2. Tìm ra được phác đồ điều trị hiệu quả hội chứng MMA
3.5.1. Điều tra tỷ lệ mắc hội chứng MMA
- Xác định tỷ lệ lợn nái mắc hội chứng MMA căn cứ hồ sơ theo dõi lợn nái tại cơ sở nghiên cứu, kết hợp với theo dõi trực tiếp;
* Chẩn đoán viêm tử cung:
Chẩn đoán viêm tử cung dựa vào tính chất dịch viêm, quan sát: màu, mùi. Dịch viêm tử cung có màu trắng xám, trắng sữa hoặc màu hồng, nâu đỏ; mùi tanh, tanh thối hoặc thối khắm.
* Chẩn đoán viêm vú:
Kiểm tra viêm vú lợn bằng phản ứng nước oxy già (H2O2) với men catalaze và peroxydaza, cách tiến hàng như sau:
Sát trùng bầu vú lợn bằng cồn 700C, vắt bỏ vài tia sữa đầu, sau đó lấy 1ml sữa cho vào khay thử, nhỏ vài giọt nước oxy già, trộn đều rồi quan sát, dựa vào mức độ sủi bọt của sữa và vào sự đổi màu của chất chỉ thị màu phenolphtalein, ta có thể kết luận:
+ Âm tính (không viêm vú): nếu sữa không sủi bọt và chất chỉ thị màu không đổi màu;
+ Dương tính (viêm vú) nếu sữa có sủi bọt, chất chỉ thị màu chuyển từ màu trắng sang màu hồng.
3.5.2. Phương pháp xác định các biến đổi lâm sàng nái mắc MMA
Sử dụng phương pháp thường quy để kiểm tra triệu chứng lâm sàng của những lợn nái mắc hội chứng MMA (tất cả lợn nái được kiểm tra lâm sàng 3 ngày trước khi đẻ và 3 ngày đầu tiên sau khi đẻ với các biểu hiện lâm sàng:
+ Đo thân nhiệt: Thân nhiệt được đo bằng nhiệt kế thủy ngân, đo qua trực tràng vào sáng và chiều;
+ Theo dõi tần số hô hấp: Quan sát động tác hít thở qua thành bụng.
+ Đánh giá mức độ viêm tử cung: Quan sát dịch viêm tử cung có màu trắng xám, trắng sữa hoặc màu hồng, nâu đỏ; mùi tanh, tanh thối hoặc thối khắm.
+ Lượng sữa: Sữa ít hoặc mất sữa, biểu hiện ở lợn mẹ là nằm úp bụng xuống sàn, tránh cho con bú, đàn lợn con kêu rít do đói.
3.5.3. Phương pháp lấy mẫu
* Phương pháp lấy mẫu máu: máu được lấy từ vịnh tĩnh mạch cổ ở lợn sau đẻ 24-48 giờ. Máu phải được lấy vào buổi sáng trước khi cho lợn ăn. Cố định lợn, lấy 5ml máu từ vịnh tĩnh mạch cổ bằng xi lanh vô trùng rồi cho vào ống nghiệm, đậy nắp, ghi nhãn mác, bảo quản ở 2-80C, vận chuyển đến phòng thí nghiệm.
Đối với lợn mắc bệnh, tiến hành lấy mẫu máu vào thời điểm khi quan sát thấy các biểu hiện bệnh trên lâm sàng.
Các chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu của nái trong nghiên cứu được xác định bằng hệ thống xét nghiệm tự động: Hema Screen 18 (xác định các chỉ tiêu sinh lý) và mấy Cell-Dyn 3700 Abbott Hoa Kỳ (xác định các chỉ tiêu sinh hóa) tại Phòng thí nghiệm Trọng điểm Công nghệ sinh học – Khoa thú y – Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
+ Chỉ tiêu sinh lý máu: Số lượng hồng cầu (106/mm3); Hàm lượng Hb (g/dL); Thể tích bình quân hồng cầu (fL); Tỷ khối huyết cầu; Nồng độ huyết sắc tố (g/dL); Lượng huyết sắc tố trong một hồng cầu (Pg); Số lượng bạch cầu (103/mm3); Công thức bạch cầu (%).
