1.4. Điều kiện bảo đảm thanh tra hành chính trên địa bàn cấp huyện
1.4.1. Hệ thống pháp luật về thanh tra hành chính trên địa bàn cấp huyện
Chánh Thanh tra huyện có quyền quyết định thanh tra và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện về quyết định của mình.
Thứ ba, Thanh tra vụ việc khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
giao.
Với vị trí là cơ quan chun mơn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện muốn kiểm soát, kiểm tra hoạt động của các đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý hay xử lý các vấn đề nóng, phức tạp khi có phản ánh của dư luận, đơn thư thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thể thành lập đồn thanh tra tiến hành thanh tra theo thẩm quyền.
Trong thực tế, Thanh tra huyện có thể tiến hành một số cuộc thanh tra đối với các đơn vị không thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp huyện khi có chỉ đạo thống nhất từ Trung ương về việc triển khai thanh tra diện rộng trên toàn quốc. Năm 2018, thanh tra huyện đã tổ chức thanh tra việc sử dụng quỹ bảo hiểm y tế, mua sắm trang thiết bị y tế và vật tư tiêu hao tại Bảo hiểm xã hội cấp huyện và Trung tâm Y tế cấp huyện đây là 02 đơn vị không trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.
1.4. Điều kiện bảo đảm thanh tra hành chính trên địa bàn cấp huyện
1.4.1. Hệ thống pháp luật về thanh tra hành chính trên địa bàn cấp huyện huyện
Pháp luật về thanh tra được xây dựng và từng bước hoàn thiện thể chế về công tác thanh tra, làm tiền đề chuyển dần theo hướng chuyên nghiệp, chính quy, hiện đại và khẳng định vị trí, vai trị, trách nhiệm của ngành Thanh tra trong hệ thống chính trị Việt Nam.
Luật Thanh tra năm 2010 và các văn bản pháp lý có liên quan là hành lang pháp lý quan trọng trong hoàn thiện và tổ chức hoạt động của tồn ngành Thanh tra nói chung và Thanh tra huyện nói riêng. Pháp luật về thanh tra là tổng hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành; quy định,
điều chỉnh các mối quan hệ, tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, nghĩa vụ, phương thức hoạt động của cơ quan thanh tra và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Tổng quan qua một số điểm sau:
Thứ nhất, pháp luật về tổ chức bộ máy, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan
thanh tra nói chung và của Thanh tra huyện nói riêng.
Luật Thanh tra 2010 là nền tảng để tiến hành hoạt động thanh tra, trong đó quy định về tổ chức bộ máy của cơ quan thanh tra từ trung ương đến địa phương gồm: cơ quan thanh tra nhà nước (Thanh tra Chính phủ, Thanh tra bộ, Thanh tra tỉnh, Thanh tra sở, Thanh tra huyện), cơ quan được giao nhiệm vụ, quyền hạn thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành. Trong đó, tại Mục 5, Luật Thanh tra 2010 đã quy định chi tiết về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra huyện và Chánh Thanh tra huyện. Hoạt động của cơ quan thanh tra mang tính chất của cơ quan thực thi pháp luật, mỗi chủ thể tiến hành, tham gia vào hoạt động thanh tra đều được trang bị thêm ngoài quy định nhiệm vụ, quyền hạn chung của cơ quan Thanh tra cịn có nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ trưởng cơ quan thanh tra và những người tham gia vào hoạt động thanh tra. Thủ trưởng cơ quan thanh tra, Trưởng Đoàn thanh tra, thanh tra viên đều có nhiệm vụ, quyền hạn trong quản lý hành chính nhà nước và nhiệm vụ, quyền hạn trong hoạt động thanh tra. Việc vận dụng hài hòa, hợp lý, đúng quy định của pháp luật đảm bảo cho việc tiến hành hoạt động thanh tra đảm bảo hiệu lực, hiệu quả.
Chủ thể tiến hành hoạt động thanh tra cũng được trao quyền tương ứng với yêu cầu nhiệm vụ. Tuy nhiên, để được trao quyền hạn thì pháp luật về thanh tra cũng quy định cụ thể tiêu chuẩn, điều kiện, khả năng thực hiện nhiệm vụ để bổ nhiệm vào ngạch tương ứng. (Thanh tra viên cao cấp, Thanh tra viên chính, Thanh tra viên).
Thứ hai, pháp luật về trình tự, thủ tục, phương pháp tiến hành hoạt động
của cơ quan thanh tra hành chính trên địa bàn huyện
Các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục, phương pháp tiến hành hoạt động thanh tra được quy định cụ thể nhằm đảm bảo tính khách quan, dân
chức, cá nhân; qua đó đánh giá việc chấp hành chính sách, pháp luật của các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn cấp huyện nói riêng được khách quan, dân chủ, kịp thời.
