3.1. Phương hướng bảo đảm thanh tra hành chính trên địa bàn huyện Thanh
3.1.2. Hoàn thiện tổ chức và tăng cường thanh tra hành chính gắn liền với mục
với mục tiêu của cải cách hành chính
Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020 đã được Đảng, Nhà nước chỉ đạo, điều hành một cách nhất quán, quyết liệt đã mang lại những kết quả tích cực trong cải cách thể chế, cải cách thủ tục hành chính; cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, cơng chức, viên chức; cải cách hành chính cơng; hiện đại hóa hành chính, tạo sự chuyển biến rõ nét trong tư tưởng, thái độ, tinh thần phục vụ người dân, xã hội của các cán bộ, cơng chức, viên chức cơ quan hành chính nhà nước; qua đó góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020. Nằm trong tổng thể đó, việc hồn thiện tổ chức và tăng cường hiệu quả hoạt động thanh tra hành chính gắn liền với mục tiêu của cải cách hành chính là một trong những nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và toàn bộ ngành thanh tra phấn đấu, nỗ lực thực hiện. Thời gian qua, ngành Thanh tra tỉnh Nghệ An nói chung và Thanh tra huyện Thanh Chương nói riêng ln chủ động tham mưu, ban hành và xây dựng các kế hoạch liên quan đến hoạt động cải cách hành chính hằng năm. Việc triển khai thực hiện kế hoạch cải cách hành chính hằng năm cũng như tích cực nghiên cứu, rà sốt để tham gia xây dựng, đóng góp ý kiến vào các văn bản pháp luật trên địa bàn tỉnh và đặc biệt là các văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân huyện Thanh Chương ban hành. Không chỉ đối với lĩnh vực thanh tra mà còn đối với tất cả các lĩnh vực quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân huyện. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân, cơ
quan, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn thực hiện các thủ tục hành chính. Việc kiện toàn tổ chức bộ máy của cơ quan Thanh tra huyện Thanh Chương đã được thực hiện khoa học, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật và định mức, tổng số biên chế được giao. Đề án xây dựng vị trí việc làm đã được xây dựng trên cơ sở yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ trong hoạt động của Thanh tra huyện. Với cơ cấu tổ chức hiện nay, Thanh tra huyện Thanh Chương có 01 Chánh Thanh tra và 01 Phó Chánh Thanh tra, 03 Thanh tra viên và 01 công chức khác đã phần nào đáp ứng được yêu cầu công tác về số lượng, vị trí việc làm, chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ được quan tâm, hằng năm công chức trong cơ quan được cử tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng tuy chưa thường xuyên nhưng cũng phần nào nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ phục vụ cho công tác.
Sau khi triển khai Nghị quyết số 30/NQ-CP của Chính phủ Ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020 đã đạt được những mục tiêu, kết quả đáng khích lệ như: Đã triển khai rà sốt về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế hiện có của Thanh tra huyện để làm cơ sở tham mưu, đề xuất với cấp có thẩm quyền điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức phù hợp với yêu cầu thực tiễn, khắc phục những tồn tại, hạn chế, vướng mắc trong suốt quá trình triển khai thực hiện; Từng bước đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng lớp cán bộ, công chức trong cơ quan thanh tra kế cận, nâng cao chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ. Từng bước áp dụng khoa học, công nghệ phục vụ cho hoạt động quản lý hành chính. Phần nào tạo nên những kết quả tích cực của tồn huyện, với chỉ số cải cách hành chính được cải thiện qua từng năm, góp phần nâng cao chất lượng công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn huyện Thanh Chương. Bên cạnh đó còn một số hạn chế: Việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác xây dựng kế hoạch thanh tra, hoạt động của đoàn thanh tra, công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo chưa được triển khai đồng bộ hoặc triển khai chưa hiệu quả; công chức
nhưng vẫn cịn một số cơng chức chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ; tinh thần trách nhiệm, ý thức chấp hành kỷ luật, sự chủ động, độc lập trong công việc chưa cao; số lượng cơng chức cịn ít, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao.
