2.2. Phân tích thực trạng thanh tra hành chính trên địa bàn huyện Thanh
2.2.2. Thực trạng tổ chức, thực hiện thanh tra hành chính
2.2.2.1. Thực trạng về lực lượng cơng chức thanh tra hành chính
Tổ chức của Thanh tra huyện Thanh Chương ngồi Chánh Thanh tra cịn có 01 Phó Chánh Thanh tra, 03 Thanh tra viên, 02 Cán sự với trình độ chuyên môn thể hiện tại Bảng 2.2 phần nào khái quát được lực lượng thanh tra tại Thanh tra huyện Thanh Chương hiện nay. Với yêu cầu ngày càng cao về chất lượng lẫn số lượng cuộc thanh tra hằng năm và đáp ứng yêu cầu thanh tra đột
xuất của hoạt động quản lý nhà nước đòi hỏi lực lượng thanh tra ngày càng phải nâng cao về cả số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, công chức trong cơ quan thanh tra cùng lúc phải đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ khác nhau về cơng tác thanh tra nói chung, cơng tác quản lý nhà nước, cơng tác đảng nói riêng đã gặp rất nhiều khó khăn.
Thể hiện tại bảng 2.3. dưới đây:
Bảng 2.3. Cơng tác khác ngồi hoạt động thanh tra theo quy định
STT Vị trí cơng tác trong
Thanh tra huyện Vị trí cơng tác kiêm nhiệm
1 Chánh Thanh tra huyện
Bí thư Chi bộ Thanh tra huyện; Ủy viên Ban Chấp hành Đảng ủy khối Cơ quan Chính quyền; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy khối Cơ quan Chính quyền; Ủy viên Ủy ban nhân dân huyện; Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy.
2 Phó Chánh Thanh tra huyện
Phó Bí thư Chi bộ Thanh tra huyện; Thành viên Hội thẩm nhân dân huyện
3 Thanh tra viên 01 Kiêm kế toán đơn vị 4 Thanh tra viên 02 Kiêm thủ quỹ đơn vị
5 Thanh tra viên 03 Kiêm văn thư, lưu trữ đơn vị
6 Cán sự Phó Bí thư Chi đồn khối Cơ quan Chính quyền
Nguồn: Thanh tra huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An
Hiện nay, sau khi ban hành Luật Thanh tra năm 2010, đội ngũ công chức ngành Thanh tra phần nào được quan tâm, bổ sung về số lượng và từng bước được đào tạo, nâng cao chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ. Năng lực lãnh đạo, quản lý, thực hiện nhiệm vụ chuyên mơn ngày càng phát triển theo hướng tích cực, kinh nghiệm thực tiễn được nâng cao, cơ bản đáp ứng được yêu cầu công tác. Tuy nhiên, đội ngũ cơng chức Thanh tra huyện vẫn cịn những tồn tại, hạn
Về chuyên môn nghiệp vụ chỉ dựa trên kinh nghiệm công tác, phát hiện sai phạm thông qua hoạt động thanh tra thuần túy mà chưa định hướng, đánh giá, dự báo chính xác tình hình; hoạt động thanh tra cịn dàn trải, chưa xác định được những nội dung trọng yếu cần thực hiện trước khi tiến hành thanh tra. Năng lực nắm bắt, chủ động phát hiện sơ hở thông qua công tác thanh tra hằng năm chưa đạt hiệu quả. Một số vấn đề chỉ phát hiện khi có đơn thư khiếu nại, tố cáo mà chưa chủ động phát hiện qua công tác thanh tra dẫn đến một số sai phạm xảy ra khi đã trải qua nhiều năm, trên diện rộng. Gây khó khăn trong việc khắc phục hậu quả; xử lý hành vi vi phạm chưa triệt để.
