Nguồn: Shrestha (2012)
Hình 2.3. Sơ đồ cơ chế phát sinh chứng viêm tử cung
Nguồn: Shrestha (2012)
Hình 2.4. Sơ đồ cơ chế phát sinh chứng viêm vú
Nguồn: Shrestha (2012)
Stress khi đẻ Cortisol Suy giảm miễn dịch
Oxytocin Viêm vú Vi khuẩn E. coli xâm nhập vào tuyếnvú
Viêmtửcung PGF2α Nội độc tố Sốt
Prolactin tiết ra từ tuyến yên
Mất sữa
.
Khi lợn đẻ VSV trong âm đạo xâm nhập vào tử cung Viêm tử cung
Nội độc tố trong máu Cytokines(ILl,6,TNFα) Ca & K Cơ vòng miệng núm vú - hoạt độngkém Tạo điều kiện cho mầm bệnh từ môi trường xâm nhập
Tại Bhutan, một nghiên cứu về hội chứng MMA năm 2001 ở Trại lợn giống quốc gia nhằm tìm ra biện pháp hỗ trợ điều trị có hiệu quả thơng qua kiểm tra lâm sàng và kiểm tra huyết học, đã kết luận: có 88,24% số nái mắc bệnh có hiện tượng giảm tiết sữa hoặc mất sữa sau đẻ, 11,76% số nái mắc bệnh có hiện tượng viêm tử cung, khơng có trường hợp biểu hiện kết hợp cả ba hiện tượng viêm tử cung, viêm vú, mất sữa; kiểm tra huyết học cho thấy thể tích hồng cầu, huyết sắc tố và tế bào bạch cầu nằm trong khoảng sinh lý (Thapa, 2006).
Các cuộc điều tra về tỷ lệ mắc bệnh đường sinh dục trên lợn nái sinh sản của khoa thú y – Trường Đại học Nơng lâm TPHCM cho biết có khoảng 32-64% lợn nái mắc bệnh đường sinh dục sau khi sinh, trong đó chủ yếu là viêm tử cung.
Theo nghiên cứu của công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam (2010), cơ chế gây hội chứng MMA được thể hiện như sơ đồ sau:
Hình 2.5. Sơ đồ cơ chế gây hội chứng MMA
Nguồn: CP Việt Nam (2010)
Tỷ lệ mắc hội chứng MMA hiện nay là 40 - 60% tại các trại chăn nuôi lợn quy mơ lớn, trong đó chủ yếu là viêm tử cung (Nguyễn Như Pho, 2002).
Theo Trịnh Đình Thâu và Nguyễn Văn Thanh (2010), lợn nái ngoại nuôi theo mơ hình trang trại ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam có tỷ lệ mắc hội chứng MMA dao động từ 47,39% đến 53,33%. Trong đó lợn nái mắc thể điển hình là 6,45%. 2.3.2. Nguyên nhân gây bệnh
Quản lý chăm sóc
Theo Nguyễn Như Pho, Nguyễn Văn Bé (1980), khảo sát hội chứng MMA tại trại chăn nuôi Phước Long, các tác giả kết luận: vệ sinh kém, quy trình chăm sóc nái chưa hợp lý là nguyên nhân gây bệnh tại trại. Trong thời gian mang thai, nái ít được vận động, nhốt chung q đơng, vệ sinh kém, sự thay đổi đột ngột của điều kiện mơi trường như thời tiết q nóng hay quá lạnh trong thời gian sinh sản cũng là nguyên nhân gây hội chứng MMA. Frazer (1970) nhận xét về các trường hợp mắc bệnh đường sinh dục ở Jamaica là do thời tiết quá nóng, nếu được tắm mát nhất là giai đoạn trước sinh sẽ làm giảm tỷ lệ mắc bệnh (Trích dẫn bởi Đặng Đắc Thiệu, 1978).
Theo Lerch (1987), việc tăng cường vệ sinh chuồng trại, vệ sinh thân thể lợn nái kết hợp giảm mật độ ni nhốt nái mang thai có tác dụng làm giảm hội chứng MMA.
Rối loạn sinh lý nội tiết
Martin et al. (1967) nhận thấy lợn nái mắc hội chứng M.M.A có buồng
trứng teo nhỏ, tuyến giáp teo lại, tuyến thượng thận lớn lên, các mô trong tuyến thượng thận và tuyến n thối hóa. Các tác giả kết luận: sự mất cân bằng về việc sản xuất kích thích tố có thể giữ vai trị quan trọng trong việc tạo nên trạng thái bệnh lý này.
