Những mặt đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đào tạo trung cấp nghề trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 72 - 73)

Một là, hệ thống các cơ quan QLNN về GDNN tỉnh Đắk Lắk đã có nhiều

cố gắng tăng cường năng lực và tích cực đổi mới cơng tác quản lý. Các bộ - ngành, UBND tỉnh và Sở LĐ-TB&XH đã chỉ đạo các trường xây dựng và thực hiện kế hoạch chiến lược phát triển của mình phù hợp với Chiến lược phát triển GDNN 2011 - 2020 và chiến lược phát triển KT - XH của địa phương. Công tác xây dựng, triển khai và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển

đào tạo TCN của tỉnh được thực hiện theo chủ trương, chỉ đạo của Chính phủ và chịu sự chỉ đạo của các Bộ - ngành.

Hai là, GDNN gắn liền với đào tạo phát triển nguồn nhân lực có bước

chuyển biến tích cực, giúp người học có thể tìm được việc làm phù hợp với khả năng lao động để tạo thu nhập, cải thiện đời sống, thúc đẩy việc làm; giúp địa phương cơ cấu lại lực lượng lao động, xóa đói, giảm nghèo, hạn chế tệ nạn xã hội trên địa bàn; từng bước đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của các tổ chức xã hội và doanh nghiệp.

Ba là, đội ngũ cán bộ làm cơng tác QLNN về GDNN tồn tỉnh hợp lý,

đảm bảo thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ. Công tác đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng đội ngũ công chức QLNN về GDNN và đội ngũ nhà giáo GDNN được quan tâm, trau dồi về cả chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp.

Bốn là, các trường đào tạo TCN có chương trình đào tạo các nghề đa

dạng về nhiều lĩnh vực, nội dung từng bước được cải tiến, cập nhật, nâng cao chất lượng đào tạo, từng bước theo kịp sự chuyển đổi của các ngành trọng điểm của tỉnh. Quy mô học sinh, sinh viên tăng chậm qua các năm và có sự ổn định tương đối. Hệ sơ cấp chiếm tỷ trọng lớn (56%), là các ngành đào tạo chính của các trường. Hệ trung cấp đã từng bước phát triển và là một bộ phận quan trọng trong xu thế phát triển trong thời gian tới. Trường có đầy đủ chương trình dạy

nghề được thiết kế theo hướng liên thơng hợp lý giữa các chương trình ĐTN và các trình độ đào tạo khác, được bổ sung, điều chỉnh hàng năm. Thường xuyên đổi mới về nội dung, phương pháp dạy học, cụ thể hóa nội dung, kiến thức, kỹ năng, thái độ trong chương trình dạy nghề.

Năm là, các trường đào tạo TCN có mối quan hệ mật thiết với các doanh

nghiệp trong tỉnh và các khu vực lân cận, tạo điều kiện thực tập và giải quyết việc làm cho học sinh, sinh viên. Vấn đề giới thiệu việc làm đã được kết quả tốt; 2/3 học viên đã được tiếp cận các thơng tin việc làm. Các chính sách hỗ trợ cho học sinh, sinh viên đặc biệt là học viên người đồng bào dân tộc cịn tương đối ít, các khoản chi hỗ trợ thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu của người học.

Sáu là, kinh phí đầu tư cho GDNN tồn tỉnh ngày càng tăng mạnh qua

các năm; nguồn lực đầu tư để nâng cao chất lượng đào tạo TCN được đa dạng hóa. Các trường TCN trong tỉnh có hệ thống phịng học, phịng thí nghiệm, xưởng thực hành, kho lưu trữ vật tư, thiết bị được bố trí hợp lý. Các cơ sở vật chất hỗ trợ người học cũng được cung cấp đầy đủ. Tuy NSNN vẫn là nguồn lực chủ đạo nhưng nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ từ xã hội ngày càng tăng.

Bảy là, công tác kiểm tra, giám sát công tác đào tạo TCN trên địa bàn

toàn tỉnh được tăng cường hơn trước. Trong những năm qua, số lượng các cuộc thanh tra, kiểm tra của các cơ quan, đơn vị, địa phương với các trường đào tạo TCN được tiến hành tương đối chu đáo và hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đào tạo trung cấp nghề trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)