Hàm lượng protein tổng số, albumin huyết thanh của lợn nái bình thường cao hơn so với các thành phần này trong huyết thanh của lợn nái mắc hội chứng MMA (P < 0,05). Cụ thể, hàm lượng protein tổng số, albumin trong huyết thanh lợn nái bình thường lần lượt là 7,46 ± 0,39g% và 3,07 ± 0,19g%, ở lợn mắc hội chứng MMA là 6,00 ± 0,31g% và 1,69 ± 0,22g% (bảng 4.7). Theo Hồ Văn Nam và cs. (1997), protein của lợn bình thường trung bình là 7,35g%, vậy kết quả kiểm tra protein tổng số của lợn nái bình thường trong nghiên cứu này nằm trong khoảng sinh lý. Sở dĩ hàm lượng protein tổng số, albumin trong huyết thanh lợn mắc hội chứng MMA thấp hơn so với các thành phần này trong huyết thanh lợn nái bình thường là do lợn mắc hội chứng MMA có những phản ứng viêm, sốt kèm theo giảm ăn, giảm hiệu quả tiêu hóa, giảm khả năng hấp thu và ảnh hưởng gián tiếp đển chức năng gan nên khả năng tổng hợp albumin kém hơn so với lợn bình thường (Sjaastad et al., 2010). Như vậy, lợn mắc hội chứng MMA cùng với các triệu chứng mệt mỏi, kém ăn, sốt, tăng tiết dịch rỉ viêm, các vi khuẩn và độc tố của chúng tác động làm tổn thương tế bào gan làm cho lượng protein tổng số và albumin huyết thanh giảm.
Hàm lượng tiểu phần protein như α – Globulin và γ – Globulin trong huyết thanh lợn nái mắc MMA đều tăng so với các tiểu phần này của lợn nái bình thường. Cụ thể, ở lợn nái mắc MMA, hàm lượng α – Globulin và γ – Globulin huyết thanh lần lượt là 2,97 ± 0,17g%; 0,97 ± 0,09g%, cao hơn ở lợn nái bình thường là 2,25 ± 0,25g%; 0,67 ± 0,14g%. Các tiểu phần globulin trong huyết
thanh đảm nhận những chức năng khác nhau, trong khi α và β – Globulin đảm nhận chức năng vận chuyển cholesteron, nhóm hormone steroid; γ – Globulin ngoài việc đảm nhận chức năng miễn dịch, tạo đề kháng cho cơ thể còn tham gia vào q trình đơng máu. Khi bị nhiễm khuẩn, quá trình viêm diễn ra thì γ – Globulin tăng lên nhằm tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể. Như vậy, khi lợn mắc hội chứng MMA, quá trình viêm diễn ra làm tăng γ – Globulin nhằm tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể là phù hợp.
4.5. KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG MMA
Đánh giá hiệu quả điều trị của từng phác đồ căn cứ vào các chỉ tiêu sau: tỷ lệ khỏi bệnh, thời gian khỏi bệnh, tỷ lệ động dục lại, thời gian động dục lại sau cai sữa và tỷ lệ thụ thai ở lần phối đầu tiên sau khi khỏi bệnh. Kết quả được trình bày tại bảng 4.8.
Bảng 4.8. Kết quả thử nghiệm điều trị hội chứng MMA và khả năng sinh sản của lợn nái sau khi khỏi bệnh Phác đồ điều trị Số nái điều trị (con) Khỏi bệnh Thời gian điều trị (ngày)
Động dục lại Thời gian
động dục lại (ngày) Thụ thai sau một chu kỳ Số nái (con) Tỷ lệ (%) Số nái (con) Tỷ lệ (%) Số nái (con) Tỷ lệ (%) Phác đồ 1 15 14 93,33 4,07 ± 1,07a 14 100 5,07 ± 1,33a 13 92,86 Phác đồ 2 15 14 93,33 4,71 ± 1,33a 12 85,71 6,42 ± 1,83b 11 91,67 Phác đồ 3 15 12 86,67 5,83 ± 1,03b 10 83,33 6,50 ± 1,96b 8 80
Từ kết quả ở bảng 4.8 cho thấy, cả ba phác đồ sử dụng cùng 1 loại kháng sinh, tuy nhiên kết quả đạt được có sự sai khác (P < 0,05): phác đồ 1 và 2 có kết hợp kháng sinh cùng hai loại hocmon sinh sản cho hiệu quả điều trị với tỷ lệ khỏi bệnh cao (93,33%), thời gian điều trị ngắn lần lượt đạt 4,07 ± 1,07 ngày và 4,71 ± 1,33 ngày. Phác đồ 3 không sử dụng kết hợp cùng hocmon sinh sản cho kết quả điều trị thấp hơn (86,67%), thời gian điều trị kéo dài (5,83 ± 1,03 ngày).
