Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thanh tra hành chính trên địa bàn huyện thanh chương, tỉnh nghệ an (Trang 78 - 82)

2.3. Đánh giá chung về thực trạng thanh tra hành chính trên địa bàn huyện

2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập

Thứ nhất, do các cấp chưa nhận thức đầy đủ và sâu sắc về ý nghĩa, vai trò,

tác dụng cơng tác thanh tra hành chính. Chưa xác định đó là một nhiệm vụ quan trọng trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng; chưa coi đó là một khâu có ý nghĩa quyết định đến việc khắc phục những trì trệ, yếu kém trong quản lý nhà nước. Việc tiến hành thanh tra hành chính vẫn cịn mang tính chất chiếu lệ, qua loa, đại khái để hoàn thành theo kế hoạch. Các cuộc thanh tra, kiểm tra trách nhiệm chưa làm rõ được thực trạng công tác chấp hành pháp luật trong giải quyết khiếu nại, tố cáo và chống tham nhũng; chưa làm rõ nguyên nhân của tình trạng khơng chấp hành đầy đủ pháp luật trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và phịng chống tham nhũng; khơng đưa ra được các kiến nghị, biện pháp xử lý khắc phục. Việc phổ biến, giáo dục pháp luật về thanh tra hành chính chưa được tiến hành một cách thực sự sâu rộng, có hiệu quả nên các đối tượng của thanh tra hành chính cũng chưa nhận thức rõ mức độ nguy hại, mức độ bị xử lý đối với các sai phạm đã gây ra. Các cơ quan báo chí và quần chúng nhân dân vẫn chưa mạnh dạn tố giác các hành vi sai phạm khiến cho các cuộc thanh tra đột xuất ít được diễn ra mà chủ yếu là được thực hiện theo kế hoạch đã được phê duyệt.

Thứ hai, hệ thống pháp luật quy định về thanh tra hành chính cịn nhiều

hạn chế. Nội dung hoạt động thanh tra hành chính được quy định tại Luật Thanh tra 2010 cịn khá hạn hẹp, chưa có sự bóc tách rõ rệt về đối tượng thanh tra hành chính với hoạt động thanh tra chuyên nghành. Hơn nữa, những cuộc thanh tra về công tác quản lý tài chính, đất đai, dự án... để từ đó làm rõ trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức vẫn được gọi chung với cái tên là “thanh tra kinh tế - xã hội”. Mặc dù trong hệ thống pháp luật về

thanh tra hiện nay khơng có một văn bản nào quy định về nội dung, chủ thể, đối tượng của loại hình thanh tra này nhưng “thanh tra kinh tế - xã hội” vẫn xuất hiện trong các báo cáo năm về công tác thanh tra và được coi là một nội dung của thanh tra hành chính. Chính điều đó đã dẫn đến những tư duy không thống nhất cho tổ thức và thực hiện thanh tra hành chính.

Cùng với đó, quy định của pháp luật về Thanh tra cịn bất cập, thiếu quy định về các biện pháp cưỡng chế trong xử lý sau thanh tra, chế tài xử lý trong việc không chấp hành thực hiện kết luận thanh tra, nhất là chưa có các văn bản hướng dẫn về trình tự thủ tục, xử lý sau thanh tra. Pháp luật hiện hành chưa xác định rõ một cơ quan chuyên trách có trách nhiệm thực hiện, thi hành kết luận thanh tra, tương tự như cơ quan thi hành án để thi hành các Bản án, quyết định của Tịa án có cơ quan Thi hành án thi hành...;

Thứ ba, trình độ chun mơn, nghiệp vụ trình độ, năng lực, bản lĩnh nghề

nghiệp, ý thức và tinh thần trách nhiệm cơng chức trong cơ quan thanh tra cịn có nhiều hạn chế, yếu kém; một số công chức chưa chủ động học tập, nghiên cứu nhằm nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ mà chỉ làm việc rập khn, máy móc. Việc phân cơng nhiệm vụ cho các thành viên trong đồn cịn chung chung, không rõ ràng dẫn đến chưa phát huy được thế mạnh, hiệu quả làm việc của từng thành viên. Việc tinh giản biên chế trong cơ quan hành chính hiện nay ảnh hưởng khơng nhỏ đến việc bố trí biên chế cho lực lượng cơ quan Thanh tra huyện trong điều kiện đòi hỏi ngày càng cao hơn về chất lượng từng cuộc thanh tra, số cuộc thanh tra hằng năm. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra chưa được quan tâm đúng mức. Các chính sách đãi ngộ, khen thưởng với người có nhiều đóng góp, sang kiến trong cơng việc vẫn cịn chưa được quan tâm thực sự đúng mức.

Thứ tư, mức độ quan tâm đến việc thực hiện thanh tra hành chính của lãnh

đạo Ủy ban nhân dân huyện chưa thực sự đáp ứng yêu cầu đặt ra trong việc giải quyết nội dung liên quan đến hoạt động này cũng như chưa tạo động lực làm việc cho cán bộ thanh tra. Cụ thể như tạo điều kiện về chế độ hỗ trợ tiền công,

động thanh tra hành chính... Do đó, việc tiến hành thanh tra hành chính cịn gặp phải khó khăn trong việc thu thập, xác minh thông tin đối với việc phối hợp triển khai với các đơn vị được giao có liên quan.

Tiểu kết Chương 2

Tại Chương 2, Luận văn đã phân tích, đánh giá các thực trạng về tổ chức, hoạt động của Thanh tra huyện Thanh Chương và nêu ra các kết quả đạt được, các hạn chế và nguyên nhân hoạt động của Thanh tra huyện Thanh Chương trong thực hiện thanh tra hành chính làm nền tảng để tác giả nghiên cứu tìm ra các phương hướng, giải pháp bảo đảm hiệu quả thanh tra hành chính trên địa bàn huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An tại Chương 3 của luận văn.

Chương 3

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THANH TRA HÀNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thanh tra hành chính trên địa bàn huyện thanh chương, tỉnh nghệ an (Trang 78 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)