Số lứa đẻ có ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc hội chứng MMA (bảng 4.2). Tỷ lệ lợn nái mắc hội chứng MMA cao ở những lợn đẻ lứa đầu và lợn đẻ nhiều lưá. Cụ thể tỷ lệ mắc MMA cao nhất ở lứa đầu là 29,73%, tỷ lệ mắc giảm ở lứa thứ 2, thứ 3, sau đó tăng dần từ lứa thứ 5 trở đi, lứa thứ 6 tỷ lệ mắc là 25%. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Trịnh Đình Thâu và cs. (2010). Theo các tác giả, những nái đẻ lứa đầu, khớp bán động háng mới mở lần đầu nên lợn khó đẻ. Cơng nhân phải dùng tay và dụng cụ trợ sản để can thiệp, tăng nguy cơ trầy xước niêm mạc niêm mạc tử cung và gây viêm, đồng thời là cơ hội để vi khuẩn xâm nhập vào tử cung, sau đó vào máu gây nhiễm trùng máu kế phát, gây viêm vú và mất sữa.
Đối với đàn nái đẻ nhiều lứa thì sức khoẻ và sức đề kháng giảm sút, sức rặn đẻ yếu, sự co bóp của tử cung giảm, khơng đủ cường độ để đẩy thai cũng như các sản dịch ra ngoài, dẫn đến sát nhau và kế phát viêm tử cung, viêm vú, mất sữa. Nhau thai còn tồn trong tử cung gây tiết Folliculin ngăn trở sự phân tiết Prolactin làm cho tuyến vú không sinh sữa dẫn đến viêm vú. Mặt khác thời gian phục hồi của tử cung chậm, thời gian đóng kín cổ tử cung dài hơn, là cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập và gâyviêm.
4.2. ẢNH HƯỞNG CỦA HỘI CHỨNG MMA ĐẾN NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA LỢN NÁI
Để đánh giá ảnh hưởng của hội chứng MMA đến năng suất sinh sản của lợn nái mắc bệnh, đề tài tiến hành theo dõi các chỉ tiêu: Thời gian động dục lại sau cao sữa (ngày); Số nái động dục lại (con); Tỷ lệ động dục lại (%); Số nái thụ thai sau một chu kỳ (con); Tỷ lệ thụ thai sau một chu kỳ (%); Số lợn con sinh ra còn sống/ổ sau 24 giờ (con); Trọng lượng lợn sơ sinh (kg/con); Số lợn cai sữa (con); Trọng lượng lợn cai sữa ở 21 ngày tuổi (kg/con) giữa nhóm lợn nái mắc bệnh và lợn khơng mắc bệnh. Kết quả được trình bày tại bảng 4.3.
Bảng 4.3. Ảnh hưởng của hội chứng MMA đến năng suất sinh sản của lợn nái sinh sản của lợn nái
Chỉ tiêu theo dõi Lợn khỏe Lợn mắc MMA
Số nái nghiên cứu (con) 299 58 Thời gian động dục lại sau cai sữa (ngày) (X± SD) 5,29 ± 1,52a 6,11± 1,76b Số nái động dục lại (con) 285 47 Tỷ lệ động dục lại (%) 95,64 81,03
Số nái thụ thai (con) 264 40
Tỷ lệ thụ thai (%) 92,63 85,11 Số lợn con sinh ra còn sống/ổ sau 24 giờ (con) 11,22 ± 1,73 10,97 ± 2,09 Trọng lượng (P) lợn sơ sinh (kg/con) 1,29 ± 0,12 1,30 ± 0,14 Số lợn cai sữa/ổ (con) 10,79 ± 1,47a 9,29± 1,83b Trọng lượng (P) lợn con 21 ngày tuổi (kg/con)
(X ± SD) 6,14 ± 0,39
a 5,96 ± 0,27b
Ghi chú: Trong cùng một hàng, những số trung bình có mang những chữ cái khác nhau thì sai khác có ý nghĩa mức P < 0,05.
