Bảo đảm các điều kiện vật chất, kỹ thuật hậu cần cho họat động thanh tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thanh tra hành chính trên địa bàn huyện thanh chương, tỉnh nghệ an (Trang 94 - 101)

3.2. Giải pháp bảo đảm thanh tra hành chính trên địa bàn huyện Thanh Chương,

3.2.4. Bảo đảm các điều kiện vật chất, kỹ thuật hậu cần cho họat động thanh tra

thanh tra hành chính trên địa bàn huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An

- Về cơ sở vật chất, kỹ thuật hậu cần: Để đảm bảo triển khai thực hiện

nhiệm vụ một cách có hiệu quả cao với nguồn lực và chi phí thấp nhất địi hỏi việc ứng dụng các trang thiết bị vào hoạt động thanh tra là yêu cầu tất yếu. Việc đảm bảo trụ sở, máy móc, phương tiện như: bàn ghế làm việc, máy vi tính để bàn, máy laptop, máy photocopy, máy in, điện thoại bàn, hệ thống internet,. là yêu cầu tất yếu để vận hành công việc thường xuyên một cách hiệu quả.

Do yêu cầu đặc thù của ngành thanh tra thường xuyên đi cơ sở để thẩm tra, xác minh, thu thập thông tin của các đối tượng có liên quan nên các phương tiện mang tính chun môn, nghiệp vụ như: máy ghi âm, máy chụp hình, máy quay phim, các công cụ liên quan đến kiểm tra chất lượng cơng trình xây dựng,... Vì vậy, thiết bị nghiệp vụ phải tốt nhằm đảm bảo triển khai thuận tiện trong suốt quá trình thanh tra. Hằng năm, nguồn kinh phí để hoạt động của

Thanh tra huyện Thanh Chương còn hạn chế, một số nội dung như trưng cầu giám định chưa được bố trí vào dự tốn ngân sách hằng năm của đơn vị phần nào gây khó khăn trong triển khai thực hiện.

- Về ứng dụng công nghệ, thông tin: Cần xây dựng các phần mềm về

quản lý hồ sơ cơng việc để góp phần phục vụ quản lý, tra cứu xử lý các văn bản hành chính hằng ngày; cơng tác quản lý, tiếp nhận đơn thư cũng được theo dõi, xử lý thông qua phần mềm nhằm đảm bảo tiết kiệm thời gian, chi phí. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý hành chính, chun mơn nghiệp vụ đã không ngừng cải thiện hiệu lực, hiệu quả; hướng tới việc một người có thể kiêm nhiệm, xử lý nhiều công việc khác nhau mà không tốn thời gian như trước. Việc ứng dụng công nghệ thông tin, khoa học kỹ thuật trong cơng tác quản lý hành chính nói chung và thanh tra hành chính nói riêng đã đổi mới phương thức quản lý, tiếp nhận, xử lý thông tin trong cơ quan hành chính nhà nước và cơ quan Thanh tra huyện, tạo thói quen làm việc của cán bộ, cơng chức trên môi trường internet, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính nhà nước và hội nhập quốc tế trong tình hình mới. Qua thực tế triển khai, sử dụng hệ thống điện tử trong hoạt động của Thanh tra huyện Thanh Chương đã góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động, năng suất lao động, thực hành tiết kiệm, sắp xếp, phân công nhiệm vụ trong đơn vị phù hợp, hiệu quả; sử dụng thường xuyên, hiệu quả hệ thống quản lý văn bản, hộp thư điện tử đảm bảo việc trao đổi, xử lý các văn bản trong nội bộ diễn ra hiệu quả cũng như việc cung cấp thông tin, trao đoi thông tin với các cơ quan, to chức, đơn vị có liên quan được diễn ra thường xuyên, nhanh chóng, đảm bảo u cầu cơng việc.