Việc áp dụng pháp luật, nghiệp vụ vào thực tiễn của một số công chức chưa đạt hiệu quả cao; tiếp cận vấn đề mới còn chưa chủ động, lúng túng, thiếu khoa học. Việc thực hiện quy chế phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị với Thanh tra huyện còn hạn chế; đặc biệt là trong việc phối hợp đôn đốc, thực hiện kiến nghị tại kết luận thanh tra chưa được chú trọng. Một số công chức thiếu tinh thần cầu tiến, học hỏi, chưa đề cao tinh thần trách nhiệm, độc lập trong hoạt động, ý thức tổ chức kỷ luật chưa tốt dẫn đến việc bị xử lý kỷ luật.
Công tác đào tạo bồi dưỡng chưa được thường xuyên, liên tục trong khi hệ thống pháp luật, nghiệp vụ của Ngành ngày càng đòi hỏi chuyên sâu, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực. Việc công chức khi đến công tác tại Thanh tra huyện chỉ được đào tạo lớp nghiệp vụ thanh tra viên trong 01 tháng là chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ; hệ thống văn bản pháp luật được cập nhật liên tục trong khi công chức tại các phịng, chun mơn được tập huấn thường xuyên, định kỳ về nghiệp vụ, chuyên môn của ngành thì cơng chức Thanh tra huyện chưa được quan tâm đúng mức.
Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra thường là nguồn cán bộ từ nơi khác đến nên một số trường hợp chưa có hoặc có ít kinh nghiệm trong cơng tác thanh tra dẫn đến việc mất một khoảng thời gian nhất định để tiếp cận, nắm bắt công việc. Do yêu cầu của công tác cán bộ, một số cán bộ vừa làm quen với môi trường cơng tác thì phải ln chuyển sang vị trí cơng tác khác. Thanh tra huyện chỉ bố trí được 01 đồng chí làm Phó Chánh Thanh tra gây khó khăn trong triển
khai nhiệm vụ.
2.2.2.2. Thực trạng về công tác thanh tra trên địa bàn huyện Thanh Chương
Căn cứ Luật Thanh tra, hàng năm UBND huyện chỉ đạo, quán triệt, triển khai thực hiện Luật thanh tra và các văn bản hướng dẫn thi hành đến các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn liên quan để thực hiện. Chỉ đạo Thanh tra huyện rà soát, khảo sát, xây dựng kế hoạch tranh tra hàng năm, tập trung thanh tra vào các lĩnh vực nhạy cảm, có trọng tâm, trọng điểm, những vấn đề dư luận xã hội quan tâm, xây dựng kế hoạch thanh tra chuyên đề ở một số lĩnh vực. Kế hoạch thanh tra luôn xây dựng bám sát theo định hướng chỉ đạo của Thanh tra Chính phủ, UBND tỉnh, Thanh tra tỉnh và được UBND huyện phê duyệt đảm bảo thời gian quy định.
Trên cơ sở Kế hoạch thanh tra được phê duyệt hàng năm, UBND huyện chỉ đạo Thanh tra huyện chủ động tổ chức triển khai thực hiện theo đúng nội dung, đối tượng, đúng quy trình, quy định của pháp luật về thanh tra; các cuộc thanh tra đã được triển khai thực hiện hoàn thành, đảm bảo chất lượng ngày càng nâng cao.
Các kết luận, kiến nghị thanh tra đã được UBND huyện quan tâm chỉ đạo kịp thời; Thanh tra huyện đã thực hiện tốt công tác theo dõi, đôn đôn, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị để đảm bảo việc xử lý, chấn chỉnh, khắc phục các hạn chế, thiếu sót, sai phạm tại các cơ quan, đơn vị thuộc đối tượng thanh tra nhằm nâng cao hiệu lực, hiểu quả công tác thanh tra trên địa bàn huyện.