Dinh dưỡng
Khẩu phần ăn: Nguyễn Như Pho (2002) công bố lượng thức ăn cho nái
chửa kỳ 1 là 2 – 2,5kg/ngày (tùy thuộc mức độ ốm hay mập), 84 ngày đến trước ngày dự đẻ 1 tuần cho ăn từ 2,5 – 3kg, trước dự đẻ 1 tuần giảm xuống còn 1,2 kg/ngày và tăng cường rau xanh, chất xơ đồng thời tăng thêm vitamin, chất khoáng thay thế lượng thức ăn giảm xuống bằng chất xơ. Quá trình này giúp nái tránh được hiện tượng giảm ăn sau khi sinh, tránh được táo bón có hiệu quả tốt trong việc phịng ngừa hội chứng MMA.
Đẻ khó
Theo Nguyễn Văn Thanh (2003), đàn lợn nái ngoại nuôi tại một số trang trại ở đồng bằng sơng Hồng có tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung trung bình 50,20%. Theo đó, khi khảo sát 237 lợn nái ngoại bị viêm tử cung cho thấy tỷ lệ này ở những nái đẻ lứa đầu và nái đẻ nhiều lứa (từ lứa thứ 8 trở đi), cao hơn các lứa khác. Nguyên nhân, theo tác giả ở những nái đẻ lứa đầu xoang chậu cịn hẹp nên dễ dẫn đến đẻ khó phải can thiệp bằng tay và các dụng cụ trợ sản, dẫn tới làm xây xát niêm mạc tử cung gây viêm tử cung. Những nái đẻ lứa thứ 8 và 9 trương lực cơ tử cung giảm dẫn tới sự co bóp của tử cung yếu, khơng đủ cường độ để đẩy hết các sản phẩm trung gian sau khi đẻ ra ngoài, sự hồi phục của tử cung chậm, cổ tử cung đóng muộn tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm. Tác giả còn cho biết khi lợn nái bị viêm tử cung thì thân nhiệt và tần số hô hấp tăng,đặc biệt là sự xuất hiện của dịch đường sinh dục. Dịch này có màu trắng, hồng hay nâu đỏ lẫn nhiều lợn cợn, mùi tanh.
Vi sinh vật gây bệnh
Theo đa số các tác giả, hội chứng MMA không phải là bệnh truyền nhiễm, những vi sinh vật được phân lập là các vi sinh vật cơ hội, chúng xâm nhập vào bộ phận sinh dục trong điều kiện vệ sinh kém.
Gevaert et al. (2006) cho biết đã phân lập được 34 loài vi khuẩn từ mẫu
sữa và mẫu dịch ngoáy tử cung lợn, vi khuẩn phân lập được chiếm ưu thế nhất là
Streptococci và E. coli. Theo Kemper and Gerjets (2009), vi khuẩn phân lập
được trong mẫu sữa lợn mắc hội chứng MMA là: E. coli 38,9%, Staphylococcus
spp 14,8%, Enterococus spp 33,3%, Klebsiella spp 3,7%, nhưng khơng có sai khác thống kê về hàm lượng vi khuẩn phân lập được từ mẫu sữa lợn mắc hội chứng MMA và lợn khỏe; tác giả cũng gợi ý một tỷ lệ lớn vi khuẩn E. coli trong sữa bị nhiễm từphân.Theo Kemper et al. (2013), tại 6 đàn nái hạt nhân ở Đức
(2008 - 2010), 99,1% các mẫu sữa phân lập được ít nhất có 01 lồi vi khuẩn (trung bình 03lồi) được phân lập/mẫu sữa. Khơng có sai khác về số loài vi khuẩn trong mẫu sữa lợn mắc hội chứng MMA và lợn khỏe. Vi khuẩn phân lập chủ yếu thuộc họ Enterobacteriaceae, Staphylococcaceae,Streptococcaceaevà
Enterococcaceae. Trong đó E. coli chiếm nhiều hơn cả và những lồi này cũng
được tìm thấytrong sữa lợn khỏe, còn Staphylococcus spp, Lactococcus lactis
Tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh, Lê Minh Chí và Nguyễn Như Pho (1985) đã công bố các vi khuẩn sau đây tham gia gây nhiễm trùng tử cung và tuyến vú trên lợn sau sinh: E.coli Streptococcus spp, Staphylococcus aureus, Klebsiella spp, Proteus mirabilis, Pseudomonas. Đây là những vi trùng cơ hội
thường xuyên có mặt trong chuồng trại, lợi dụng lúc sinh sản, tử cung, âm đạo xây xát, chứa nhiều sản dịch, sẽ xâm nhập và tấn công hệ thống niêm mạc sinh dục gây hiện tượng nhiễm trùng.
