2.1. Khái quát chung về huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An
2.1.2. Các cơ quan hành chính trên địa bàn huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An
tỉnh Nghệ An
Theo phân cấp hiện nay, huyện Thanh Chương là đơn vị hành chính cấp huyện. Hệ thống các cơ quan hành chính trên địa bàn huyện Thanh Chương được tổ chức thống nhất theo quy định gồm: Ủy ban nhân dân huyện Thanh Chương, các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện và 37 Ủy ban nhân dân xã, 01 Ủy ban nhân dân thị trấn Dùng. Bên cạnh đó vẫn có một số cơ quan hành chính trực thuộc theo ngành dọc đóng trên địa bàn huyện như Chi cục Thuế huyện Thanh Chương, Chi cục Thống kê huyện Thanh Chương, Kho bạc nhà nước huyện Thanh Chương,...
Tuy nhiên, với đề tài về thanh tra hành chính trên địa bàn huyện Thanh Chương thì luận văn chỉ tập trung vào các đơn vị thuộc thẩm quyền của Chủ
các đơn vị trực chịu sự quản lý trực tiếp của Ủy ban nhân dân huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Thanh Chương gồm 13 phòng, cơ quan tương đương phòng, cụ thể: phòng Nội vụ, phòng Tư pháp, phịng Tài chính - Kế hoạch, phịng Tài ngun và Mơi trường, phịng Lao động - Thương binh và Xã hội, phịng Văn hóa và Thơng tin, phịng Giáo dục và Đào tạo, phòng Y tế, Thanh tra huyện, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện, phòng Kinh tế và Hạ tầng, phịng Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn, phịng Dân tộc; Ủy ban nhân dân thị trấn Dùng, Ủy ban nhân dân 37 xã và 05 đơn vị sự nghiệp công lập; 87 đơn vị trường học thuộc huyện quản lý.
2.1.3. Tổ chức thanh tra hành chính trên địa bàn huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An
Thanh tra huyện Thanh Chương là cơ quan chuyên muôn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Thanh Chương. Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện Thanh Chương thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân huyện Thanh Chương; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo và phịng, chống tham nhũng, tiếp cơng dân theo quy định của pháp luật.
Thanh tra huyện Thanh Chương có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp và toàn diện về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân huyện Thanh Chương mà trực tiếp là Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Thanh Chương, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về công tác, chuyên môn, nghiệp vụ của Thanh tra tỉnh Nghệ An. Thanh tra huyện Thanh Chương có 01 Chánh Thanh tra và 01 Phó Chánh Thanh tra, 03 Thanh tra viên và 01 công chức khác. Chánh Thanh tra huyện Thanh Chương do Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Thanh Chương bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Chánh Thanh tra tỉnh Nghệ An. Phó Chánh Thanh tra huyện Thanh Chương do Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Thanh Chương bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Chánh Thanh tra huyện. Phó Chánh Thanh tra huyện giúp Chánh Thanh tra huyện thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh Thanh tra huyện. Căn cứ vào nguồn lực
được Ủy ban nhân dân huyện giao, hằng năm Chánh Thanh tra tiến hành phân công nhiệm vụ cho công chức trong cơ quan nhằm đảm bảo hoạt động thường xuyên và phục vụ những nhiệm vụ đột xuất phát sinh trong quá trình quản lý điều hành.