Trong 05 năm từ 2016 - 2020, Thanh tra huyện đã triển khai 21 cuộc thanh tra tại 49 đơn vị trên các lĩnh vực quản lý nhà nước như kinh tế - xã hội; công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng; quản lý, sử dụng đất đai,... việc kịp thời chủ động triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch thanh tra hằng năm đã được Chủ tịch UBND huyện phê duyệt. Nội dung, chất lượng, tiến độ các cuộc thanh tra ngày càng nâng cao, đảm bảo mục đích thanh tra. Số lượng cuộc thanh tra hằng năm thể hiện tại bảng 2.4. sau:
Năm Tổng Số đơn vị Hình thức Số cuộc Ghi chú Kinh tế - xã hội Trách nhiệm người đứng đầu Quản lý đất đai 2016 5 12 02/05 03/07 - 5 2017 6 13 03/06 03/07 - 6 2018 7 15 03/05 03/04 01/06 7 2019 1 3 0 01/03 0 1 2020 2 6 01/03 01/03 0 2 Tổng số 21 49 9/19 11/24 01/6 21
Nguồn: Thanh tra huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An
- Về thanh tra kinh tế - xã hội: Trong giai đoạn từ 2016 - 2020, Thanh tra huyện Thanh Chương đã tiến hành tổng cộng 9 cuộc thanh tra kinh tế - xã hội tại 19 đơn vị, số sai phạm về kinh tế phát hiện qua công tác thanh tra là 2.125.420.000 đồng, kiến nghị thu hồi vào ngân sách nhà nước thông qua tài khoản tại giữ của Thanh tra huyện số tiền 1.312.450.000 đồng, kiến nghị xử lý khác về kinh tế số tiền 312.620.000 đồng, kiến nghị không thu hồi số tiền 468.260.000 đồng, kiến nghị xử lý hành chính đối với 11 đơn vị sai phạm. Đến thời điểm 31/12/2020, thông qua hoạt động đôn đốc, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra. Thanh tra huyện đã thu hồi về ngân sách nhà nước tổng số tiền là 1.180.000.000 đồng, trên tổng số tiền kiến nghị thu hồi là 1.312.450.000 đồng, đạt 92,34%. Qua thanh tra đã phát hiện có những thiếu sót, tồn tại, hạn chế và sai phạm trong cơng tác quản lý tài chính, ngân sách, thực hiện chính sách theo Nghị định số 116/2010/NĐ- CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về chính sách đối với cán bộ, cơng chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, quản lý đầu tư xây dựng... tại một số cơ quan, đơn vị, địa phương. Cụ thể tại bảng 2.5. dưới đây:
Thanh tra huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An Năm Số cuộc thanh tra/Số đơn vị Tơng sai phạm (nghìn đồng) Sai phạm (nghìn đồng) Thực hiện (nghìn đồng) Tỷ lệ đã thu hồi/Kiến nghị thu hồi Kiến nghị thu hồi vê NSNN Xử lý khác vê kinh tế Kiến nghị không thu hồi Số tiên đã được thu hồi Xử lý hành chính 2016 02/05 598.500 350.800 132.000 248.000 350.800 Đã thực hiện 100% 2017 03/06 621.600 368.300 148.060 253.300 368.300 Đã thực hiện 100% 2018 03/03 605.210 533.350 101.040 71.590 300.900 Đã thực hiện 56,4% 2019 0 0 0 0 0 0 2020 01/03 300.110 160.000 87.160 69.230 160.000 Đã thực hiện 100%
Nguồn: Thanh tra huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An
Đồng thời với xử lý về kinh tế, việc xử lý hành chính đối với các tập thể, cá nhân có những tồn tại, hạn chế, thiếu sót, sai phạm đã được triển khai thực hiện hiệu quả, kịp thời chấn chỉnh những sai phạm trong hoạt động quản lý nhà nước về thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn trong quản lý, điều hành ngân sách, kinh tế - xã hội, đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn... ngăn chặn để xảy ra những sai phạm kéo dài qua nhiều thời kỳ, liên quan đến nhiều cá nhân; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân trong toàn huyện. Các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra được đối tượng thanh tra, các cơ quan, tố chức, các nhân có liên quan chấp hành, báo cáo việc thực hiện theo đúng quy định. Các kết luận thanh tra của Chánh Thanh tra huyện được Chủ tịch UBND huyện chỉ
đạo thực hiện nghiêm minh, kịp thời.