Lợn con có răng nanh nhọn làm xây sát bầu vú mẹ, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào bầu vú, dẫn đến viêm vú. Trong khẩu phần ăn có lượng đạm quá cao làm sản sinh nhiều sữa, lợn con bú không hết, sữa ứ lại trong bầu vú là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Có khi lợn mẹ chỉ cho con bú một hàng vú, do chuồng quá lạnh, quá nóng... cũng đều là nguyên nhân gây viêm vú. Bệnh viêm vú thường xảy ra sau khi đẻ 4 - 5 giờ cho đến 7 - 10 ngày, có trường hợp đến một tháng (Nguyễn Quang Linh, 2005).
Dụng cụ thụ tinh nhân tạo quá cứng sẽ gây xây sát và tạo ra các ổ viêm trong âm đạo, tử cung. Tinh dịch bị nhiễm khuẩn, lợn đực giống bị viêm niệu quản và dương vật nên khi nhảy trực tiếp hoặc khai thác tinh nhân tạo sẽ truyền lây mầm bệnh cho lợn nái. Rối loạn sinh sản do nhiều nguyên nhân gây ra. Ngoài các nguyên nhân cơ học, hóa học, sinh học thơng thường như vận động, hormone, dinh dưỡng, ký sinh trùng... phải kể đến các nguyên nhân do vi rút và vi khuẩn (Phạm Sỹ Lăng và cs., 2011).
Sau đẻ lợn mẹ bị mất sức nhiều do mất nước, mất máu và ăn kém. Trong những lứa đẻ đầu lợn nái thường bị rách âm đạo nên bị viêm nhẹ gây sốt, làm giảm sữa. Ở những lợn nái đẻ khó phải can thiệp bằng tay thì tỷ lệ viêm tử cung lên tới 100% (Nguyễn Văn Thanh, 2003).
Bệnh viêm vú do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh. Các loại vi khuẩn đều có thể gây viêm vú nhưng chủ yếu là liên cầu khuẩn: 86%, tụ cầu khuẩn: 5,4%, trực khuẩn sinh mủ: 2,7%, E. coli:
1,2%, các vi khuẩn khác: 4,7% (Nguyễn Như Pho, 2002). 2.3.3. Biến đổi lâm sàng và phi lâm sàng
Lợn được coi là mắc hội chứng MMA khi có một hoặc bao gồm các biểu hiện sau: viêm tử cung, dịch tiết âm đạo có pH > 8, lười vận động, thân nhiệt > 39,40C, viêm vú (Heber et al., 2010).
Hoy (2004) miêu tả triệu chứng đặc trưng đầu tiên của hội chứng MMA là sốt > 39,30C kèm theo các triệu chứng lâm sàng khác: giảm ăn, uống ít nước, vú sưng đỏ, nhiều dịch tiết âm đạo. Khi so sánh giữa lợn nái mắc hội chứng MMA với lợn nái bình thường thì lợn mắc hội chứng MMA có tỷ lệ chậm động dục lại sau cai sữa (≥ 8 ngày) cao hơn (tương ứng 1,1% và 0,3%), tỷ lệ không thụ thaicao hơn (tương ứng 21,7% và 16,1%), tỷ lệ sẩy thai cao gấp 2 lần và tỷ lệ lợn con chết cao gấp 4 lần.
Triệu chứng lâm sàng của lợn mắc hội chứng MMA gồm: táo bón, sốt (thân nhiệt tăng từ 1 đến 1,50C), ăn ít hoặc bỏ ăn (1 đến 2 ngày) là những dấu hiệu đầu tiên dễ nhận biết cùng với hiện tượng bồn chồn, không cho con bú. Rất ít lợn nái xuất hiện tất cả các triệu chứng cùng lúc. Một số trường hợp xuất hiện hiện tượng giảm tiết sữa, giảm tăng trọng ở lợn con (BPEX, 2011).
