Đặc thù về đào tạo trung cấp nghề trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đào tạo trung cấp nghề trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 57 - 59)

- Nhu cầu thị trường lao động tỉnh Đắk Lắk

Đắk Lắk đang dần khẳng định là trung tâm của khu vực Tây Nguyên rộng lớn, là mắt xích quan trọng trong Tam giác Phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam và đang nhận được sự đầu tư ngày càng mạnh từ trung ương. Trong những năm qua, nhu cầu lao động có tay nghề cao của tỉnh đang tăng mạnh về số lượng so với các tỉnh lân cận.

Từ đầu năm 2020 đến nay, tình trạng thiếu hụt lao động có tay nghề ở các cơng ty, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk rất phổ biến. Sự thiếu hụt trầm trọng này đã ảnh hưởng đến việc mở rộng sản xuất, kinh doanh của nhiều đơn vị. Trong bối cảnh các doanh nghiệp “khát” lao động có tay nghề và sự thiếu hụt này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ phục hồi sản xuất kinh doanh thì việc triển khai các chính sách hỗ trợ phục hồi thị trường lao động để gỡ khó kịp thời cho doanh nghiệp đang cấp bách hơn bao giờ hết.

Theo thống kê trong năm 2020, tỷ lệ lao động qua đào tạo toàn tỉnh đạt 58%, trong đó tỷ lệ lao động có văn bằng, chứng chỉ chiếm 18.88%, ít nhất 85% số người học có việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ nhưng có năng suất, thu nhập cao hơn. Tính đến cuối năm 2020, tồn tỉnh có khoảng 45 doanh nghiệp từ các tỉnh, thành trong nước đến địa phương phối hợp tổ chức tư vấn, tuyển chọn lao động đi xuất khẩu lao động. Vì vậy, nhu cầu đào tạo TCN để

cung cấp nguồn lao động chất lượng cao cho tỉnh Đắk Lắk và cả các tỉnh lân cận vẫn còn rất lớn.

- Số lượng các cơ sở đào tạo trung cấp nghề tỉnh Đắk Lắk

Với vị thế trung tâm vùng Tây Nguyên, tỉnh Đắk Lắk cũng là nơi tập trung nhiều cơ sở giáo dục đào tạo có chất lượng so với các tỉnh trong khu vực. Các trường đào tạo TCN của tỉnh Đắk Lắk có số lượng lớn, đa ngành, đa nghề, không những giải quyết cơ bản tốt nhu cầu đào tạo trong tỉnh mà còn vươn xa các tỉnh lân cận.

Nhằm phát huy công năng, chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo nghề, từ 2019 đến nay, tỉnh Đắk Lắk đã tiến hành sáp nhập nhiều trường đào tạo trung cấp nghề công lập trên địa bàn tỉnh do đó nguồn tuyển sinh bị phân tán.

Trong nhiều năm gần đây, có nhiều trường trong tình trạng thiếu hụt học viên, thậm chí có ngành khơng mở được lớp vì thiếu chỉ tiêu. Vì vậy, nhiều trường đào tạo TCN của tỉnh Đắk Lắk đã liên kết đào tạo với các cơ sở GDNN trong và ngoài tỉnh, kết hợp đào tạo TCN tại đa phần các huyện, thị trong tỉnh và liên kết đào tạo tại các tỉnh lân cận như Đắk Nông, Gia Lai, Kom Tum...

- Chất lượng các cơ sở đào tạo trung cấp nghề tỉnh Đắk Lắk

Hầu hết các trường TCN trên đại bàn tỉnh Đắk Lắk đều thực hiện chương trình đào tạo khung chung của Bộ LĐ-TB&XH và Tổng cục GDNN ban hành. Tuy nhiên, khi các trường TCN thực hiện áp dụng chương trình khung chung cịn mang tính rập khn, chưa có tính đổi mới cho phù hợp với từng đặc điểm của điều kiện kinh tế - xã hội, từng yêu cầu lao động tại địa phương. Chính vì vậy, vẫn cịn tình trạng học sinh sau khi ra trường vẫn còn bỡ ngỡ và chưa chủ động trong cơng việc hoặc khó tìm kiếm việc làm.

Là địa bàn có số lượng người dân tộc thiểu số đông và đa dạng, công tác đào tạo TCN trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk cịn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, Đắk Lắk vẫn là địa phương có quy mơ đào tạo, chất lượng đào tạo, ngành nghề

đào tạo TCN vượt trội so với các tỉnh trong khu vực. Nhiều trường đào tạo TCN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đào tạo trung cấp nghề trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)