1.3 Thanh tra hành chính trên địa bàn cấp huyện
1.3.4. Chủ thể, đối tượng, phạm vi, nội dung và thẩm quyền của thanh tra hành
tra hành chính trên địa bàn cấp huyện
1.3.4.1. Chủ thể, đối tượng, phạm vi của thanh tra hành chính trên địa bàn cấp huyện
Theo Luật Thanh tra năm 2010 đã quy định cụ thể chủ thể hoạt động thanh tra hành chính nhà nước là các cơ quan hành chính nhà nước, cơng chức cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền[2]. Trên cơ sở các quy định, chủ thể hoạt động thanh tra hành chính phải tuân thủ, thực hiện theo đúng quy định pháp luật về thanh tra. Tại cấp huyện, hoạt động thanh tra hành chính chỉ có hoạt động thanh tra của Thanh tra huyện và hoạt động thanh tra hành chính của các cơ quan thanh tra cấp trên. Trong luận văn này, tác giả chỉ đề cập đến hoạt động
thanh tra hành chính của Thanh tra huyện[2].
Việc xác định đối tượng, phạm vi của hoạt động thanh tra hành chính cấp huyện khơng được quy định cụ thể từng đối tượng mà thông qua hoạt động quản động quản lý hành chính nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp huyện để xác định đối tượng và phạm vi hoạt động thanh tra. Từ khái niệm “thanh tra hành chính
là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trực thuộc trong việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao” [12] có thể khái quát đối tượng, phạm vi của hoạt động
thanh tra hành chính tại cấp huyện như sau:
- Cơ quan nhà nước trên địa bàn cấp huyện:
Cơ quan nhà nước là bộ phận cấu thành của bộ máy Nhà nước, mang tính quyền lực nhà nước được thành lập và có thẩm quyền theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
Trong đó, cơ quan nhà nước trên địa bàn cấp huyện bao gồm các cơ quan thuộc sự quản lý, trực thuộc cấp huyện và các cơ quan chịu sự quản lý, trực thuộc cấp tỉnh. Khi xét đến các đối tượng của hoạt động thanh tra hành chính cấp huyện phải xét đến vị trí pháp lý của các cơ quan nhà nước trực thuộc, chịu sự quản lý của Ủy ban nhân dân cấp huyện như: các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, các đơn vị sự nghiệp công lập do Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý trực tiếp (các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở; trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên) và Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn.
- Cán bộ, công chức, viên chức
Để xác định rõ các cá nhân là đối tượng của hoạt động thanh tra hành chính cấp huyện cần làm rõ khái niệm về cán bộ, công chức, viên chức.
Tại Khoản 1, Điều 4, Luật Cán bộ, công chức năm 2008 đã quy định khái niệm cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung
(sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước[2].
Tại Khoản 2, Điều 4, Luật Cán bộ, Công chức năm 2008 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức đã quy định khái niệm công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, cơng nhân quốc phịng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước[2]. Chính thức từ ngày 01/7/2020, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp cơng lập sẽ khơng cịn là cơng chức mà sẽ là viên chức quản lý. Quy định này góp phần giải quyết được vấn đề chồng chéo, không thống nhất trong bộ máy lãnh đạo đơn vị sự nghiệp công lập, tạo thuận lợi cho hoạt động quản lý đội ngũ công chức, viên chức tại các cơ quan, đơn vị. Tại Khoản 3, Điều 4, Luật Cán bộ, Công chức năm 2008 đã quy định khái niệm cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội; công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước [2].
Tại Điều 2, Luật Viên chức năm 2010 quy định khái niệm viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật[2].
Đối tượng của thanh tra hành chính cấp huyện là cán bộ, công chức, viên chức thuộc các cơ quan nhà nước do Ủy ban nhân dân huyện thành lập và quản lý trong thực hiện quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
Như vậy, các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức do Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý là đối tượng của hoạt động thanh tra hành chính. Tuy nhiên, trong quá trình thanh tra, cơ quan thanh tra có quyền mời các đơn vị, cá nhân có liên quan đến làm việc và làm rõ nội dung thanh tra. Luật Thanh tra năm 2010 quy định các đối tượng có liên quan có các thơng tin, tài liệu đến nội dung thanh tra phải cung cấp đầy đủ, kịp thời theo yêu cầu của người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của thông tin, tài liệu đã cung cấp theo quy định của pháp luật.
1.3.4.2. Nội dung, thẩm quyền của thanh tra hành chính trên địa bàn cấp huyện
Nội dung, thẩm quyền của thanh tra hành chính trên địa bàn cấp huyện được xác định dựa trên yêu cầu của hoạt động quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn. Việc xác định nội dung, thẩm quyền được căn cứ vào những điểm chính sau:
Thứ nhất, thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ,
quyền hạn của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, của Ủy ban nhân dân cấp xã. Đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của Thanh tra huyện. Hằng năm, trong quá trình xây dựng kế hoạch thanh tra đã được Thanh tra tỉnh rà soát, xử lý chồng chéo về đối tượng, phạm vi, nội dung, thẩm quyền với hoạt động thanh tra của Thanh tra tỉnh, thanh tra các sở, ngành, kiểm toán nhà nước trên địa bàn và được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt. Thanh tra huyện trên cơ sở đó tiến hành các bước của hoạt động thanh tra. Những năm gần đây, Thủ tướng Chính phủ, Tổng Thanh tra Chính phủ đã có những chỉ đạo rất kịp thời về tăng cường vai trò của cơ quan thanh tra cấp trên trong việc hướng dẫn, xử lý chồng chéo hoạt động thanh tra, hoạt động thanh tra với hoạt động kiểm toán nhà nước, đảm bảo hoạt động thanh tra được triển khai đúng phạm vi, đối tượng, nội dung và thẩm quyền.
cấp xã.
Khi xảy ra những vụ việc phát sinh trên địa bàn thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc các vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì Chánh Thanh tra huyện có quyền quyết định thanh tra và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện về quyết định của mình.
Thứ ba, Thanh tra vụ việc khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
giao.
Với vị trí là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện muốn kiểm soát, kiểm tra hoạt động của các đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý hay xử lý các vấn đề nóng, phức tạp khi có phản ánh của dư luận, đơn thư thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thể thành lập đoàn thanh tra tiến hành thanh tra theo thẩm quyền.
Trong thực tế, Thanh tra huyện có thể tiến hành một số cuộc thanh tra đối với các đơn vị không thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp huyện khi có chỉ đạo thống nhất từ Trung ương về việc triển khai thanh tra diện rộng trên toàn quốc. Năm 2018, thanh tra huyện đã tổ chức thanh tra việc sử dụng quỹ bảo hiểm y tế, mua sắm trang thiết bị y tế và vật tư tiêu hao tại Bảo hiểm xã hội cấp huyện và Trung tâm Y tế cấp huyện đây là 02 đơn vị không trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.