3.1. Phương hướng bảo đảm thanh tra hành chính trên địa bàn huyện Thanh
3.1.1. Hoàn thiện tổ chức và tăng cường thanh tra hành chính nhằm kiểm soát
kiểm sốt hoạt động hành pháp theo tinh thần Hiến pháp năm 2013
Thanh tra hành chính nhà nước là chức năng thiết yếu của quản lý nhà nước nói chung, của quản lý hành chính Nhà nước nói riêng. Với mục đích quan trọng và ưu tiên hàng đầu trong hoạt động thanh tra hành chính là phịng ngừa, phát hiện, xử lý hoặc kiến nghị xử lý kịp thời các tồn tại, hạn chế, thiếu sót và sai phạm trong quá trình quản lý hành chính nhà nước. Từ thực trạng về tổ chức và hoạt động của thanh tra hành chính tại huyện Thanh Chương đã chỉ ra những kết quả đạt được, hạn chế, bất cập trong triển khai, thực hiện. Từ đó chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế, bất cập đó để đưa ra phương hướng, đề xuất cơ quan có tham
quyền xem xét, điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách để đảm bảo q trình triển khai thực tế mang hiệu lực, hiệu quả cao.
Việc nhận xét, đánh giá quá trình triển khai, thực thi các chính sách, pháp luật trong hoạt động quản lý của đối tượng thanh tra luôn phải tuân thủ pháp luật, các quy định của pháp luật là cơ sở để so sánh, đánh giá việc thực hiện. Nếu pháp luật chưa quy định thì phải xem xét bản chất của sự việc. Từ đó xem xét để đưa ra nhận xét, đánh giá trên cơ sở các yếu tố tác động khác như chính trị, xã hội, lợi ích của nhân dân, của quốc gia. Trải qua hơn 75 năm hình thành và phát triển, ngành Thanh tra và hệ thống pháp luật về thanh tra đã không ngừng được phát triển, hoàn thiện, củng cố và ngày càng phù hợp với yêu cầu của quản lý hành chính nhà nước trong mỗi giai đoạn từng thời kỳ khác nhau của lịch sử. Kế thừa Hiến pháp 1992 và hệ thống pháp luật trước đó, Hiến pháp 2013 khẳng định Nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nơng dân và đội ngũ trí thức; quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân cơng, phối hợp, kiểm sốt giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp bắt nguồn từ nguồn gốc và bản chất của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Trong đó, Hiến pháp năm 2013 thiết lập cơ chế kiểm soát lẫn nhau giữa các cơ quan quyền lực nhà nước là cần thiết, nhằm ngăn chặn khả năng lạm quyền, bảo đảm quyền lực nhà nước được sử dụng đúng mục đích. Trong đó, kiểm sốt quyền lực nhà nước trong nội bộ các cơ quan hành chính nhà nước cũng ngày càng được hoàn thiện về tổ chức và kiểm soát hoạt động với nịng cốt là hoạt động thanh tra. Kiểm sốt quyền lực nhà nước nói chung có thể được hiểu là một hệ thống những phương thức được thực hiện bởi Nhà nước và xã hội nhằm bảo đảm cho quyền lực nhà nước và việc thực thi quyền lực nhà nước đúng đắn, hiệu quả và hoạt động thanh tra nói riêng được hiểu là hệ thống các phương thức được thực hiện bởi cơ quan thanh tra nhà nước nhằm bảo đảm quyền hành chính nhà nước và việc thực thi quyền
pháp luật ngày càng hồn hiện các cách thức, quy trình vận hành cụ thể để hoạt động thanh tra diễn ra đảm bảo hiệu lực, hiệu quả.
Để đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ mới, đảm bảo thực hiện tốt vai trò, việc đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan thanh tra nhà nước cần phải dựa trên nền tảng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân. Từ đó, khẳng định vị thế và vai trò của thanh tra nhà nước trong nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống các vi phạm pháp luật để bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân và tổ chức.