Thông thường, lợn nái động dục lại sau cai sữa từ 4 đến 6 ngày. Theo kết quả thu được, thời gian động dục lại sau cai sữa ở nhóm lợn mắc hội chứng MMA kéo dài hơn so với nhóm lợn đối chứng gần 1 ngày. Tỷ lệ động dục lại và tỷ lệ thụ thai sau một chu kỳ của nhóm lợn nái mắc bệnh thấp hơn ở nhóm lợn khỏe mạnh (bảng 4.3). Như vậy, ta thấy khi lợn mắc hội chứng MMA, thời gian động dục kéo dài, giảm khả năng thụ thai, từ đó làm giảm năng suất sinh sản. Kết quả này phù hợp với công bố của Hoy (2004) khi nghiên cứu ảnh hưởng của hội chứng MMA đến năng suất sinh sản của lợn nái trong 9 năm (1995 – 2003). Đây chính là nguyên nhân làm giảm số lứa đẻ/nái/năm, kéo theo giảm số con/nái/năm, tăng giá thành sản xuất lợn con do tăng chi phí thức ăn, thuốc thú y và cơng lao động.
Kết quả theo dõi các chỉ tiêu năng suất sinh sản cũng cho thấy hội chứng MMA có tác động làm giảm năng suất sinh sản của lợn nái mắc bệnh. Cụ thể, số lợn con cai sữa/ổ và trọng lượng lợn con lúc 21 ngày tuổi của lợn nái mắc bệnh thấp hợn lợn nái không mắc.
Với lợn con sơ sinh, 3 ngày đầu sau khi sinh là thời kỳ quan trọng nhất đối với sự sống của lợn. Dự trữ glycogen trong cơ thể lợn sơ sinh rất thấp và quá trình tự sản sinh khơng đủ,do bú sữa đầu khơng đủ, sự giảm đường huyết có thể làm cho lợn con giảm nhanh glucose nên dễ bị chết vì đói và thiếu đường huyết. Ngồi ra, khi khơng được bú sữa đầu, lợn con không được tiếp nhận miễn dịch sớm thông qua sữa đầu từ lợn mẹ từ đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh đường ruột, bệnh truyền nhiễm khác, kéo dài thời gian nuôi, giảm hiệu quả chăn nuôi (Sujatha et al., 2003; Gerjets, 2011).
Theo Đặng Vũ Bình và Nguyễn Văn Thắng (2006), bình quân số lợn con cai sữa/ổ là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái. Theo kết quả được thể hiện ở bảng 4.3, khối lượng lợn con lúc 21 ngày tuổi, bình quân số lợn con cai sữa/ổ ở lợn nái không mắc bệnh cao hơn so với lợn nái mắc hội chứng MMA.
Như vậy có thể tóm tắt những tổn thất do hội chứng MMA gây ra gồm: - Với lợn mẹ: kéo dài thời gian động dục lại sau đẻ, giảm tỷ lệ thụ thai, giảm số lứa đẻ trong năm, giảm sản lượng và chất lượng sữa. Hậu quả là giảm khả năng sinh sản của lợn nái ở các chu kỳ sinh sản tiếp theo.
- Với lợn con: lợn con còi cọc, bú được ít sữa đầu, tăng trọng thấp, tăng tỷ lệ chết... dẫn đến giảm số đầu lợn con do lợn mẹ sản xuất ra trong năm. Từ đó tăng giá thành chăn nuôi, giảm hiệu quả kinh tế.
4.3. CÁC BIẾN ĐỔI LÂM SÀNG
Những biểu hiện lâm sàng của lợn bị mắc hội chứng MMA là những chỉ tiêu quan trọng giúp người chăn ni có cơ sở chẩn đốn sớm, có biện pháp can thiệp kịp thời. Vì vậy, đề tài tiến hành theo dõi biểu hiện lâm sàng 30 lợn nái mắc hội chứng MMA so sánh với 30 nái không mắc bệnh tại Trung tâm. Kết quả được trình bày tại bảng 4.4.