Như vậy có thể kết luận, kháng sinh sử dụng điều trị trong 3 phác đồ là những kháng sinh có tính mẫn cảm cao đối với nhóm các vi khuẩn gây bệnh thường gặp trong đường sinh dục và gây viêm vú ở lợn nái. Tuy nhiên, sự kết hợp thuốc kháng sinh với các thuốc hỗ trợ điều trị khác nhau đưa lại tác động đối với khả năng sinh sản của nái khác nhau: phác đồ 1 cho hiệu quả tốt hơn 2 phác đồ cịn lại. Cụ thể, phác đồ 1 có thời gian động dục trở lại sau cai sữa ngắn hơn hai phác đồ cịn lại và sự sau khác có ý nghĩa (P < 0,05).
Phác đồ 1 có được kết quả điều trị cao nhất là do trong phác đồ có sử dụng kháng sinh phối hợp Prostaglandin F2α (PGF2α) cùng với dung dịch Iodine 10% và các chất bổ trợ. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Thanh (2003) khi nghiên cứu tình hình mắc bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái ngoại nuôi ở đồng bằng sông Hồng, tác giả cho biết khi tiêm PGF2α kết hợp với sử dụng Lugol 0,1% (Iodine) thụt rửa tử cung ngày 1 lần cho hiệu quả cao, rút ngắn thời gian điều trị cũng như thời gian động dục trở lại của lợn nái. PGF2α là một Prostaglandin có tác dụng tạo ra những cơn co bóp nhẹ giống như những cơn co bóp sinh lý ở tử cung, giúp đẩy sản dịch và dịch viêm ra ngồi, nhanh chóng hồi phục cơ tử cung, phá vỡ thể vàng giúp gia súc động dục lại. Kết hợp với Iodine trong Lugol có tác dụng sát trùng, đồng thời qua niêm mạc tử cung Iodine được hấp thu giúp cơ tử cung hồi phục nhanh, buồng trứng sớm hoạt động, noãn bao phát triển, làm xuất hiện chu kỳ động dục lại. Ngồi ra PGF2α kích thích tiết prolactin, tăng sản lượng sữa của nái.
Tương tự như PGF2α, Oxitocin có tác dụng kích thích cơ trơn tử cung, tuyến sữa làm giảm quá trình viêm và tăng tiết sữa ở nái sau sinh. Tuy nhiên, sử dụng oxitocin khơng có ý nghĩa làm giảm thời gian động dục trở lại trên nái.
Kết quả của đề tài phù hợp với nghiên cứu của các tác giả Hoàng Kim Giao và Nguyễn Thanh Dương (1997). Theo Baer and Bilkei (2005), khi tiêm PGF2α vào tĩnh mạch làm tăng nồng độ Oxytocine trong tĩnh mạch tử cung - buồng trứng và trong máu ngoại vi. Oxytocine kích thích tuyến vú thải sữa nên có tác dụng phịng, trị viêm vú và mất sữa.
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Từ những kết quả thu được trong q trình thực hiện đề tài, chúng tơi rút ra những kết luận và kiến nghị sau:
5.1. KẾT LUẬN
1. Tỷ lệ mắc hội chứng MMA ở đàn lợn nái ni theo mơ hình trang trại tại Trung tâm nghiên cứu và phát triển giống lợn hạt nhân Thụy Phương trong khoảng thời gian nghiên cứu là 16,25%; Nái đẻ ở lứa 1 và từ lứa 6 tỷ lệ mắc hội chứng cao hơn những lứa còn lại.
2. Nái mắc hội chứng MMA giảm tỷ lệ động dục lại sau cai sữa từ 95,64% còn 81,03%; thời gian động dục trở lại sau cai sữa kéo dài từ 5,29 ± 1,52 ngày lên 6,11 ± 1,76 ngày; làm giảm năng suất sinh sản của nái mắc MMA: giảm số lứa/nái/năm, giảm số con cai sữa/nái/năm.
