+ Về kinh tế:
- Tài nguyên rừng Đắk Lắk có diện tích và trữ lượng lớn nhất nước với nhiều chủng loại gỗ quý hiếm. Về khống sản: tuy có trữ lượng tuy khơng lớn phân bố ở nhiều nơi trong tỉnh như sét cao lanh, sét gạch ngói, vàng, phosphor, than bùn, đá quý...
- Kinh tế chủ đạo của Đắk Lắk chủ yếu dựa vào sản xuất và xuất khẩu nông sản, lâm sản. Đắk Lắk là tỉnh có diện tích và sản lượng cà phê xuất khẩu lớn nhất cả nước, với diện tích 182.343ha và sản lượng hàng năm đạt trên 400.000 tấn, chiếm 40% sản lượng cả nước. Tỉnh cũng là nơi trồng bông, cacao, cao su, điều lớn của Việt Nam. Đồng thời, là nơi phát triển các loại cây ăn trái khác, như cây bơ, sầu riêng, chơm chơm, xồi...
- 2 năm 2020 - 2021, dù chịu tác động, ảnh hưởng mạnh của đại dịch Covid-19, Đắk Lắk vẫn đạt tỷ lệ tăng trưởng 3,63%, xếp thứ 30/63 tỉnh thành.
- Quy mô nền kinh tế đạt trên 83.755 tỷ đồng, trong đó khu vực nơng,
lâm nghiệp, thủy sản chiếm tỷ trọng 37,12%, khu vực công nghiệp, xây dựng
chiếm 13,21% và khu vực dịch vụ chiếm 44,90%. Tổng thu ngân sách năm
2020 ước đạt 8.625 tỷ đồng, tăng 13,86% số với cùng kỳ năm 2019. Năm 2021 mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19, tăng trưởng kinh tế của tỉnh ước đạt 52.481 tỷ đồng (tăng 5,1% so với cùng kỳ năm trước).
- Năm 2020, tỉnh thu hút được 25 dự án đầu tư, với tổng số vốn đăng ký
khoảng 20.500 tỷ đồng, tập trung vào các lĩnh vực phát triển điện gió, điện mặt trời, phát triển đơ thị.
- Tốc độ chuyển dịch cơ cấu ngành nghề theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa chậm, hiện nay tỉnh Đắk Lắk vẫn là tỉnh thuần nơng, chưa có vùng
tập trung chuyên canh sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao… Số doanh nghiệp, cơ sở sản xuất hoạt động trong lĩnh vực Công nghiệp chế biến và Xây dựng, Thương mại và Dịch vụ ít, vị trí việc làm trong lĩnh vực này hạn chế.
+ Về văn hóa, xã hội:
- Giáo dục: Mạng lưới các cơ sở giáo dục mầm non phổ thông phát triển đều khắp, đáp ứng được nhu cầu học tập của con em nhân dân trên địa bàn; toàn tỉnh đã được công nhận đạt chuẩn phổ cập mẫu giáo 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập giáo dục THCS. Trên địa bàn tỉnh cịn có 5 trường thuộc hệ ĐH (ĐH Tây Nguyên, ĐH Đông Á, Cơ sở ĐH Luật Hà Nội, ĐH Buôn Ma Thuột, Phân viện học viện Hành chính Quốc gia khu vực Tây Nguyên) và 8 trường CĐ với nhiều ngành nghề đào tạo.
- Mạng lưới bệnh viện, các cơ sở y tế tuyến huyện, tuyến xã được chăm lo phát triển và cơ bản đáp ứng nhu cầu bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân.
- Cơng tác xóa đói giảm nghèo được cấp ủy chính quyền chăm lo thực hiện và có nhiều chuyển biến. Năm 2021 tỉnh cịn 7,91% hộ nghèo. Việc thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới những năm gần đây đạt kết quả khá tốt. Đến nay, tồn tỉnh có 01/15 huyện, thị, thành phố và 66/84 tổng số xã phường đạt chuẩn nông thôn mới. Những kết quả này đã góp phần thay đổi khá nhanh đời sống kinh tế xã hội vùng nông thôn của tỉnh.