Trong giai đoạn tiếp theo, đặt trọng tâm vào thực hiện cải cách hành chính là triển khai thực hiện đồng bộ và hiệu quả các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đối với tồn ngành thanh tra nói chung và Thanh tra huyện Thanh Chương nói riêng vào việc đưa ra ý kiến, đóng góp nhằm xây dựng và hoàn thiện hệ thống thể chế, cơ chế, chính sách, trước hết là thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tham gia tích cực vào quy trình xây dựng, ban hành luật, pháp lệnh, nghị định, quyết định, thông tư và văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương nhằm bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính đồng bộ, cụ thể và khả thi của các văn bản quy phạm pháp luật theo đúng quy định; công khai, minh bạch tất cả các thủ tục hành chính bằng các hình thức thiết thực và thích hợp; nghiên cứu đóng góp ý kiến xây dựng, hoàn thiện hệ thống thể chế về tổ chức và hoạt động của các cơ quan thanh tra nhà nước; xây dựng và thực hiện các thủ tục hành chính trong hoạt động thanh tra, tiếp cơng dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo hướng đơn giản, công khai, hiệu quả, hạn chế gây phiền hà cho người dân và đối tượng thanh tra. Tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của cá nhân, tổ chức về các quy định hành chính để hỗ trợ việc nâng cao chất lượng các quy định hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước thuộc thẩm quyền trên địa bàn huyện một cách kịp thời. Tiếp tục đổi mới phương thức làm việc của cơ quan Thanh tra huyện Thanh Chương, không ngừng học hỏi, cập nhật những quy định của pháp luật có liên quan, khơng ngừng đào tạo, xây dựng đội ngũ cơng chức thanh tra có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị, có năng lực, có tính chuyên nghiệp cao, tận tụy phục vụ nhân dân thơng qua các hình thức đào tạo, bồi dưỡng phù hợp, có hiệu quả. Từ đó là nền tảng để nâng cao chất lượng công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trên địa bàn huyện. Thanh tra huyện Thanh Chương
không ngừng củng cố, kiện toàn tổ chức, bộ máy, nâng cao chất lượng hoạt động, giữ gìn kỷ luật, kỷ cương theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW, Hội nghị Trung ương 6, Nghị quyết Trung ương 7 khóa XII; Nghị quyết số 26- NQ/TW ngày 19/5/2018 về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ, trong đó chú trọng xây dựng tố chức bộ máy, đào tạo, thực hiện chế độ, chính sách để thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước và các hoạt động nghiệp vụ của ngành Thanh tra. Xây dựng cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quản lý, sử dụng tài chính của đơn vị, thực hiện chế độ tài chính cơng tiết kiệm, hiệu quả, công khai, minh bạch và ứng dụng khoa học cơng nghệ vào hoạt động quản lý hành chính nhằm đảm bảo hiệu lực, hiệu quả.
3.1.3. Hoàn thiện tổ chức và tăng cường thanh tra hành chính được đặt trong bối cảnh nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát và đổi mới hoạt động của các cơ quan thanh tra, kiểm tra
Đảng, Nhà nước xác định thanh tra là cơng tác quan trọng, có tính chất thường xuyên của hoạt động quản lý nhà nước. Thanh tra là chức năng thiết yếu của cơ quan quản lý, phục vụ thiết thực sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, bảo đảm cho các đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước được tổ chức, đảm bảo thực hiện hiệu lực, hiệu quả. Nhiều chỉ thị, nghị quyết của Đảng đều khẳng định vị trí, vai trị quan trọng của cơng tác thanh tra đối với sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước. Việc nâng cao vị thế, quyền lực cho cơ quan thanh tra cũng đòi hỏi nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát và đổi mới hoạt động của các cơ quan thanh tra nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra. Sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng và chính quyền của huyện có ý nghĩa quyết định đến hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Thanh tra huyện. Đảng và Chính quyền cấp huyện phải trực tiếp chỉ đạo, lãnh đạo và kiểm tra việc thực hiện công tác thanh tra.
Trong bối cảnh đổi mới hiện nay, thực tiễn triển khai đã khẳng định lại một lần nữa: Những nhiệm vụ, kết quả đạt được của Thanh tra huyện đạt được
huyện; những ý kiến chỉ đạo kịp thời, hiệu quả mang tính quyết định nhằm xử lý, giải quyết các điểm nóng, vụ việc phức tạp, kéo dài liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực trên địa bàn. Hoạt động của Thanh tra huyện Thanh Chương là để phục vụ sự lãnh đạo của Huyện ủy và sự quản lý của nhà nước của Ủy ban nhân dân huyện. Việc tạo điều kiện, bố trí nguồn lực về nhân sự, cơ sở vật chất, tài chính cùng sự chỉ đạo đúng trọng tâm, trọng điểm đã mang lại những hiệu quả đáng chú ý. Là công cụ, là “tai, mắt” của Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện cho nên hiệu lực, hiệu quả của Thanh tra huyện trong hoạt động thanh tra và chỉ đạo thanh tra tập trung vào các lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng, việc xử lý, triển khai các kiến nghị, kết luận của thanh tra có đạt được hiệu lực, hiệu quả đòi hỏi sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời, quyết liệt của Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện. Việc thiếu đi sự quan tâm, chỉ đạo trong việc thực hiện các kiến nghị, kết luận thanh tra thì vị thế, vai trò của cơ quan thanh tra trên địa bàn huyện bị ảnh hưởng, uy tín của Thanh tra huyện cũng sẽ giảm sút, kém hiệu lực và hiệu quả.