+ Chỉ tiêu sinh hóa máu: Protein tổng số; Các tiểu phần protein (g%). 3.5.4. Thử nghiệm điều trị hội chứng MMA
Với mục tiêu tìm ra phương pháp điều trị có hiệu quả, giúp cơ sở chăn nuôi ứng dụng điều trị hội chứng MMA ở lợn nái sinh sản, đề tài tiến hành thử nghiệm điều trị bằng 3 phác đồ điều trị và đánh giá kết quả điều trị của từng phác đồ.
Dựa vào hiểu biết về nguyên nhân gây bệnh, tình hình sử dụng thuốc tại Trung tâm với các dạng thuốc thú y thông dụng được phép lưu hành trên thị trường, đang được sử dụng dùng để điều trị các triệu chứng bệnh của hội chứng MMA. Đề tài tiến hành đưa ra 3 phác đồ điều trị sử dụng những chế phẩm chứa kháng sinh có tác dụng với vi khuẩn E.coli, Staphylococcus spp, Streptococcus spp, Salmonella
spp, Pseudomonas spp để điều trị, đây là những vi khuẩn chủ yếu gây ra hội chứng
MMA (Lê Minh Chí và Nguyễn Như Pho, 1985; Gevaert et al., 2006). Ngoài ra dùng kết hợp với thuốc kháng viêm, hạ sốt, dung dịch sát trùng tử cung, âm đạo, các sản phẩm hỗ trợ sinh sản và vitamin. Các phác đồ điều trị được bố trí như sau:
Phác đồ 1:
Thuốc tiêm có chứa thành phần chính là Amoxicillin trihydrate + gentamycin, 1ml/20 kg thể trọng, tiêm bắp 2 ngày/ 1 lần.
PGF2α: 10mg/nái, tiêm 1 lần duy nhất vào ngày đầu tiên quá trình điều trị. Thụt rửa tử cung bằng dung dịch iodine 10%; dùng 10ml iodine 10% pha với 1 lít nước, tiến hành thụt rửa 2 lần/ ngày chia ra 2 buổi sáng và chiều.
Tiêm hỗ trợ Vitamin tổng hợp, hạ sốt, kháng viêm; ngày 1 lần. Liệu trình 3 - 5 ngày
Phác đồ 2:
Thuốc tiêm có chứa thành phần kháng sinh chính là Amoxicillin trihydrate + gentamycin (giống phác đồ 1): 1ml/20 kg thể trọng, tiêm bắp 2 ngày 1 lần.
Oxitocin: 30 IU/nái, tiêm 1 lần duy nhất vào ngày đầu tiên quá trình điều trị. Thụt rửa tử cung bằng dung dịch iodine 10%; dùng 10ml iodine 10% pha với 1 lít nước, tiến hành thụt rửa 2 lần/ ngày chia ra 2 buổi sáng và chiều.
Tiêm hỗ trợ Vitamin tổng hợp, hạ sốt, kháng viêm; ngày 1 lần. Liệu trình 3 - 5 ngày
Phác đồ 3
Thuốc tiêm có chứa thành phần kháng sinh chính là Amoxicillin trihydrate + gentamycin (giống phác đồ 1): 1ml/20 kg thể trọng, tiêm bắp 2 ngày 1 lần.
Thụt rửa tử cung bằng dung dịch iodine 10%; dùng 10ml iodine 10% pha với 1 lít nước, tiến hành thụt rửa 2 lần/ ngày chia ra 2 buổi sáng và chiều.
Liệu trình 3 - 5 ngày
Sử dụng cùng một kháng sinh cho cả 3 phác đồ, sử dụng các chế phẩm có chứa hocmon sinh sản khác nhau để đánh giá ý nghĩa của mỗi loại lên khả năng phục hồi và kết quả điều trị.
Thử nghiệm được thực hiện trên 45 lợn nái mắc bệnh, mỗi phác đồ thực hiện trên 15 nái mắc bệnh. Trong số nái điều trị , nái đẻ lứa đầu và các lứa đẻ sau, nái mắc bệnh ở các thể được chia đều cho các phác đồ, đảm bảo yếu tố đồng đều về điều kiện vệ sinh chuồng trại cũng như chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, hộ lý. Thời gian điều trị quy định tối đa là 5 ngày.