3. Nái mắc hội chứng MMA giảm tỷ lệ động dục lại sau cai sữa từ 95,64% còn 81,03%; thời gian động dục trở lại sau cai sữa kéo dài từ 5,29 ± 1,52 ngày lên 6,11 ± 1,76 ngày; làm giảm năng suất sinh sản của nái mắc MMA: giảm số lứa/nái/năm, giảm số con cai sữa/nái/năm.
4. Chỉ tiêu sinh lý máu (hồng cầu và bạch cầu) tăng lên; chỉ tiêu sinh hóa máu (prtein huyết thanh) giảm.
5. Kháng sinh Amoxicillin và Gentamicin có tác dụng tốt trong điều trị hội chứng MMA (tỷ lệ khỏi bệnh >86,67%).
Trong phác đồ điều trị bệnh bằng kháng sinh có bổ sung 10mg PGF2α hay 30IU Oxitocin cho hiệu quả điều trị tốt hơn: rút ngắn thời gian điều trị và tăng năng suất sinh sản của nái.
5.2. KIẾN NGHỊ
Xây dựng kế hoạch loại thải lợn nái phù hợp để duy trì ổn định cơ cấu đàn và giảm tỷ lệ nái già yếu, không đủ sức khỏe làm giảm năng suất và hiệu quả kinh tế. Thực hiện nghiêm quy trình chăm sóc ni dưỡng và vệ sinh thú y để giảm tỷ lệ mắc bệnh nói chung và hội chứng MMA nói riêng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I – Tài liệu Tiếng Việt :
1. Chu Đức Thắng và Phạm Ngọc Thạch (2008). Chẩn đốn bệnh gia súc, NXB Nơng nghiệp, Hà Nội.
2. Đặng Đắc Thiệu (1978). Hội chứng MMA ở heo nái sinh sản, Tập san KHKT số 1- 2/1978, Trường Đại học Nông nghiệp IV, tr.58 - 60.
3. Đặng Vũ Bình và Nguyễn Văn Thắng (2006). Năng suất sinh sản, nuôi thịt và chất lượng thịt của lợn nái Yorkshire phối giống với đực Landrace và đực Pietrain, Tạp chí Chăn ni (12) - 2006, Hội Chăn ni Việt Nam, tr.4-7.
4. Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phượng, Lê Ngọc Mỹ và Huỳnh Văn Kháng (2000). Bệnh ở lợn nái và lợn con, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
5. Hồ Văn Nam, Nguyễn Thị Đào Nguyên và Phạm Ngọc Thạch (1997). Giáo trình Chẩn đốn lâm sàng Thú y, NXB Nơng nghiệp, Hà Nội.
6. Hoàng Kim Giao và Nguyễn Thanh Dương (1997). Công nghệ sinh sản trong chăn ni bị, NXB Nơng nghiệp, Hà Nội.
7. Lê Minh Chí và Nguyễn Như Pho (1985). Hội chứng MMA ở heo nái sinh sản, Kết quả nghiên cứu khoa học 1981 - 1985, Trường Đại học Nông Lâm Tp.HCM, tr 48-51.
8. Lê Thanh Hải, Nguyễn Nghi, Nguyễn Thị Viễn, Nguyễn Hữu Thao, Phan Bùi Ngọc Thảo, Nguyễn Hiếu Liêm, Nguyễn Hữu Lai, Ngô Thanh Long, Nguyễn Công Phát, Ngô Công Hiến, Lê Trọng Nghĩa (1994). Kết quả nghiên cứu thí nghiệm và thực nghiệm thức ăn cho heo nái ngoại trong giai đoạn có chửa, Viện Khoa học Nơng nghiệp Miền Nam.
9. Lê Văn Năm và cs (1997). Kinh nghiệm phòng và trị bệnh lợn cao sản, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
10. Madec F. và C.Neva (1995). Viêm tử cung và chức năng sinh sản của lợn nái, Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, 2.
11. Nguyễn Như Pho (2002). Ảnh hưởng của một số yếu tố kỹ thuật chăn nuôi đến hội chứng MMA và năng suất sinh sản của lợn nái, Luận án tiến sĩ Nông nghiệp, trường Đại học Nơng Lâm TP Hồ Chí Minh.
