Kết quả thử nghiệm điều trị hội chứng MMA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự biến đổi chỉ tiêu lâm sàng, phi lâm sàng và thử nghiệm phác đồ điều trị ở đàn lợn nái mắc hội chứng viêm vú, viêm tử cung, mất sữa (Trang 59 - 62)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.5. Kết quả thử nghiệm điều trị hội chứng MMA

Đánh giá hiệu quả điều trị của từng phác đồ căn cứ vào các chỉ tiêu sau: tỷ lệ khỏi bệnh, thời gian khỏi bệnh, tỷ lệ động dục lại, thời gian động dục lại sau cai sữa và tỷ lệ thụ thai ở lần phối đầu tiên sau khi khỏi bệnh. Kết quả được trình bày tại bảng 4.8.

Bảng 4.8. Kết quả thử nghiệm điều trị hội chứng MMA và khả năng sinh sản của lợn nái sau khi khỏi bệnh Phác đồ điều trị Số nái điều trị (con) Khỏi bệnh Thời gian điều trị (ngày)

Động dục lại Thời gian

động dục lại (ngày) Thụ thai sau một chu kỳ Số nái (con) Tỷ lệ (%) Số nái (con) Tỷ lệ (%) Số nái (con) Tỷ lệ (%) Phác đồ 1 15 14 93,33 4,07 ± 1,07a 14 100 5,07 ± 1,33a 13 92,86 Phác đồ 2 15 14 93,33 4,71 ± 1,33a 12 85,71 6,42 ± 1,83b 11 91,67 Phác đồ 3 15 12 86,67 5,83 ± 1,03b 10 83,33 6,50 ± 1,96b 8 80

Từ kết quả ở bảng 4.8 cho thấy, cả ba phác đồ sử dụng cùng 1 loại kháng sinh, tuy nhiên kết quả đạt được có sự sai khác (P < 0,05): phác đồ 1 và 2 có kết hợp kháng sinh cùng hai loại hocmon sinh sản cho hiệu quả điều trị với tỷ lệ khỏi bệnh cao (93,33%), thời gian điều trị ngắn lần lượt đạt 4,07 ± 1,07 ngày và 4,71 ± 1,33 ngày. Phác đồ 3 không sử dụng kết hợp cùng hocmon sinh sản cho kết quả điều trị thấp hơn (86,67%), thời gian điều trị kéo dài (5,83 ± 1,03 ngày).

Như vậy có thể kết luận, kháng sinh sử dụng điều trị trong 3 phác đồ là những kháng sinh có tính mẫn cảm cao đối với nhóm các vi khuẩn gây bệnh thường gặp trong đường sinh dục và gây viêm vú ở lợn nái. Tuy nhiên, sự kết hợp thuốc kháng sinh với các thuốc hỗ trợ điều trị khác nhau đưa lại tác động đối với khả năng sinh sản của nái khác nhau: phác đồ 1 cho hiệu quả tốt hơn 2 phác đồ còn lại. Cụ thể, phác đồ 1 có thời gian động dục trở lại sau cai sữa ngắn hơn hai phác đồ cịn lại và sự sau khác có ý nghĩa (P < 0,05).

Phác đồ 1 có được kết quả điều trị cao nhất là do trong phác đồ có sử dụng kháng sinh phối hợp Prostaglandin F2α (PGF2α) cùng với dung dịch Iodine 10% và các chất bổ trợ. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Thanh (2003) khi nghiên cứu tình hình mắc bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái ngoại nuôi ở đồng bằng sông Hồng, tác giả cho biết khi tiêm PGF2α kết hợp với sử dụng Lugol 0,1% (Iodine) thụt rửa tử cung ngày 1 lần cho hiệu quả cao, rút ngắn thời gian điều trị cũng như thời gian động dục trở lại của lợn nái. PGF2α là một Prostaglandin có tác dụng tạo ra những cơn co bóp nhẹ giống như những cơn co bóp sinh lý ở tử cung, giúp đẩy sản dịch và dịch viêm ra ngồi, nhanh chóng hồi phục cơ tử cung, phá vỡ thể vàng giúp gia súc động dục lại. Kết hợp với Iodine trong Lugol có tác dụng sát trùng, đồng thời qua niêm mạc tử cung Iodine được hấp thu giúp cơ tử cung hồi phục nhanh, buồng trứng sớm hoạt động, noãn bao phát triển, làm xuất hiện chu kỳ động dục lại. Ngồi ra PGF2α kích thích tiết prolactin, tăng sản lượng sữa của nái.

Tương tự như PGF2α, Oxitocin có tác dụng kích thích cơ trơn tử cung, tuyến sữa làm giảm quá trình viêm và tăng tiết sữa ở nái sau sinh. Tuy nhiên, sử dụng oxitocin khơng có ý nghĩa làm giảm thời gian động dục trở lại trên nái.

Kết quả của đề tài phù hợp với nghiên cứu của các tác giả Hoàng Kim Giao và Nguyễn Thanh Dương (1997). Theo Baer and Bilkei (2005), khi tiêm PGF2α vào tĩnh mạch làm tăng nồng độ Oxytocine trong tĩnh mạch tử cung - buồng trứng và trong máu ngoại vi. Oxytocine kích thích tuyến vú thải sữa nên có tác dụng phịng, trị viêm vú và mất sữa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự biến đổi chỉ tiêu lâm sàng, phi lâm sàng và thử nghiệm phác đồ điều trị ở đàn lợn nái mắc hội chứng viêm vú, viêm tử cung, mất sữa (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)