Kết quả điều trị hội chứng MMA được đánh giá khỏi bệnh khi lợn không còn sốt, không tiết dịch viêm tử cung, lợn ăn hết khẩu phần, nhanh nhẹn, cho con bú bình thường, vú không có biểu hiện sưng.
3.6. XỬ LÝ SỐ LIỆU
- Tất cả các số liệu đều được theo dõi, ghi chép và xử lý bằng phần mềm Excel 2007; phân tích thống kê bằng phần mềm Minitab 16.0.
+ Tỷ lệ mắc bệnh (%) = Tổng số nái mắc bệnh x 100 Tổng số nái theo dõi
+ Tỷ lệ động dục (%) = Số nái động dục x 100 Số nái theo dõi
+ Tỷ lệ thụ thai (%) = Số nái mang thai x 100 Số nái được phối
- Thời gian động dục lại sau cai sữa: Là thời gian tính từ khi lợn mẹ dừng cho con bú đến khi động dục lại.
- Số lợn con sinh ra: Tổng số lợn con sinh ra của số nái khảo sát. - Trung bình số lợn con sinh ra còn sống sau 24 giờ/ổ =
(tổng số lợn con sinh ra – số lợn con chết trước 24 giờ)/ số ổ đẻ.
- Số lợn con cai sữa: Tổng số lợn con còn sống khi cai sữa của tổng số nái khảo sát.
+ Trung bình số lợn con cai sữa/ổ = Số lợn con cai sữa Số ổ cai sữa
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. KẾT QUẢ KHẢO SÁT TỶ LỆ MẮC HỘI CHỨNG MMA
4.1.1. Tỷ lệ mắc hội chứng MMA ở đàn nái sau sinh tại Trung tâm nghiên cứu và phát triển giống lợn Thụy Phương cứu và phát triển giống lợn Thụy Phương
Dựa vào những biểu hiện lâm sàng sau khi sinh 12 - 72 giờ bao gồm: hiện tượng sốt, tử cung tiết nhiều dịch viêm (viêm tử cung); vú sưng, nóng và đỏ lên, có biểu hiện tượng đau khi sờ nắn (viêm vú); sữa giảm hoặc mất sữa, chúng tôi tiến hành khảo sát, xác định tỷ lệ mắc hội chứng MMA trên đàn lợn nái nuôi tại Trung tâm nghiên cứu và phát triển lợn giống hạt nhân Thụy Phương. Thực tế theo dõi cho thấy có 3 thể bệnh chủ yếu của hội chứng gồm: viêm tử cung kết hợp viêm vú; viêm tử cung kết hợp mất sữa và thể điển hình kết hợp cả 3 triệu chứng bệnh (viêm tử cung, viêm vú và mất sữa). Kết quả được trình bày tại bảng 4.1.
Bảng 4.1. Tỷ lệ mắc hội chứng MMA Chỉ tiêu Quý 3 (2016) Quý 4 (2016) Quý 1 (2017) Quý 2 (2017) Tổng số
Số nái theo dõi 112 99 82 64 357
Số nái mắc hội chứng MMA (con) 18 6 17 17 58 Tỷ lệ nái mắc hội chứng MMA (%) 16,07 6,06 20,73 26,56 16,25 Số nái viêm tử cung + viêm vú (con) 11 5 13 10 39 Tỷ lệ viêm tử cung + viêm vú (%) 9,82 5,05 15,85 15,63 10,92 Số nái mắc viêm tử cung + mất sữa (con) 4 1 2 6 13 Tỷ lệ viêm tử cung + mất sữa (%) 3,57 1,01 2,44 9,38 3,64 Số nái mắc MMA thể điển hình (con) 3 0 2 1 7 Tỷ lệ mắc MMA thể điển hình (%) 2,68 0 2,44 1,56 1,68
Trong thời gian theo dõi từ tháng 07/2016 đến hết tháng 06/ 2017 có 357 nái đẻ, tỷ lệ mắc MMA chung là 16,25%; tỷ lệ mắc bệnh biến động theo
từng quý. Cụ thể, tỷ lệ mắc cao nhất ở quý 2, quý 1 và thấp nhất là quý 4. Trong đó, 10,92% số nái đẻ mắc viêm tử cung kết hợp viêm vú; 3,64% số nái đẻ mắc viêm tử cung đồng thời mất sữa; tỷ lệ nái đẻ mắc thể điển hình thấp (1,68%). Bốn quý tương ứng với bốn mùa trong năm, do đó cũng giống như các bệnh nhiễm trùng khác, thời tiết, khí hậu từng mùa cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc hội chứng MMA.