Bảng 4.4. Một số biểu hiện lâm sàng của nái mắc MMA
Chỉ tiêu theo dõi
Nhóm nái khơng mắc (n=30) Nhóm nái mắc MMA (n=30) Chênh lệch X ± SD X ± SD
Triệu chứng toàn thân
Thân nhiệt (0C) 38,61 ± 0,43a 39,89 ± 0,38b 1,28 ± 0,51 Tần số hô hấp (lần/phút) 13,47 ± 0,96 a 35,86 ± 3,19b 22,39 ± 3,35 Mệt mỏi, kém ăn (%) 6,67 93,33 86,66 Triệu chứng cục bộ Dịch viêm tử cung Màu Mùi Khơng có Có dịch viêm - Xám hoặc trắng xám, đôi khi lẫn máu hoặc mủ
- Mùi tanh, hôi Phản xạ cho con bú Cho con bú bình
thường
Khơng cho con bú
Ghi chú: Trong cùng một hàng, những số trung bình có mang những chữ cái khác nhau thì sai khác có ý nghĩa mức P < 0,05.
Kết quả theo dõi biểu hiện lâm sàng của 30 nái mắc bệnh có các biểu hiện lâm sàng tương tự nhau: sốt; mệt mỏi, kém ăn; tần số hơ hấp tăng; có dịch viêm tử cung và khơng cho con bú. Trong đó, tỷ lệ lợn có biểu hiện mệt mỏi, kém ăn cao (93,33%); 100% nái mắc bệnh đều có sự thay đổi tần số hơ hấp và có dịch viêm tử cung. Các biểu hiện mệt mỏi, kém ăn, dịch viêm đường sinh dục thường xuất hiện ngay từ khi lợn mắc hội chứng MMA cùng một số biểu hiện khác như: lợn nái đứng nằm không yên, hay cắn con, sưng vú, mất sữa... Kết quả nghiên cứu này phù hợp với kết quả nghiên cứu được công bố bởi Nguyễn Văn Thanh (2003). Tác giả cho biết khi lợn nái bị viêm tử cung thì thân nhiệt và tần số hô hấp tăng,đặc biệt là sự xuất hiện của dịch đường sinh dục. Dịch này có màu trắng, hồng hay nâu đỏ lẫn nhiều lợn cợn, mùi tanh. Nghiên cứu lợn nái sau đẻ tại Canada được công bố bởi Martinneau et al. (1992). Chính vì thế, có thể coi
các biểu hiện lâm sàng như: sốt, mệt mỏi, kém ăn, tiết dịch viêm tử cung, không cho con bú, viêm sưng vú là những triệu chứng điển hình khi lợn nái mắc hội chứng MMA.
Ở lợn khỏe, sản dịch trong, lỏng, khơng có mùi, chảy ra với lượng ít, chỉ xảy ra trong thời gian ngắn, phân biệt bởi sự khác biệt màu và mùi của sản dịch. Khi sản dịch có mùi tanh, hơi và kéo dài, có dịch viêm đường sinh dục màu xám hoặc trắng xám, đơi khi có lẫn máu hay mủ tức là lợn mắc viêm tử cung, trạng thái của dịch viêm khác nhau tùy theo mức độ viêm tử cung. Lợn nái bị viêm vú khi chạm vào bầu vú có biểu hiện đau, lười và khơng cho con bú, cắn con khi lợn con rúc tìm vú hay nằm sấp xuống sàn chuồng, lợn con kêu rít vì đói.
Các kết quả trên phù hợp với nghiên cứu về hội chứng MMA trước đó: Theo Nguyễn Thị Hồng (2007), lợn mắc hội chứng MMA sốt cao 40 – 410C, mệt mỏi, bỏ ăn hay kém ăn, giảm uống nước, táo bón, thường nằm sấp không cho con bú (do vú bị viêm, sưng và đau), âm đạo tiết dịch lợn cợn có mùi hơi (nếu viêm nặng do dịch viêm có lẫn mủ), lợn con khơng được bú, kêu rít, da khơ, lơng dựng, tỷ lệ mắc tiêu chảy cao.