13. Nguyễn Tấn Anh (1998). Dinh dưỡng tác động đến sinh sản lợn nái, Chuyên san chăn nuôi, Hội chăn nuôi Việt Nam, tr.15.
14. Nguyễn Thị Hồng (2007). Hội chứng MMA (Mastitis, Metritis, Agalactia) trên heo, Truy cập ngày 17/9/2017 từ http://www.khuyennongtphcm.com.
15. Nguyễn Thị Hồng Minh, Nguyễn Văn Thanh, Trịnh Đình Thâu, Phạm Kim Đăng (2013). Biểu hiện lâm sàng và một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu của lợn mắc hội chứng viêm vú, viêm tử cung, mất sữa. Tạp chí Khoa học và Phát triển 2013, 11 (5). tr. 641-647.
16. Nguyễn Thiện (2008). Giống lợn năng suất cao – Kỹ thuật chăn nuôi hiệu quả. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
17. Nguyễn Văn Thanh (2003). Khảo sát tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại nuôi tại ĐBSH và thử nghiệm điều trị, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, 10. 18. Phạm Hữu Doanh và cs (1995). Kỹ thuật chăn nuôi lợn nái lai ngoại và ngoại
thuần chủng, Tạp chí chăn ni. (2).
19. Phạm Sỹ Lăng, Nguyễn Hữu Quán, Hoàng Văn Hoan, Trần Đức Hạnh, Nguyễn Huy Đăng và Đỗ Ngọc Thúy (2011). Bệnh sinh sản ở vật nuôi, NXB Hà Nội. 20. Trần Thị Dân (2004). Sinh sản heo nái và sinh lý heo con, NXB Nơng nghiệp TP
Hồ Chí Minh.
21. Trần Tiến Dũng, Dương Đình Long, Nguyễn Văn Thanh (2002), Giáo trình sinh sản gia súc. NXB Nơng nghiệp, Hà Nội.
22. Trịnh Đình Thâu và Nguyễn Văn Thanh (2010). Tình hình bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại và các biện pháp phịng trị, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y . XVII. tr.72.
23. Trịnh Đình Thâu, Nguyễn Văn Thanh và Đồn Đức Thành (2010). Thực trạng hội chứng viêm vú, viêm tử cung, mất sữa (MMA) ở đàn lợn nái ngoại ni theo mơ hình trang trại thuộc tỉnh Thái Bình và thử nghiệm phịng trị, Tạp chí KHKT Chăn nuôi (JAHST) , (1). Hà Nội.
II. Tài liệu tiếng Anh:
24. Anonymous (2012). Mastitis-inflammation of the mamnary glands, Truy cập ngày 18/9/2017 từ http://www.thepigsite.com/ thepigsite pig health.
25. Arut Kidcha - orrapin (2006). MMA at farrowing: Guidelines for monitoring and prevention, truy cập ngày 16/9/2017 từ http://www.better pharma.com.
26. Backstrom, L., Morkoỗ, A.C., Connor, J., Larson, R. and Price, W. (1984). Clinical study of mastitis-metritis-agalactia in sows in Illinois, Journal of the American Veterinary Medical Association (impact factor: 1.79). 08/1984; 185(1), pp. 70. 27. Baer, C. and Bilkei G. (2005). Ultrasonographic and Gross Pathological
Findings in the Mammary Glands of Weaned Sows Having Suffered Recidiving Mastitis Metritis, Agalactia, Reproduction in Domestic Animals, Volume 40, Issue 6, pp. 544-547, Dec. 2005.
28. Bilkei G. and Horn, A. (1991). The therapy of the metritis, mastitis, agalactia (MMA) complex of swine, Berl Munch Tierarztl Wochenschr. 1991 Dec 1, 104(12), pp. 421 [Article in German].
29. Bilkei,G. and Boleskei, A. (1993). The effects of feeding regimes in the last month of gestation on the body condition and reproductive performance of sow of different body condition and parity, Tieraztliche Umschau, 48(10), pp. 629-635. 30. BPEX (2011). Mastitis, Metritis, Agalactia (MMA), Knowledge Transfer
Bulletin, No. 10.