Mùa hè, nhiệt độ cao, làm cho lợn nái mệt mỏi, khả năng thu nhận thức ăn giảm, sức khỏe và sức đề kháng giảm nên tỷ lệ mắc bệnh tăng. Mặt khác, nhiệt độ cao còn là điều kiện thúc đẩy nhanh sự phân hủy các sản phẩm của quá trình đẻ, là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn có sẵn trong tử cung nái phát triển nhanh về số lượng và độc lực gây viêm tử cung dẫn đến nhiễm trùng huyết, gây viêm vú và mất sữa. Mùa xuân, do độ ẩm không khí cao, trở ngại cho công tác vệ sinh chuồng trại, chuồng nuôi ẩm ướt tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh phát triển và gây bệnh.
Mùa thu và mùa đông, do môi trường không khí khô thoáng, công tác vệ sinh thú y tốt, nhiệt độ thấp là điều kiện bất lợi cho vi khuẩn tồn tại và phát triển. Ngoài ra, khí hậu mát mẻ, con vật thu nhận thức ăn tốt, sức khỏe và sức đề kháng được tăng cường nên giảm tỷ lệ mắc bệnh nói chung, hội chứng MMA nói riêng.
So sánh với tỷ lệ mắc MMA trên đàn lợn nái ngoại nuôi theo mô hình trang trại ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam, dao động từ 47,39% đến 53,33% (Trịnh Đình Thâu và Nguyễn Văn Thanh, 2010), tỷ lệ mắc hội chứng MMA của Trung tâm nhìn chung được kiểm soát tốt. Đạt được kết quả như vậy là do cơ sở đã thực hiện tốt công tác phòng bệnh. Cụ thể:
- Đảm bảo công tác vệ sinh chuồng, sàn đẻ; vệ sinh nái trước khi đưa lên chuồng đẻ và thực hiện tốt kỹ thuật đỡ đẻ, chỉ can thiệp bằng tay trong trường hợp khó đẻ, thời gian đẻ kéo dài;
- Nghiêm túc thực hiện cho ăn theo khẩu phần phù hợp với từng giai đoạn thai theo quy trình của Trung tâm đề ra trong thời gian nuôi tại chuồng nái chửa, thể trạng nái không quá béo hay quá gầy.
Hình 4.1. Biểu đồ tỷ lệ mắc hội chứng MMA
Trong hội chứng MMA, viêm tử cung là chứng thường gặp nhất và xảy ra ở nhiều cấp độ do Trung tâm thực hiện phối giống hoàn toàn bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo, có tác động của người chăn nuôi vào đường sinh dục của nái. Trong các trường hợp gia súc khó đẻ có sự can thiệp bằng tay nên không tránh khỏi những xây xước đường sinh dục của lợn nái, đây là nguyên nhân chủ yếu gây viêm. Viêm tử cung kết hợp với viêm vú hoặc mất sữa, lợn có dấu hiệu sốt nhẹ, bỏ ăn không hoàn toàn hoặc ăn không hết khẩu phần; viêm vú xảy ra ở một hay nhiều vú, vú bị viêm sờ vào thấy nóng và sưng, đỏ bầm, khi ấn vào để lại vết; vú không tiết sữa hoặc tiết ít. Sờ vào bầu vú, lợn nái có phản xạ đáp ứng đau, hay nằm sấp trốn không cho lợn con bú.
Ở thể điển hình (viêm tử cung,viêm vú, mất sữa), lợn nái thường có biểu hiện: bỏ ăn hoàn toàn, sốt cao, không cho con bú, dịch viêm tử cung chảy ra có màu nâu. Hội chứng MMA có tác hại rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi lợn nái sinh sản vì tác động xấu lên lợn con sơ sinh. Toàn bộ lợn con theo mẹ gầy yếu, đi liêu xiêu, liên tục kêu rít đòi bú trong những ngày đầu, sau đó nếu không can thiệp kịp thời sẽ dẫn đếntỷ lệ tử vong ở đàn lợn con khá cao. Biện pháp tốt nhất là ghép đàn lợn con và điều trị lợn nái.