4.4. BIẾN ĐỔI SINH LÝ, SINH HÓA MÁU
Máu là nguồn gốc của hầu hết các dịch thể và đóng vai trị quan trọng trong việc phản ánh tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe của cơ thể. Ở trạng thái sinh lý, máu của động vật có những chỉ tiêu ổn định. Khi động vật mắc bệnh thì tính chất, thành phần của máu có những thay đổi tương ứng và đặc hiệu, thông
qua những chỉ tiêu máu chúng ta có thể chẩn đốn được bệnh. Vì vậy, xét nghiệm máu là một trong những xét nghiệm cơ bản để đánh giá tình trạng sức khỏe con vật, có ích đối với cơng tác chẩn đốn bệnh. Để góp phần cung cấp thơng tin đầy đủ về ảnh hưởng của hội chứng MMA trên lợn nái, đề tài tiến hành kiểm tra một số chỉ tiêu huyết học cơ bản của lợn nái mắc MMA, so sánh với các chỉ tiêu này ở lợn nái không mắc bệnh.
4.4.1. Biến đổi sinh lý máu
Biến đổi hệ hồng cầu của nái mắc MMA
Hồng cầu là một trong những thành phần hữu hình của máu, các chỉ tiêu của hệ hồng cầu có ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng cơ thể và sinh lý gia súc. Kết quả theo dõi các chỉ số liên quan đến huyết cầu và huyết sắc tố như số lượng hồng cầu; hàm lượng hemoglobin (Hb); tỷ khối huyết cầu; thể tích hồng cầu; nồng độ huyết sắc tố; lượng huyết sắc tố trong một hồng cầu của 15 nái mắc MMA đã được tổng hợp và so sánh với các chỉ số này của 15 nái không mắc bệnh cho thấy, biến động các chỉ số theo dõi có sự sai khác giữa 2 nhóm lợn nái nghiên cứu (P<0,05).
Bảng 4.5. Một số chỉ tiêu hệ hồng cầu của nái mắc hội chứng MMA và nái không mắc Chỉ tiêu Nhóm nái mắc MMA (n=15) Nhóm nái không mắc (n=15) X ± SD X ± SD Số lượng hồng cầu (triệu/mm3) 6,58 ± 0,32a 5,81 ± 0,21b Hàm lượng huyết sắc tố (g/dL) 12,16 ± 0,78a 9,49 ± 0,18b Tỷ khối huyết cầu (%) 42,67 ± 0,60a 36,35 ± 0,85b Thể tích bình qn của hồng cầu (fL) 67,21 ± 1,26a 60,72 ± 1,38b Nồng độ huyết sắc tố (g/dL) 28,90 ± 1,0a 27,40 ± 1,06b Lượng huyết sắc tố trong một hồng cầu (Pg) 20,99 ± 0,97a 18,32 ± 0,88b
Ghi chú: Trong cùng một hàng, những số trung bình có mang những chữ cái khác nhau thì sai khác có ý nghĩa mức P < 0,05.
Số lượng hồng cầu, hàm lượng huyết sắc tố, tỷ khối huyết cầu, thể tích hồng cầu, nồng độ huyết sắc tố và lượng huyết sắc tố trung bình trong một hồng cầu của lợn nái mắc hội chứng MMA đều cao hơn so với các chỉ tiêu này của lợn nái bình thường.
Cụ thể, số lượng hồng cầu ở lợn nái khơng mắc MMA trung bình là 5,81 ± 0,21 triệu/mm3; lợn mắc bệnh số lượng hồng cầu tăng 6,58 ± 0,32 triệu/mm3.Số lượng hồng cầu ở lợn nái mắc MMA cao hơn so với lợn đối chứng có thể giải thích do độc tố của vi khuẩn và các sản phẩm của quá trình viêm làm tăng nhu cầu oxy của các mơ bào, kích thích thận sản sinh Erythropoietin thúc đẩy tủy xương sản sinh và tăng cường tuần hoàn hồng cầu nhằm đáp ứng yêu cầu vận chuyển oxy của cơ thể. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với dẫn liệu của Sjaastad et al. (2010).
Huyết sắc tố (Hemoglobin – Hb) là thành phần chủ yếu của hồng cầu, vì vậy hàm lượng Hb tỷ lệ thuận với số lượng hồng cầu. Ở lợn khỏe, hàm lượng Hb trung bình là 9,49 ± 0,18 g/dL, trong khi ở lợn nái mắc bệnh hàm lượng Hb cao hơn 12,16 ± 0,78 g/dL. Hb tăng có tác dụng tăng vận chuyển oxy, cacbonic và điều hòa pH của máu. Hàm lượng hemoglobin tỷ lệ thuận với số lượng hồng cầu trong máu. Như vậy khi lợn nái mắc hội chứng MMA có số lượng hồng cầu tăng, do đó hàm lượng huyết sắc tố cũng tăng so với hàm lượng huyết sắc tố của lợn nái bình thường.