Martineau et al. (1992) đã miêu tả các triệu chứng lâm sàng ở lợn nái và lợn con như sau: Với lợn nái: triệu chứng cục bộ như viêm vú, rối loạn tiết sữa, dịch rỉ viêm âm đạo; triệu chứng toàn thân gồm: sốt, ủ rũ, bỏ ăn hoặc ăn ít; Với lợn con <1 tuần tuổi: tăng tỷ lệ chết, ỉa chảy, phát triển không đồng đều trong đàn; >1 tuần tuổi: tăng trọng thấp, tăng tỷ lệ không đồng đều trong đàn;Với toàn đàn: giảm số con/nái/năm. Ơng cho rằng có nhiều ngun nhân gây bệnh, do đó nên kích thích lợn nái đẻ bằng F Prostaglandin để giảm tỷ lệ mắc hội chứng MMA.
Tại Bhutan, một nghiên cứu về hội chứng MMA năm 2001 ở Trại lợn giống quốc gia nhằm tìm ra biện pháp hỗ trợ điều trị có hiệu quả thơng qua kiểm tra lâm sàng và kiểm tra huyết học, đã kết luận: có 88,24% số nái mắc bệnh có hiện tượng giảm tiết sữa hoặc mất sữa sau đẻ, 11,76% số nái mắc bệnh có hiện tượng viêm tử cung, khơng có trường hợp biểu hiện kết hợp cả ba hiện tượng viêm tử cung, viêm vú, mất sữa; kiểm tra huyết học cho thấy thể tích hồng cầu, huyết sắc tố và tế bào bạch cầu nằm trong khoảng sinh lý (Thapa, 2006).
Raszyk et al. (1979) cho rằng: Hội chứng MMA trở thành một vấn đề lớn về sức khỏe của đàn nái sinh sản, tỷ lệ mắc 20 - 50% trong đàn, bệnh thường kèm theo hiện tượng giảm sữa, thành phần sữa của lợn bị thay đổi, bệnh làm tăng tỷ lệ chết của lợn con trong những ngày đầu sau đẻ, điều đó làm giảm năng suất sinh sản và làm thiệt hại kinh tế cho người chăn nuôi; xu hướng bệnh làm thay đổi cấu trúc, chức năng của tuyến vú gây đau, làm rối loạn trao đổi chất. Tác giả
đã nghiên cứu một số chỉ tiêu hoá học trong máu lợn bệnh và lợn khỏe cho thấy: protein tổng số, hàm lượng đường ở lợn bệnh cao hơn lợn khoẻ (P < 0,05); một số chất khoáng (sắt, canxi, phốt pho, magiê) trong máu lợn bệnh cao hơn lợn khỏe (P < 0,05).
Nghiên cứu về huyết học, sinh hóa và tế bào sữa được thực hiện trên các mẫu máu và mẫu sữa của 55 lợn nái cho con bú bởi Ognean et al. (2010) cho biết: tỷ khối huyết cầu trung bình 35,74% nằm trong giới hạn sinh lý, số lượng hồng cầu trung bình 5,78 triệu/mm3, protein tổng số nằm trong giới hạn sinh lý7,0 - 9,8 g/dl, glucose huyết 81,9 mg/dl có xu hướng giảm hơn mức sinh lý (95,9 - 70,2 mg/dl), chỉ số men GOT nằm trong giới hạn sinh lý với mức dao động 31 - 49,5 UI; tác giả cũng cho biết chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa sữa lợn trong tuần đầu cho con bú là: protein 7,97%, mỡ sữa 8,18%, điểm đông đặc 0,280C.
Tại Ba Lan, khi nghiên cứu các yếu tố xuất hiện trong quá trình sốt, viêm, TNFα (Tumour necrosis factor) và IL-6 (Interleukin-6) trong máu bằng ELISA lúc 12 - 24 giờ và 48 - 72 giờ trước và sau khi đẻ ở 02 nhóm lợn nái (10 nái/nhóm) mắc MMA và nái khỏe trong cùng trại (đồng đều về chăm sóc ni dưỡng, quản lý); cho thấy, hàm lượng TNFα tăng ở giai đoạn sau đẻ với mức ý nghĩa thống kê ở cả 02 nhóm lợn nái. Tuy nhiên, lợn mắc MMA có hàm lượng TNFα tăng cao hơn lợn khỏe với mức ý nghĩa thống kê. Hàm lượng IL- 6 ở nhóm lợn mắc hội chứng MMA tại các thời điểm sau đẻ đều cao hơn nhóm lợn khỏe. Như vậy, hàm lượng TNFα và IL-6 là một quá trình bệnh lý của hội chứng MMA và việc xác định các chỉ số này có ích cho việc chẩn đốn sớm và giám sát bệnh (Szczubial and Urban, 2008).