Bảng 2.2. Bảng so sánh số lượng, chất lượng công chức Thanh tra huyện trong năm 2016 và năm 2020
TT Nội dung
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Ghi Chú Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượn Tỷ lệ % A Tông số công chức 5 6 6 6 7 B Trình độ chun mơn, 1 Thạc sĩ - - - 2 Cử nhân/Kỹ sư 4 80 5 83,33 5 83,33 5 83,33 5 71,4 3 Cao đẳng, trung cấp 1 20 1 16,67 1 20 1 16,67 2 28,6 C Chuyên ngành đào 1 Luật 3 60 4 66,66 4 66,66 4 66,66 4 57,14 2 Tài chính - Kế tốn 1 20 1 16,67 1 16,67 1 16,67 2 28,57 3 Xây dựng - Kỹ thuật - - 1 16,67 1 16,67 1 16,67 1 14,29 4 Khác 1 20 - - - - - - - -
D Cơ cấu lãnh đạo,
1 Chánh Thanh tra 1 20 1 16,67 1 16,67 1 16,67 1 14,29 2 Phó Chánh thanh tra 2 40 1 16,67 1 16,67 1 16,67 1 14,29
E Cơ cấu ngạch công
1 Thanh tra viên 4 80 5 83,33 5 83,33 5 83,33 5 71,4 2 Chuyên viên - - - - - - - - - -
3 Cán sự 1 20 1 16,67 1 16,67 1 16,67 2 28,6
Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An
Qua từng năm, đội ngũ công chức thanh tra ngừng biến động theo chiều hướng phát triển hơn về cả số lượng và chất lượng. Tại thời điểm 31/12/2020 với tổng số là 07 người. Trong đó, số lượng thanh tra viên là 05/07 công chức (05 đại học) so với năm 2016 là 04/05 công chức (04 đại học), 2018, 2019,2020
là 05/06 công chức (05 đại học). Tuy nhiên, lực lượng công chức thanh tra huyện còn dàn trải, so với năm các năm trước tuy phát triển về mặt số lượng nhưng việc chỉ có 01 Phó Chánh Thanh tra huyện gây nhiều bất cập trong quá trình tiến hành thanh tra. Một số đoàn thanh tra Chánh Thanh tra huyện vừa là người ban hành quyết định thanh tra vừa trực tiếp làm Trưởng đoàn thanh tra gây khó khăn, chồng chéo trong cơng tác chỉ đạo, điều hành Đoàn thanh tra của Trưởng đồn và cơng tác lãnh đạo của người ra quyết định thanh tra.
Hiện nay, ngành thanh tra đang đứng trước những yêu cầu nhiệm vụ ngày càng nặng nề, phức tạp đòi hỏi đội ngũ cán bộ, công chức, thanh tra viên của ngành phải không ngừng học tập, trau dồi cả về bản lĩnh chính trị, đạo đức cơng vụ và năng lực chuyên môn. Khối lượng công việc lớn, phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực. Một số công chức trong cơ quan phải kiêm nhiệm thêm nhiều công việc như: phụ trách kế tốn, thủ quỹ cơng tác đảng trong chi bộ,... đã phần nào ảnh hưởng đến hoạt động thanh tra.
- Về hoạt động:
Thứ nhất, về việc xây dựng kế hoạch thanh tra. Hằng năm, trên cơ sở định
hướng chương trình, hoạt động hằng năm của Tổng Thanh tra Chính phủ và hướng dẫn, rà sốt chồng chéo trên cơ sở ý kiến thống nhất của Thanh tra tỉnh Nghệ An, Thanh tra huyện luôn lấy việc xây dựng và thực hiện kế hoạch thanh tra là một nhiệm vụ trọng tâm, hiệu quả, kịp thời xử lý những vấn đền phát sinh trong suốt quá trình quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân huyện. Quá trình rà sốt, xây dựng kế hoạch thanh tra được thực hiện tập trung, thống nhất, bảo đảm có trọng tâm, trọng điểm, đáp ứng yêu cầu về quản lý hành chính nhà nước thực tế tại huyện.
Việc xác định đối tượng thanh tra, nội dung thanh tra được rà soát, cân nhắc kỹ càng, khảo sát và nắm tình hình trên cơ sở định hướng của Thanh tra Chính phủ và hướng dẫn của Thanh tra tỉnh. Việc xây dựng kế hoạch thanh tra hằng năm trong thời kỳ 2016 - 2020 đạt được hiệu quả, kịp thời xử lý những vấn đề phức tạp, kiến nghị, xử lý các tồn tại, hạn chế, sai phạm, góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, phòng ngừa và xử lý vi
phạm pháp luật.
