và đánh giá thực trạng QLNN về đào tạo TCN trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ở chương 2 của luận văn.
2. Chương 2