Theo Baer and Bilkei (2005), cấu trúc tuyến vú phần bụng thay đổi nhiều hơn so với tuyến vú ở ngực khi lợn nái mắc hội chứng MMA (P < 0,001).
2.3.4. Phòng bệnh
Việc sử dụng kháng sinh để phòng ngừa bệnh đường sinh dục được nhiều tác giả nghiên cứu:
Ở nước ngồi: Bilkei and Horn (1991) dùng Ampicillin phịng ngừa bệnh đường sinh dục trên ba nhóm lợn: nhóm 1 tiêm bắp 500mg/kg thể trọng/ngày trong 3 ngày liên tục sau khi sinh, nhóm 2 dùng liều tương tự nhưng được cấp bằng đường thụt rửa, nhóm 3 sử dụng liều 200 mg cấp bằng đường thụt rửa. Tác
giả kết luận liều 200 mg Ampicillin cấp qua đường thụt rửa có kết quả phịng ngừa bệnh đường sinh dục tốt nhất. Mendler et al.(1997) sử dụng enrofloxacin
với liều 2,5mg/kg thể trọng trong 3 ngày liên tục sau khi sinh. Tác giả cho biết enrofloxacin có tác dụng làm giảm tỷ lệ mắc bệnh đường sinh dục và tiêu chảy lợn con theo mẹ. Wowron (1996) sử dụng viên kháng sinh sulfamethoxazole và trimethoprime đặt tử cung sau khi sinh đã cho biết có tác dụng làm giảm tỷ lệ bệnh đường sinh dục trên lợn nái (Trích dẫn bởi Nguyễn Như Pho, 2002).
Tại Rumani, theo Heber et al. (2010) khi nghiên cứu ảnh hưởng của hội
chứng MMA ở lợn nái, đã dùng dimetridazol 1% cho lợn ăn 03 ngày trước khi đẻ và 04 ngày sau khi đẻ, đồng thời cho ăn trong thời gian cho bú. Kết quả cho thấy: mức tăng trọng của lợn con vào 30 ngày tuổi ở lô dùng thuốc cao hơn (223 g/ngày) so với lô không dùng thuốc (208 g/ngày), tỷ lệ chết ở lơ thí nghiệm (9,35%) thấp hơn lô đối chứng (11,69%).
Trong nước: Khoa chăn nuôi thú y – Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã sử dụng kháng sinh: Streptomycin phối hợp với Penicillin, Chloramphenicol tiêm một lần ngay trước khi sinh, hoặc tetracycline cho ăn liên tục 3 ngày trước khi sinh đã cho kết quả tốt trong việc phòng bệnh đường sinh dục sau khi sinh.
Về kích thích tố, Johnson and Cockerill (1970) (Trích dẫn bởi Đặng Đắc Thiệu, 1978) trộn 200 g thyroprotein/1 tấn thức ăn, cho nái ăn từ 1 tuần trước khi đẻ và trong giai đoạn ni con, có tác dụng kích thích sản xuất sữa trên cơ sở làm tăng toàn diện sự biến dưỡng của cơ thể; Mercy (1990); Bilkei and Boleskei (1993), oxytocin kích thích thải sữa và co bóp tử cung để tống sản dịch hoặc nhau sót ra ngồi, có tác dụng phịng ngừa kém sữa và viêm tử cung. Maffelo et
al. (1984) tiêm Prostaglandin F2α cho lợn nái 3 ngày trước khi đẻ. Tác giả ghi
nhận lợn nái sinh tập trung sau khi tiêm thuốc 24 – 30 giờ và khơng có trường hợp mắc hội chứng MMA.
Dùng Probiotic (Streptococcus faecium) cho lợn nái trong 7 ngày trước và sau khi đẻ, đã giảm tỉ lệ lợn con tiêu chảy từ 8,5% xuống 2,5%. Probiotic có tác dụng làm giảm hội chứng MMA trên lợn nái (Dẫn từ Nguyễn Như Pho, 2002).