31. Bush J.A, W.N Wintrobe, N.M: Blood volume Studises in nomal and Anemic Swine. Am.J. physiol, (1995), pp. 181-192.
32. Christensen, RV., Aalbaek, B. and Jensen, HE. (2007). Pathology of udder lesions in sows, J Vet Med A Physiol Pathol Clin Med. 2007 Nov; 54(9), pp. 491.
33. Gerjets Imke (2011). Coliform mastitis in sows: Analysis of potential influencing factors and bacterial pathogens with special emphasis on Escherichia coli, Journal of swine health and production, Vol 17, No 2, pp. 97-105.
34. Gevaert, D., Vyt, P. H. and Vanrabaeys, M. (2006). Susceptibility to enrofloxacin of bacteria isolated from sows suffering from (sub) clinical MMA, Proc. 19th IPVS Congr., Denmark, 2: 444, pp.88.
35. Heber L, Cornelia P, Ioan Pe, Ioana B, Diana M, Ovidiu S. and Sandel P (2010). Possibilities to Combat MMA Syndrome in Sows, Scientific Papers: Animal Science and Biotechnologies, 2010, 43(2).
36. Hoy, S. (2004). Nine year of data MMA, Pig progress, Volume 20, No. 4 2004. 37. Hughes P.E (1982), Veterinary in vestigation service from pig reproduction, pp.7. 38. Kemper, N. and Gerjets, I. (2009). Bacteria in milk from anterior and posterior
mammary glands in sows affected and unaffected by postpartum dysgalactia syndrome (PPDS). Acta Veterinaria Scandinavica 51, pp. 26.
39. Kemper, N., Bardehle1, D., Lehmann, J., Gerjets, I., Looft, H. and Preißler, R. (2013). The role of bacterial pathogens in coliform mastitis in sows, Berliner und Münchener Tierärztliche Wochenschrift 126, Heft 3/4, Seiten, pp.130-136. 40. Lazarević, M., Milovanović, A, Barna, T., Miljas, N. and Dubravka, M. (2012).
Endometritis therapy in sows by intra-uterine installation of yeast cell wall solution, Acta Veterinaria (Beograd), Vol. 62, No. 5-6, pp. 611-626.
41. Lerch, A. (1987). Origins and prevention of the mastitis metritis agalactia complex in sows, Wiener tierarztliche monatsschrift, 74(2), pp. 71.
42. Maes, D., Papadopoulos, G., Cools, A. and Janssens G. P. J (2010). Postpartum dysgalactia in sows: pathophysiology and risk factors. Tierärztl Prax (2010); 38 (Suppl 1), pp. 15-20.
43. Maffelo, G., Redaelli, G., Ballabio, R. and Baroni, P. (1984). Evaluation of milk production and MMA complex in sows treat with PGF2α analogues on day 111 of pregnancy, Proceeding of the 8th international pig veterinary society congress, Ghent, Belgium, pp. 288.
44. Martin, CE., Hooper, BE. And Armstrong, CH (1967). A clinical and pathologiacal study of the mastitis – metritis – agalactia syndrome of sows. J am Vet Med Assoc 1967, 151, pp. 1629 – 1634.
45. Martineau G.P., Smith B. and Doize B. (1992). Pathogenesis, prevention and treatment of lactational insufficiency in sows, Vet Clin North Am: Food Anim Pract; 8, pp. 661- 683.
46. McIntosh, G.B. (1996). Mastitis metritis agalactia syndrome, Science report, Animal research institute, Yeerongpilly, Queensland, Australia, Unpublish, pp. 1 - 4.
47. Mendler, Z., Sudaric, B., Fazekas, J., Knapic, A. and Bidin, S. (1997). Etoflok injection solution in Prophylaxis and therapy of MMA Syndrome in sows, Praxis veterinaria zagreb, 45(3), pp. 261-265.
48. Mercy, A.R. (1990). Post natal disorders of sows, In: Pig production in Australia, Butterworths Sydney, pp. 165-167.
49. Muirhead, M and Alexander, T. (2010). Reproductive System, Managing Pig Health and the Treatment of Disease. Truy cập ngày 04/9/2017, từ http://www.thepigsite.com.
50. Ognean, L., Beres, M., Gh., Pavel, G, Vlasiu, A., Cernea, C., Mihai, C., Modovan M. and Sebastian, T (2010). The Evolution of the Hemogram and Certain Biochemical Parameters from Blood and Milk of Sows During the first