Luật Thanh tra năm 2010, quy định hoạt động thanh tra chỉ được thực hiện khi có quyết định thanh tra. Quyết định thanh tra là căn cứ pháp lý để các Đoàn thanh tra thực hiện nhiệm vụ tại các cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra. Tại Khoản 2, Điều 43, Luật Thanh tra năm 2010 quy định thẩm quyền ra quyết định thanh tra thuộc về Thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước tại cấp huyện là Chánh Thanh tra huyện và Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện. Đối với các vụ việc phát sinh đột xuất, phức tạp, liên quan đến trách nhiệm của nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định thanh tra đột xuất và thành lập Đoàn thanh tra[23]. Tại Điều 38, Luật Thanh tra năm 2010 quy định để ban hành một quyết định thanh tra cần có ít nhất một trong bốn căn cứ sau:
- Căn cứ vào kế hoạch thanh tra hằng năm, Chánh Thanh tra huyện căn cứ Thơng tư số 01/2014/TT-TTCP, ngày 23/4/2014 của Thanh tra Chính phủ quy định việc xây dựng, phê duyệt định hướng chương trình thanh tra, kế hoạch thanh tra và văn bản định hướng chương trình thanh tra, hướng dẫn của Tổng Thanh tra Chính phủ và Thanh tra tỉnh, yêu cầu công tác quản lý của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện để xây dựng kế hoạch thanh tra hằng năm trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt để tiến hành tổ chức thực hiện.
- Căn cứ theo yêu cầu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện. Luật Thanh tra năm 2010 đề cao vai trò trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo hoạt động thanh tra. Cũng như trách nhiệm trong việc xem xét, xử lý kịp thời các kết luận, kiến nghị của thanh tra và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình. Việc tổ chức thanh tra theo yêu cầu của Thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp là công cụ hiệu quả giúp giải quyết các vụ việc nổi cộm, bức xúc, phức tạp phát sinh đột xuất trong quá trình quản lý.
- Căn cứ khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Thông qua nhiều kênh thông tin khác nhau liên quan đến hoạt động quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn như đơn thư khiếu nại, tố cáo, dư luận xã hội, báo chí,... Cơ quan thanh tra nắm bắt thơng tin có dấu hiệu vi phạm pháp luật đối với việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước thì có thể ban hành quyết định thanh tra để làm rõ thông tin. Việc ban hành quyết định thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật đã tăng cường vai trò và vị thế của cơ quan thanh tra trong quản lý nhà nước.
- Căn cứ theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng. Để đáp ứng tính chất của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo đòi hỏi phải khẳng định, làm rõ bản chất đúng - sai của sự việc, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc bảo vệ tính chính xác, hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan quản lý hành chính nhà nước trong quá trình thực thi nhiệm vụ. Ngăn chặn, xử lý kịp thời, nghiêm minh đối với các hành vi vi phạm quy định của pháp luật nói chung và quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng nói riêng.
Thứ ba, pháp luật về quyền và nghĩa vụ của đối tượng thanh tra, các cơ
quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động thanh tra.
Các chủ thể tham gia và có liên quan đến hoạt động thanh tra đều có quyền và nghĩa vụ trong suốt quá trình tham gia vào hoạt động thanh tra.
Bên cạnh đó, pháp luật về thanh tra cũng quy định về trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan quản lý hành chính nhà nước cùng cấp trong việc quyết định yêu cầu, kết luận, kiến nghị của các cơ quan thanh tra và các cơ quan Công an, Viện kiểm sát, cơ quan, tổ chức hữu quan trong việc phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi vi phạm pháp luật trong công tác phối hợp, xử lý hành vi vi phạm pháp luật.
Thứ tư, pháp luật về chế tài trong hoạt động thanh tra. Để đảm bảo tính
nghiêm minh của pháp luật, yêu cầu xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật được phát hiện thông qua hoạt động thanh tra. Pháp luật về thanh tra đã quy định
cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tới hoạt động thanh tra.
Trong đó, với nền tảng, xương sống là Luật Thanh tra năm 2010, các văn bản hướng dẫn thi hành như “Nghị định 86/2011/NĐ-CP, ngày 22/9/2011 của
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra”, “Thông tư liên tịch số 03/2014/TTLT-TTCP-BNV, ngày 08/9/2014 của Thanh tra Chính phủ và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh”,... trang bị về mặt pháp lý cho
Thanh tra huyện trong tổ chức bộ máy và tiến hành hành tra. Tuy nhiên, để có thể vận hành một cách hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan thanh tra nói chung và đồn thanh tra nói riêng thì bên cạnh sử dụng có hiệu quả các cơng cụ pháp lý của ngành thanh tra đã trang bị thì người ra quyết định thanh tra, trưởng đoàn thanh tra, các thành viên trong đoàn thanh tra phải am hiểu sâu sắc về tổng thể, chi tiết hệ thống pháp luật liên quan đến nội dung thanh tra.