1.3 Thanh tra hành chính trên địa bàn cấp huyện
1.3.3. Mục đích và nguyên tắc của thanh tra hành chính trên địa bàn cấp huyện
sự chỉ đạo về công tác, hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra của Thanh tra tỉnh. Cho thấy vị trí của Thanh tra huyện trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Thanh tra trên cơ sở kiểm tra, xem xét q trình tổ chức, hoạt động quản lý có tuân thủ theo các quy định của pháp luật. Luật Thanh tra năm 2010 đã tạo nền tảng, cơ sở hành lang pháp lý, nâng cao vị trí pháp lý của cơ quan thanh tra, phần nào tăng tính độc lập tương đối của các cơ quan thanh tra trong tổ chức và hoạt động của đoàn thanh tra và trong mối quan hệ với cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp; đảm bảo cho hoạt động của đoàn thanh tra tuân thủ các nguyên tắc hoạt động và tự chịu trách nhiệm về các hoạt động, quyết định của mình, góp phần khắc phục được tính hình thức, thụ động trong hoạt động của các cơ quan thanh tra cũng như các tác động bên ngồi vào hoạt động thanh tra nói chung và hoạt động của đồn thanh tra nói riêng.
Như vậy, đặc điểm cơ bản của hoạt động thanh tra hành chính cấp huyện
là hoạt động thể hiện tính quyền lực nhà nước và nó ln gắn liền với hoạt động quản lý hành chính nhà nước; đối tượng của Thanh tra huyện là các cơ quan, tổ chức và cán bộ, công chức, viên chức trực thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trong thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ và quyền hạn được giao cũng như trách nhiệm và hiệu quả quản lý của bộ máy hành chính nhà nước trên địa bàn cấp huyện.
1.3.3. Mục đích và nguyên tắc của thanh tra hành chính trên địa bàn cấp huyện cấp huyện
Mục đích hoạt động thanh tra nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Thanh tra là tai mắt của
trên, là người bạn của dưới”. Qua câu nói của Bác đã khái quát một cách chung
nhất, dễ tiếp cận nhất về mục đích của hoạt động thanh tra bao gồm việc phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục, sửa đổi cho phù hợp, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật, đảm bảo quá trình điều hành của nhà nước đạt hiệu lực, hiệu quả. Là người bạn của dưới có thể hiểu là việc chỉ ra những thiếu sót, hạn chế của đối tượng thanh tra hoặc những điểm bất cập trong quá trình thực thi nhằm sửa chữa, hồn thiện q trình quản lý nhà nước. Đây cũng là mục tiêu trọng tâm của hoạt động thanh tra, đòi hỏi hoạt động thanh tra phải trên cơ sở đánh giá hiệu lực, hiệu quả của việc quản lý, điều hành và triển khai thực thi các chính sách trong thực tiễn của các cơ quan hành chính nhà nước. Kết quả của thanh tra là cơ sở quan trọng cho việc đánh giá, nhận xét, kiểm sốt q trình quản lý, điều hành.
Trải qua nhiều thời kỳ, hoạt động thanh tra đóng vai trị nâng cao hiệu lực, hiệu quả của cơng tác quản lý nói chung; đồng thời phịng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật. Luật Thanh tra năm 2010 đã nhấn mạnh mục đích thanh tra là giúp chủ thể quản lý nhà nước kiểm soát và bảo đảm cho đối tượng quản lý chấp hành đúng chính sách, pháp luật chứ khơng phải tìm sai phạm để xử lý. Luật Thanh tra năm 2010 đã xác định thanh tra trước tiên là công cụ để phát hiện tồn tại, hạn chế, sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá
1.3.3.2. Nguyên tắc hoạt động
Nguyên tắc trong hoạt động thanh tra hành chính là những tư tưởng chủ đạo, những tiêu chuẩn hành động mà các chủ thể và đối tượng của thanh tra hành chính phải tuân thủ trong quá trình thanh tra. Các nguyên tắc này sẽ chỉ đạo và chi phối các mối quan hệ trong thanh tra nhằm đảm bảo cho hoạt động thanh tra đạt được mục đích đề ra.
Theo quy định tại Điều 7 Luật Thanh tra 2010, nguyên tắc của hoạt động thanh tra bao gồm:
Tuân theo pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời.
Không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra; không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra” [4]
Đây là những quy định làm nền tảng cơ bản, mang tính xuyên suốt đối với hoạt động thanh tra. Theo đó, các nguyên tắc cơ bản của thanh tra hành chính bao gồm:
Một là, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật về thanh tra hành chính.