- Về thanh tra trách nhiệm thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trong việc chấp hành pháp luật trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng:
Trong nhưng năm gần đây, các cuộc thanh tra trách nhiệm thủ trưởng ngày càng được nâng cao về số lượng và chất lượng. Kết luận thanh tra là phương tiện hữu hiệu để đánh giá, kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện hiệu lực, hiệu quả của thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trong hoạt động quản lý nhà nước trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về tiếp công dân, giải quyết, khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng. Cụ thể là việc thanh tra trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc chấp hành pháp luật và Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn. Từ đó, giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện nắm bắt tình hình, để chỉ đạo, điều hành hoạt động của các cơ quan, đơn vị, địa phương.
Trong 05 năm từ năm 2016 đến năm 2020, Thanh tra huyện Thanh Chương đã tiến hành 11 cuộc thanh tra trách nhiệm đối với 24 cơ quan, tổ chức, địa phương và thủ trưởng cơ quan, tổ chức, địa phương. Qua đó xem xét, đánh giá, kết luận những ưu điểm, khuyết điểm, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị và thủ trưởng cơ quan, tố chức, đơn vị trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo thẩm quyền hoặc kiến nghị biện pháp xử lý nhằm khắc phục, nâng cao hiệu quả của việc thực hiện các quy định của pháp luật về tiếp công dân; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng trên địa bàn huyện. Điển hình như, qua thanh tra đã phát hiện nhiều tồn tại, hạn chế, thiếu sót, sai phạm trong cơng tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng của các cơ quan, đơn vị, địa phương như về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo: Một số địa phương, đơn vị chưa bố trí phịng tiếp cơng dân đạt chuẩn theo quy định, sổ tiếp công dân ghi chép chưa đầy đủ, chưa niêm yết thông báo lịch tiếp công dân; xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị của cơng dân khơng đúng trình tự, thủ tục, thời gian, vẫn cịn tình
trạng né tránh; giải quyết đơn chậm, hiệu quả chưa cao dẫn đến phát sinh các vụ việc tồn đọng, phức tạp, kéo dài; một số đơn vị chưa thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo,... về phòng, chống tham nhũng: Một số cơ quan, địa phương, đơn vị triển khai chưa xây dựng kế hoạch phòng chống tham nhũng hàng năm; việc kê khai tài sản, thu nhập và công khai bản kê khai tài sản thu nhập chưa đúng quy định, cịn mang tính hình thức; cơng tác tun truyền, phố biến, giáo dục pháp luật về tham nhũng chưa thường xun; tính cơng khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, đơn vị, nhất là trong lĩnh vực tài chính, ngân sách chưa đạt hiệu quả, mang tính hình thức.
Về thanh tra quản lý, sử dụng đất đai: Trong những năm gần đây, công
tác quản lý, sử dụng đất đai đang là một trong những vấn đề nhạy cảm của xã hội. Đối với Thanh tra huyện Thanh Chương từ năm 2016 đến 2020 đã triển khai 01 cuộc thanh tra tại 06 đơn vị cấp xã trên địa bàn. Qua đó, đã chấn chỉnh lại cơng tác quản lý, sử dụng đất, tăng cường vận động, tuyên truyền các tổ chức, cá nhân trên địa bàn chấp hành các quy định pháp luật về đất đai, xây dựng, môi trường; đảm bảo tuân thủ đúng quy định của pháp luật, hạn chế lượng đơn thư khiếu nại, tố cáo, phản ánh của công dân phát sinh thuộc lĩnh vực đền bù, giải phóng mặt bằng; đồng thời ban hành và tố chức thực hiện các văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và xây dựng trên địa bàn. Từ đó, đề xuất, kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện tăng cường công tác kiểm tra, chỉ đạo, hướng dẫn, tháo gỡ kịp thời những vướng mắc trong công tác quản lý đất đai, quy hoạch, xây dựng, tài nguyên và môi trường của cấp xã; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng đất đai, rừng, mặt nước trên địa bàn, kịp thời ngăn chặn các hành vi lấn chiếm, không thực hiện theo quy hoạch; nâng cao chất lượng, vai trò tham mưu của các phịng ban chun mơn; tập trung chỉ đạo và xử lý dứt điểm các trường hợp vi phạm về quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn huyện Thanh Chương.