4.1.2. Tỷ lệ mắc hội chứng MMA theo lứa đẻ
Có nhiều yếu tố liên quan đến tỷ lệ mắc hội chứng MMA như tuổi (lứa đẻ), mùa vụ, giống... để hiểu rõ những yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc hội chứng
MMA ở lợn nái, giúp người chăn nuôi đưa ra biện pháp quản lý và phòng bệnh sớm. Đề tài tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của số lứa đẻ đến tỷ lệ mắc hội chứng MMA ở lợn nái. Kết quả được trình bày tại bảng 4.2.
Bảng 4.2. Tỷ lệ nái mắc hội chứng MMA theo lứa đẻ
Lứa đẻ Số nái theo dõi
(con) Mắc bệnh (con) Tỷ lệ mắc MMA (%) 1 37 16 29,73a 2 37 4 10,81b 3 89 9 10,11b 4 95 9 9,47b 5 55 9 16,36b 6 44 11 25a
Ghi chú: Trong cùng một cột, những số trung bình có mang những chữ cái khác nhau thì sai khác có ý nghĩa mức P < 0,05.
Tỷ lệ nái mắc MMA theo lứa đẻ biểu diễn dưới dạng biểu đồ:
Hình 4.2. Biểu đồ tỷ lệ mắc hội chứng MMA theo lứa đẻ
Số lứa đẻ có ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc hội chứng MMA (bảng 4.2). Tỷ lệ lợn nái mắc hội chứng MMA cao ở những lợn đẻ lứa đầu và lợn đẻ nhiều lưá. Cụ thể tỷ lệ mắc MMA cao nhất ở lứa đầu là 29,73%, tỷ lệ mắc giảm ở lứa thứ 2, thứ 3, sau đó tăng dần từ lứa thứ 5 trở đi, lứa thứ 6 tỷ lệ mắc là 25%. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Trịnh Đình Thâu và cs. (2010). Theo các tác giả, những nái đẻ lứa đầu, khớp bán động háng mới mở lần đầu nên lợn khó đẻ. Công nhân phải dùng tay và dụng cụ trợ sản để can thiệp, tăng nguy cơ trầy xước niêm mạc niêm mạc tử cung và gây viêm, đồng thời là cơ hội để vi khuẩn xâm nhập vào tử cung, sau đó vào máu gây nhiễm trùng máu kế phát, gây viêm vú và mất sữa.
Đối với đàn nái đẻ nhiều lứa thì sức khoẻ và sức đề kháng giảm sút, sức rặn đẻ yếu, sự co bóp của tử cung giảm, không đủ cường độ để đẩy thai cũng như các sản dịch ra ngoài, dẫn đến sát nhau và kế phát viêm tử cung, viêm vú, mất sữa. Nhau thai còn tồn trong tử cung gây tiết Folliculin ngăn trở sự phân tiết Prolactin làm cho tuyến vú không sinh sữa dẫn đến viêm vú. Mặt khác thời gian phục hồi của tử cung chậm, thời gian đóng kín cổ tử cung dài hơn, là cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập và gâyviêm.
4.2. ẢNH HƯỞNG CỦA HỘI CHỨNG MMA ĐẾN NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA LỢN NÁI
Để đánh giá ảnh hưởng của hội chứng MMA đến năng suất sinh sản của lợn nái mắc bệnh, đề tài tiến hành theo dõi các chỉ tiêu: Thời gian động dục lại sau cao sữa (ngày); Số nái động dục lại (con); Tỷ lệ động dục lại (%); Số nái thụ thai sau một chu kỳ (con); Tỷ lệ thụ thai sau một chu kỳ (%); Số lợn con sinh ra còn sống/ổ sau 24 giờ (con); Trọng lượng lợn sơ sinh (kg/con); Số lợn cai sữa (con); Trọng lượng lợn cai sữa ở 21 ngày tuổi (kg/con) giữa nhóm lợn nái mắc bệnh và lợn không mắc bệnh. Kết quả được trình bày tại bảng 4.3.
Bảng 4.3. Ảnh hưởng của hội chứng MMA đến năng suất