Thực tế cho thấy việc xây dựng kế hoạch thanh tra hằng năm vẫn cịn có những điểm bất cập, trong đó vẫn để xảy ra tình trạng chồng chéo, nhiều nội dung trùng nhưng lại bỏ sót nội dung khác. Một số nội dung phù hợp với thực tiễn, phù hợp với hoạt động của Thanh tra Chính phủ, Thanh tra tỉnh nhưng tại cấp huyện khơng đủ nguồn lực, trình độ chun mơn hạn chế dẫn đến thực hiện dẫn đến một số cuộc thanh tra chuyên đề không đạt được hiệu quả đã đề ra. Kế hoạch thanh tra việc thực hiện thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của các cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân huyện Thanh Chương chưa thường xuyên, còn hạn chế, chủ yếu tập trung vào việc thanh tra tại Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn và các đơn vị trường học.
Thứ hai, việc triển khai thanh tra và hoạt động của đoàn thanh tra
Trên cơ sở kế hoạch thanh tra hằng năm để căn cứ ban hành quyết định thanh tra để các đoàn thanh tra thực hiện nhiệm vụ tại các cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra.
Tại Khoản 2, Điều 43, Luật Thanh tra năm 2010 quy định thẩm quyền ra quyết định thanh tra của Thanh tra huyện thuộc về Chánh Thanh tra huyện và Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện[23]. Các căn cứ để ban hành quyết định thanh tra bao gồm: Kế hoạch thanh tra; Theo yêu cầu của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước; Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật; Yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng. Trong thời kỳ từ 2016 đến 2020, Chánh Thanh tra huyện Thanh Chương đã ban hành 21 quyết định thanh tra, trong đó có 20 cuộc thanh tra theo kế hoạch thanh tra hằng năm, 01 cuộc thanh tra chuyên đề. Nội dung các cuộc thanh tra theo kế hoạch tập trung vào thanh tra việc chấp hành Luật Ngân sách Nhà nước, mua sắm tài sản công và quản lý các nguồn thu, chi theo quy định pháp luật tại các đơn vị trực thuộc, các địa phương; tranh tra trách nhiệm thủ trưởng các cơ quan, đơn vị về công tác tiếp dân, xử lý đơn thư, khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; thanh tra chuyên đề về các vấn đề phức tạp được dư luận xã hội quan tâm theo chỉ đạo
Đoàn thanh tra hành chính được thành lập theo quyết định thanh tra gồm Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên và các thành viên khác của Đoàn thanh tra. Đoàn thanh tra trên cơ cở nội dung quyết định thanh tra quy định phạm vi, đối tượng, nội dung, nhiệm vụ thanh tra; người ban hành quyết định thanh tra chậm nhất là 05 ngày, kể từ ngày ký quyết định thanh tra, quyết định thanh tra được gửi cho đối tượng thanh tra và tổ chức công bố chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày ký quyết định thanh tra. Việc công bố quyết định thanh tra được lập biên bản gồm đầy đủ các thành phần liên quan nhằm đảm bảo tính cơng khai, dân chủ của hoạt động thanh tra. Thời hạn thanh tra và các bước tiến hành thanh tra của đoàn thanh tra được quy định cụ thể tại Thông tư 06/2014/TT-TTCP, ngày 16/10/2014 của Thanh tra Chính phủ quy định về tổ chức hoạt động, quan hệ cơng tác của đồn thanh tra và trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra như: xây dựng, phê duyệt kế hoạch tiến hành thanh tra; tổ chức họp đoàn thanh tra để triển khai nhiệm vụ; xây dựng đề cương, yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo; thông báo công bố quyết định thanh tra; chuẩn bị kinh phí, điều kiện, phương tiện để tiến hành thanh tra; công bố quyết định thanh tra; thực hiện các biện pháp nghiệp vụ, thanh tra trực tiếp tại đơn vị;...
Trong quá trình thanh tra trực tiếp tại đơn vị, Trưởng đồn thanh tra đóng vai trị trung tâm, điều phối, cân bằng mọi hoạt động của đoàn thanh tra, xử lý các tình huống phát sinh thuộc thẩm quyền và báo cáo nếu vượt quá thẩm quyền.