Điều 12 Hiến pháp khẳng định: "Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa"[6]. Như vậy, Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, mà thanh tra là một trong những công cụ quản lý hữu hiệu của Nhà nước, đặc biệt là thanh tra hành chính. Vì vậy, nguyên tắc đầu tiên, quan trọng nhất của thanh tra hành chính là phải tuân thủ các quy định của pháp luật thanh tra và các văn bản có liên quan. Nội dung của nguyên tắc này được thể hiện ở việc các chủ thể và đối tượng không được vi phạm những điều cấm của pháp luật khi thanh tra; cán bộ làm công tác thanh tra không lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách nhiễu, gây khó khăn cho đối tượng bị thanh tra; phải đảm bảo cho đối tượng bị thanh tra chấp hành pháp luật một cách nghiêm chỉnh..
Hai là, nguyên tắc bảo đảm tính chính xác, khách quan, trung thực của thanh tra.
Theo Hồ Chủ Tịch: “Thái độ của người cán bộ thanh tra là kiểm tra phải cẩn thận. Nghe không được thiên lệch, nghe một bên, nên nghe người này, nghe người kia. Phải khách quan khơng được suy đốn chủ quan theo ý của mình". Theo đó, hiệu quả của thanh tra hành chính có được đảm bảo hay không phụ thuộc rất nhiều vào sự chính xác, khách quan, trung thực khi tiến hành thanh tra. Bởi lẽ, khi xem xét vai trò của thanh tra hành chính với kiểm tra, giám sát trong thực hiện quyền lực Nhà nước, cho thấy, hoạt động thanh tra hành chính ln gắn với cơ quan quản lý Nhà nước. Vì vậy, đối tượng của thanh tra hành chính cụ thể và trực tiếp hơn so với đối tượng của từng chủ thể kiểm tra, giám sát. Bên cạnh đó, hoạt động của thanh tra hành chính là nhằm hỗ trợ tốt hơn cho hoạt động kiểm tra, giám sát. Do đó, thanh tra hành chính được coi là một trong những công cụ hiệu quả của Nhà nước trong việc thực hiện chức năng quản lý. Chính bởi vậy, những thơng tin, kết quả của thanh tra hành chính cung cấp phục vụ cho hoạt động quản lý cần địi hỏi có độ chính xác, trung thực cao cũng như tính khách quan của đời sống xã hội. Để đáp ứng u cầu đó, địi hỏi thái độ của các cán bộ làm công tác thanh tra hành chính phải cẩn trọng, tỉ mỉ, xem xét một cách thấu đáo và đánh giá vụ việc thanh tra một cách khách quan, trung thực, chính xác; song phải mang tính chắt lọc và được xem xét thơng qua những phân tích, đánh giá, kiến nghị phù hợp.
Ba là, nguyên tắc bảo đảm tính dân chủ, cơng khai, minh bạch trong thanh tra.
Công khai, minh bạch là nguyên tắc cơ bản trong thanh tra hành chính. Nội dung của công khai, minh bạch trong hoạt động thanh tra bao gồm: công khai quyết định thanh tra, tiếp xúc công khai đối tượng bị thanh tra, công khai kết luận thanh tra...tùy từng đối tượng, nội dung mà có hình thức cơng khai thích hợp như: Trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong phạm vi địa phương hay trong đơn vị công tác của đối tượng. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật, có những thông tin cần được bảo mật, nhất là khi chưa có kết luận chính thức. Chẳng hạn như những vấn đề liên quan đến bí mật quốc gia, an ninh quốc phịng
nguyên tắc dân chủ cũng cần được chú trọng và bảo đảm, nhằm phát huy tính tích cực, chủ động trong việc tiếp thu ý kiến phản ánh của các thành viên đoàn thanh tra, đối tượng bị thanh tra và từ phía người dân.
Bốn là, nguyên tắc bảo đảm tính trách nhiệm trong việc phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của chủ thể và đối tượng.
Việc chấp hành pháp luật thanh tra nói chung, thanh tra hành chính nói riêng là trách nhiệm căn bản của chủ thể và đối tượng trong phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm. Theo đó, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả cho hoạt động thanh tra. Trách nhiệm của chủ thể thanh tra là thực hiện tiến hành thanh tra theo đúng trình tự quy định của pháp luật. Cùng với đó, cần phát huy hết khả năng, đạo đức nghề nghiệp, bản lĩnh chính trị vững vàng, tận tâm, nghiêm túc trong phát hiện xử lý các sai phạm. Trách nhiệm của các đối tượng bị thanh tra, là thực hiện theo đúng trình tự của Đoàn thanh tra, thành khẩn khai báo, cung cấp các tài liệu liên quan để phục vụ cho việc xác minh trong tiến hành thanh tra. Khi bị phát hiện có sai phạm đúng người, đúng tội các đối tượng bị thanh tra có trách nhiệm phải thực hiện đúng theo kết luận thanh tra, khơng chây ì hay cố tình chống đối. Việc đảm bảo tính trách nhiệm trong việc phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của chủ thể và đối tượng thanh tra sẽ là cơ sở để hoạt động thanh tra hành chính được tiến hành một cách thuận lợi, hiệu quả và kịp thời.