Bên cạnh đó, thơng qua ứng dụng cơng nghệ thơng tin giúp tăng tính cơng khai, minh bạch hoạt động thanh tra. Hằng năm, Thanh tra huyện Thanh Chương chủ động, tích cực phối hợp với Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện trong việc đưa tin về hoạt động thanh tra, công khai kết luận thanh tra lên cổng thông tin điện tử huyện đây là cách thức, phương pháp quan trọng để thông tin, tuyên truyền về các hoạt động của Thanh tra huyện Thanh Chương nhằm

Tiểu kết Chương 3

Để thực hiện tốt, đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động thanh tra hành chính cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp chính quyền và các cơ quan quản lý nhà nước, yêu cầu các cơ quan chức năng và các cơ quan chuyên ngành có liên quan xây dựng hệ thống văn bản pháp luật quy định cụ thể các bước thực hiện hoạt động thanh tra hành chính, các quy định, tổ chức thực hiện, biện pháp xử lý trong việc thực hiện các kiến nghị, kết luận thanh tra. Cùng với đó, Đảng và Nhà nước cần đưa ra các chính sách nhằm nâng cao chất tượng công tác phổ biến giáo dục pháp luật, tích cực tuyên truyền, phổ biến pháp luật rộng rãi đến mọi người dân, cơ quan, tổ chức để nâng cao kiến thức pháp luật trên toàn xã hội.

KẾT LUẬN

Với đề tài “Thanh tra hành chính trên địa bàn huyện Thanh Chương tỉnh

Nghệ An” tác giả đã giải quyết các vấn đề về khái niệm, đặc điểm, mục đích,

nguyên tắc tổ chức và hoạt động để hình thành nền tảng cơ bản và các điều kiện bảo đảm cho hoạt động thanh tra hành chính của Thanh tra huyện Thanh Chương. Trong thời gian qua, hoạt động thanh tra hành chính của Thanh tra huyện Thanh Chương đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, căn cứ vào số liệu, đánh giá kết quả đạt được qua từng năm cho thấy vẫn còn một số tồn tại, hạn chế trong cơng tác quản lý hành chính nhà nước trong các lĩnh vực như: quản lý tài chính - ngân sách, trách nhiệm của người đứng đầu trong việc thực hiện các quy định về giải quyết khiếu nai, tố cáo; quản lý và sử dụng đất đai,... và trong hoạt động giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo. Chất lượng, hiệu quả công tác thanh tra hành chính trong một số lĩnh vực cịn mang tính rập khn, hạn chế; cơng tác đơn đốc, xử lý sau thanh tra nhất là thu hồi về kinh tế chưa đạt hiệu quả cao, một số nội dung kéo dài qua nhiều năm vẫn chưa thu hồi vào ngân sách nhà nước mà chưa đề xuất được biện pháp xử lý phù hợp; công tác xử lý hành chính đối với một số tổ chức, cá nhân có vi phạm trong quản lý, điều hành cịn mang tính hình thức, chưa đem lại hiệu quả răn đe; công tác phát hiện hành vi tham nhũng qua hoạt động thanh tra cịn thấp. Do đó, đổi mới cơng tác thanh tra hành chính là yêu cầu cấp thiết để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của các cấp, các ngành trên địa bàn huyện Thanh Chương. Những giải pháp nhằm đẩy mạnh hiệu quả hoạt động của cơ quan thanh tra nhà nước trong tình hình mới là những vấn đề có tính lý luận và thực tiễn để luận giải cho q trình hồn thiện, phát triển hoạt động thanh tra hành chính của Thanh tra huyện Thanh Chương. Việc đẩy mạnh nhiệm vụ nhằm hoàn thiện tổ chức và hoạt động thanh tra hành chính thơng qua những giải pháp kịp thời là một trong những nhiệm vụ cấp bách cần được quan tâm, thực hiện. Thanh tra huyện cần vận dụng một cách đồng bộ, linh hoạt các giải pháp mà đã đề ra dựa trên những tình hình, đặc điểm cụ thể tại địa bàn huyện Thanh Chương để phát huy những