Tỷ khối huyết cầu là tỷ lệ phần trăm khối lượng hồng cầu trong một thể tích máu nhất định. Tỷ khối huyết cầu có thể tăng hay giảm phụ thuộc vào rất nhiều nguyên nhân khác nhau, vì vậy việc xác định tỷ khối huyết cầu có ý nghĩa lớn trong chẩn đoán. Tỷ khối huyết cầu của lợn khỏe là 36,35 ± 0,85 % và lợn mắc MMA tăng 42,67 ± 0,60%. Tỷ khối huyết cầu tăng là do số lượng hồng cầu tăng dẫn đến thể tích hồng cầu tăng so với thể tích máu tồn phần. Theo Bush et
al. (1995), tỷ khối huyết cầu lợn dao động từ 32 – 42%.
Tương tự, các chỉ số khác như thể tích hồng cầu, nồng độ huyết sắc tố và lượng huyết sắc tố có trong một hồng cầu của lợn nái mắc hội chứng MMA lần lượt là 67,21 ± 1,26 fL; 28,90 ± 1,0 g/dL và 20,99 ± 0,97 Pg đều cao hơn các chỉ tiêu này của lợn nái không mắc bệnh (60,72 ± 1,38 fL; 27,40 ± 1,06 g/dL và 18,32 ± 0,88 Pg).
Kết quả nghiên cứu này hoàn toàn logic về mối tương quan giữa các chỉ tiêu và thống nhất với kết quả nghiên cứu của Ognean et al. (2010) khi nghiên
cứu biến động các huyết đồ và một số chỉ tiêu sinh hóa máu của lợn nái trong tuần đầu sau đẻ.
Biến đổi hệ bạch cầu của nái mắc MMA
Bạch cầu cũng là thành phần hữu hình của máu, nó có chức năng bảo vệ cơ thể thông qua các hoạt động thực bào, đáp ứng miễn dịch và tạo interferon. Mỗi lồi có số lượng bạch cầu nhất định, tuy nhiên số lượng bạch cầu thường ít ổn định và phụ thuộc vào trạng thái sinh lý của cơ thể. Vì vậy xác định số lượng bạch cầu có ý nghĩa trong chẩn đoán.
Bảng 4.6. Một số chỉ tiêu hệ bạch cầu của nái mắc hội chứng MMA và nái khơng mắc Chỉ tiêu Nhóm nái mắc MMA (n=15) Nhóm nái khơng mắc (n=15) X ± SD X ± SD Số lượng bạch cầu (nghìn/mm3) 23.62 ± 0,92a 19,19 ± 2,13b Cơng thức bạch cầu (%) Ái toan 2,40 ± 0,46a 4,37 ± 0,48b Ái kiềm 2,86 ± 0,68a 4,22 ± 0,58b Trung tính 49,40 ± 2,16a 40,40 ± 1,76b Lâm ba cầu 39,88 ± 2,11a 46,60 ± 1,53b Đơn nhân lớn 3,71 ± 0.45a 5,91 ± 0,69b
Ghi chú: Trong cùng một hàng, những số trung bình có mang những chữ cái khác nhau thì sai khác có ý nghĩa mức P < 0,05.
Công thức bạch cầu của lợn bệnh và lợn khỏe được minh họa bằng biểu đồ:
Hình 4.4. Biểu đồ cơng thức bạch cầu lợn mắc MMA
Cùng với việc kiểm tra các chỉ số huyết cầu, các chỉ số bạch cầu cũng được xác định. Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt về số lượng bạch cầu và tỷ lệ các loại bạch cầu của lợn mắc hội chứng MMA và lợn không mắc bệnh (P< 0,05). Trong đó, lợn nái mắc hội chứng MMA có tổng số bạch cầu và tỷ lệ