Để làm rõ các nội dung thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, thành viên đoàn áp dụng các biện pháp nghiệp vụ, sử dụng linh hoạt các quyền của mình trong hoạt động thanh tra như: yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp hồ sơ, thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra để kiểm tra, xác minh, đối chiếu thông tin, tài liệu đã thu thập để làm rõ nội dung thanh tra. Việc quản lý, khai thác, sử dụng thông tin, tài liệu thu thập phải tuân thủ theo quy định của pháp luật về thanh tra. Các nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định cho phép Trưởng đoàn thanh tra, thành viên đoàn sử dụng nhằm đảm bảo cho Đoàn thanh tra thực hiện nhiệm vụ đạt hiệu lực, hiệu quả. Việc sử dụng các nhiệm vụ, quyền hạn trên đòi hỏi phải tuân thủ một số điểm sau:
Phải sử dụng đúng thẩm quyền được pháp luật cho phép. Sử dụng đúng lúc, đúng đối tượng đáp ứng yêu cầu, nội dung của cuộc thanh tra.
Việc thực hiện quyền phải đúng trình tự, thủ tục nhằm làm tăng sự chặt chẽ và tính nghiêm minh của quyền hạn đưa ra, buộc đối tượng thanh tra phải thực hiện, khơng được trì hỗn, kéo dài hay từ chối thực hiện.
Việc sử dụng quyền phải phù hợp với thực tế, phù hợp khả năng thực hiện của đối tượng thanh tra và các đối tượng có liên quan, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, đảm bảo hoạt động thanh tra được diễn ra đúng tiến độ, thời gian quy định.
Khi tiến hành thanh tra, các thành viên đồn có trách nhiệm báo cáo tiến độ thanh tra và kết quả thực hiện nhiệm vụ cho Trưởng đồn thanh tra; Trưởng đồn thanh tra có trách nhiệm báo cáo cho Chánh Thanh tra huyện xem xét, chỉ đạo trực tiếp các nội dung của báo cáo tiến độ và báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ, xử lý kịp thời kiến nghị của Trưởng đoàn thanh tra.
Trong 05 năm, các đoàn thanh tra của Thanh tra huyện cơ bản tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật về tổ chức, hoạt động, quan hệ cơng tác của Đồn thanh tra; trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra từ giai đoạn chuấn bị thanh tra, tiến hành thanh tra và kết thúc thanh tra đều được triển khai đồng bộ, thống nhất.
Kết thúc thanh tra trực tiếp tại đơn vị, chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày kết thúc thanh tra trực tiếp tại đơn vị, Trưởng đoàn thanh tra có văn bản báo cáo kết quả thanh tra trên cơ sở tổng hợp báo cáo tiến độ, kết quả thanh tra của từng thành viên trong đoàn và gửi tới người ra quyết định thanh tra xem xét, quyết định. Trường hợp người ra quyết định thanh tra là Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước thì báo cáo kết quả thanh tra còn phải được gửi cho Thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp. Đoàn thanh tra báo cáo kết quả thanh tra phải kết luận cụ thể về từng nội dung đã tiến hành thanh tra và xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật, ý kiến khác nhau giữa thành viên Đoàn thanh tra với Trưởng
dụng và kiến nghị, đề xuất việc xử lý đối với cá nhân, đơn vị có hành vi vi phạm pháp luật; kiến nghị khắc phục sơ hở, yếu kém trong công tác quản lý, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách, pháp luật; chỉ rõ quy định của pháp luật, cơ sở thực tiễn của những kiến nghị, đề xuất.
Từ báo cáo đó, Trưởng đồn thanh tra xây dựng dự thảo kết luận thanh tra trình Chánh Thanh tra với các nội dung đánh giá việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của đối tượng thanh tra thuộc nội dung thanh tra; kết luận về nội dung thanh tra; xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật; biện pháp xử lý theo thấm quyền và kiến nghị biện pháp xử lý.
Trong 05 năm, hoạt động thanh tra hành chính tại cơ quan Thanh tra huyện Thanh Chương đảm bảo tuân thủ theo quy định của pháp luật, của Luật Thanh tra và các văn bản hướng dẫn thi hành. Việc phổ biến, quán triệt nghiêm túc các quy định của pháp luật liên quan nhằm đảm bảo trong 05 năm qua khơng có cơng chức vi phạm các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thanh tra như hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ, không thực hiện hành vi trái pháp luật, gây khó khăn, phiền hà cho đối