ưu điểm, khắc phục những tồn tại, hạn chế, thiếu sót trong triển khai thực hiện. Qua đó nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Thanh tra huyện đối với hoạt động thanh tra nói riêng và hoạt động quản lý nhà nước của chính quyền địa phương huyện nói chung. Xứng đáng thực sự là một công cụ bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chính phủ (1945), Sắc lệnh số 64 lập Ban Thanh tra đặc biệt,

2. Chính phủ (2011), Nghị định số 86/2011/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra.

3. Chính phủ (2011), Nghị định số 97/2011/NĐ-CP quy định về thanh tra

viên và cộng tác viên thanh tra.

4. Chính phủ (2011), Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2011 của Chính phủ ban hành chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020.

5. Chính phủ (2014), Nghị định số 37/2014/NĐ-CP quy định về tổ chức

các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

6. Chính phủ (2015), Nghị định số 33/2015/NĐ-CP quy định việc thực hiện kết luận thanh tra.

7. Chính phủ (2020), Nghị định số 108/2020/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung

một số điều của Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

8. Hồ Chí Minh (1957), Hội nghị cán bộ thanh tra tồn miền Bắc.

9. Hồ Chí Minh (1961), Hội nghị tổng kết cơng tác thanh tra toàn miền

Bắc 1961.

11. Quốc hội (2008), Luật số 22/2008/QH12, Luật cán bộ, công chức.

12. Quốc hội (2010), Luật số 56/2010/QH12, Luật Thanh tra.

13. Quốc hội (2011), Luật số 02/2011/QH13, Luật khiếu nại.

14. Quốc hội (2015), Luật số 77/2015/QH13, Luật tổ chức chính quyền địa

phương.

15. Quốc hội (2015), Luật số: 91/2015/QH13, Bộ luật dân sự.

17. Thanh tra Chính phủ (2013), Thơng tư 04/2013/TT-TTCP quy định về thẩm quyền, nội dung thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về khiếu nại.

18. Thanh tra Chính phủ (2014), Thơng tư số 01/2014/TT-TTCP quy định

việc xây dựng, phê duyệt định hướng chương trình thanh tra, kế hoạch thanh tra.

19. Thanh tra Chính phủ (2014), Thông tư 05/2014/TT-TTCP quy định về

tổ chức, hoạt động, quan hệ cơng tác của Đồn thanh tra; trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra.

20. Thanh tra Chính phủ (2014), Thơng tư liên tịch số 03/2014/TTLT- TTCP-BNV, ngày 08/9/2014 của Thanh tra Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh

21. Nguyễn Phú Trọng (2020), Kết luận Hội nghị trực tuyến toàn quốc, tổng kết cơng tác phịng, chống tham nhũng giai đoạn 2013-2020, Hà Nội.

22. Ủy ban nhân dân huyện Thanh Chương (2020), Kế hoạch Phát triển Kinh tế - Xã Hội 5 năm 2016-2021.

23. Thanh tra huyện Thanh Chương (2016), Báo cáo công tác Thanh tra

năm 2016 (ngày 09/12/2016, Số 895/BC-TTTC).

24. Thanh tra huyện Thanh Chương (2017), Báo cáo công tác Thanh tra

năm 2017 (ngày 11/12/2017, Số 931/BC-TTTC).

25. Thanh tra huyện Thanh Chương (2018), Báo cáo công tác Thanh tra

năm 2018 (ngày 09/12/2018, Số 912/BC-TTTC).

26. Thanh tra huyện Thanh Chương (2019), Báo cáo công tác Thanh tra

năm 2019 (ngày 10/12/2019, Số 635/BC-TTTC).

27. Thanh tra huyện Thanh Chương (2020), Báo cáo công tác Thanh tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thanh tra hành chính trên địa bàn huyện thanh chương, tỉnh nghệ an (Trang 94 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)