dụng các nguồn lực để phát triển đào tạo nghề
1.2.4.1. Đầu tư nguồn lực
Nguồn lực đầu tư vào phát triển ĐTN bao gồm các nguồn lực của nhà nước, sự tham gia đóng góp của các tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp trong xã hội và sự tham gia hợp tác của các tổ chức quốc tế vào hoạt động đào tạo nghề. Tuy nhiên, để có thể đầu tư các nguồn lực này một cách có hiệu quả thì nhà nước với vai trò là chủ thể quản lý, bằng các cơ chế, chính sách thu hút, khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia vào thực hiện nhiệm vụ đào tạo nghề, thực hiện huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực để phát triển.
- Đầu tư cho GDNN và bao gồm cả đào tạo TCN nằm trong các kế hoạch phát triển KT-XH và phát triển nguồn nhân lực. Nguồn ngân sách đầu tư cho GDNN và TCN được ưu tiên trong tổng chi ngân sách GD&ĐT của Nhà nước, được phân bổ theo nguyên tắc công khai, minh bạch và kịp thời. Từng bước tăng cường ĐTN cho học viên vùng có điều kiện KT- XH đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; đầu tư đào tạo các nghề thị trường lao động có nhu cầu nhưng khó thực hiện xã hội hóa.
Theo các quy định hiện hành của Luật NSNN, Luật GDNN và các văn bản hướng dẫn, các nguồn tài chính của các cơ sở GDNN ở nước ta hiện tại bao gồm hai nguồn chủ yếu sau: NSNN, các nguồn tài chính ngồi NSNN.
- Nguồn lực về cơ sở vật chất, thiết bị cho ĐTN bao gồm: phòng học, xưởng thực hành cơ bản và thực tập sản xuất, thư viện, học liệu, trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy và học tập... Cơ sở vật chất, thiết bị là những điều kiện rất cần thiết cho hoạt động dạy nghề.
1.2.4.2. Thực hiện xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp
Xã hội hóa có vai trị rất lớn, ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình phát triển TCN. Luật GDNN 2014 xác định: “Tổ chức, cá nhân đóng góp, đầu tư xây
dựng cơ sở GDNN được hưởng chính sách khuyến khích xã hội hóa theo quy định của Chính phủ. Ưu tiên về đất đai, thuế, tín dụng, đào tạo nhà giáo và cán bộ quản lý, cho thuê cơ sở vật chất, thiết bị để khuyến khích các cơ sở GDNN tư thục và cơ sở GDNN có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động khơng vì lợi nhuận”, “ Đa dạng hóa các loại hình cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các hình thức đào tạo nghề nghiệp; khuyến khích, tạo điều kiện để các doanh nghiệp, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các tổ chức khác, công dân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp và tham gia hoạt động đào tạo nghề nghiệp”. [41]
Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động dạy nghề nói chung và TCN nói riêng là một trong những nội dung quan trọng trong chính sách phát triển GDNN. Xã hội hóa GDNN là một quá trình huy động và tạo điều kiện cho cộng đồng và xã hội cùng tham gia vào hoạt động GDNN. Việc đa dạng hóa các loại hình cơ sở GDNN, các hình thức đào tạo nghề nghiệp; khuyến khích, tạo điều kiện để các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài thành lập cơ sở GDNN và tham gia hoạt động đào tạo nghề nghiệp là yêu cầu rất cần thiết.