Phần 4 Kết quả và thảo luận
4.1. Kết quả khảo sát tỷ lệ mắc hội chứng MMA
4.1.1. Tỷ lệ mắc hội chứng MMA ở đàn nái sau sinh tại Trung tâm nghiên cứu
cứu và phát triển giống lợn Thụy Phương
Dựa vào những biểu hiện lâm sàng sau khi sinh 12 - 72 giờ bao gồm: hiện tượng sốt, tử cung tiết nhiều dịch viêm (viêm tử cung); vú sưng, nóng và đỏ lên, có biểu hiện tượng đau khi sờ nắn (viêm vú); sữa giảm hoặc mất sữa, chúng tôi tiến hành khảo sát, xác định tỷ lệ mắc hội chứng MMA trên đàn lợn nái nuôi tại Trung tâm nghiên cứu và phát triển lợn giống hạt nhân Thụy Phương. Thực tế theo dõi cho thấy có 3 thể bệnh chủ yếu của hội chứng gồm: viêm tử cung kết hợp viêm vú; viêm tử cung kết hợp mất sữa và thể điển hình kết hợp cả 3 triệu chứng bệnh (viêm tử cung, viêm vú và mất sữa). Kết quả được trình bày tại bảng 4.1.
Bảng 4.1. Tỷ lệ mắc hội chứng MMA Chỉ tiêu Quý 3 (2016) Quý 4 (2016) Quý 1 (2017) Quý 2 (2017) Tổng số
Số nái theo dõi 112 99 82 64 357
Số nái mắc hội chứng MMA (con) 18 6 17 17 58 Tỷ lệ nái mắc hội chứng MMA (%) 16,07 6,06 20,73 26,56 16,25 Số nái viêm tử cung + viêm vú (con) 11 5 13 10 39 Tỷ lệ viêm tử cung + viêm vú (%) 9,82 5,05 15,85 15,63 10,92 Số nái mắc viêm tử cung + mất sữa (con) 4 1 2 6 13 Tỷ lệ viêm tử cung + mất sữa (%) 3,57 1,01 2,44 9,38 3,64 Số nái mắc MMA thể điển hình (con) 3 0 2 1 7 Tỷ lệ mắc MMA thể điển hình (%) 2,68 0 2,44 1,56 1,68
Trong thời gian theo dõi từ tháng 07/2016 đến hết tháng 06/ 2017 có 357 nái đẻ, tỷ lệ mắc MMA chung là 16,25%; tỷ lệ mắc bệnh biến động theo
từng quý. Cụ thể, tỷ lệ mắc cao nhất ở quý 2, quý 1 và thấp nhất là quý 4. Trong đó, 10,92% số nái đẻ mắc viêm tử cung kết hợp viêm vú; 3,64% số nái đẻ mắc viêm tử cung đồng thời mất sữa; tỷ lệ nái đẻ mắc thể điển hình thấp (1,68%). Bốn quý tương ứng với bốn mùa trong năm, do đó cũng giống như các bệnh nhiễm trùng khác, thời tiết, khí hậu từng mùa cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc hội chứng MMA.
Mùa hè, nhiệt độ cao, làm cho lợn nái mệt mỏi, khả năng thu nhận thức ăn giảm, sức khỏe và sức đề kháng giảm nên tỷ lệ mắc bệnh tăng. Mặt khác, nhiệt độ cao còn là điều kiện thúc đẩy nhanh sự phân hủy các sản phẩm của quá trình đẻ, là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn có sẵn trong tử cung nái phát triển nhanh về số lượng và độc lực gây viêm tử cung dẫn đến nhiễm trùng huyết, gây viêm vú và mất sữa. Mùa xuân, do độ ẩm khơng khí cao, trở ngại cho cơng tác vệ sinh chuồng trại, chuồng nuôi ẩm ướt tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh phát triển và gây bệnh.
Mùa thu và mùa đông, do mơi trường khơng khí khơ thống, cơng tác vệ sinh thú y tốt, nhiệt độ thấp là điều kiện bất lợi cho vi khuẩn tồn tại và phát triển. Ngồi ra, khí hậu mát mẻ, con vật thu nhận thức ăn tốt, sức khỏe và sức đề kháng được tăng cường nên giảm tỷ lệ mắc bệnh nói chung, hội chứng MMA nói riêng.
So sánh với tỷ lệ mắc MMA trên đàn lợn nái ngoại ni theo mơ hình trang trại ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam, dao động từ 47,39% đến 53,33% (Trịnh Đình Thâu và Nguyễn Văn Thanh, 2010), tỷ lệ mắc hội chứng MMA của Trung tâm nhìn chung được kiểm sốt tốt. Đạt được kết quả như vậy là do cơ sở đã thực hiện tốt cơng tác phịng bệnh. Cụ thể:
- Đảm bảo công tác vệ sinh chuồng, sàn đẻ; vệ sinh nái trước khi đưa lên chuồng đẻ và thực hiện tốt kỹ thuật đỡ đẻ, chỉ can thiệp bằng tay trong trường hợp khó đẻ, thời gian đẻ kéo dài;
- Nghiêm túc thực hiện cho ăn theo khẩu phần phù hợp với từng giai đoạn thai theo quy trình của Trung tâm đề ra trong thời gian nuôi tại chuồng nái chửa, thể trạng nái không quá béo hay quá gầy.
Hình 4.1. Biểu đồ tỷ lệ mắc hội chứng MMA
Trong hội chứng MMA, viêm tử cung là chứng thường gặp nhất và xảy ra ở nhiều cấp độ do Trung tâm thực hiện phối giống hoàn tồn bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo, có tác động của người chăn nuôi vào đường sinh dục của nái. Trong các trường hợp gia súc khó đẻ có sự can thiệp bằng tay nên không tránh khỏi những xây xước đường sinh dục của lợn nái, đây là nguyên nhân chủ yếu gây viêm. Viêm tử cung kết hợp với viêm vú hoặc mất sữa, lợn có dấu hiệu sốt nhẹ, bỏ ăn khơng hồn tồn hoặc ăn khơng hết khẩu phần; viêm vú xảy ra ở một hay nhiều vú, vú bị viêm sờ vào thấy nóng và sưng, đỏ bầm, khi ấn vào để lại vết; vú khơng tiết sữa hoặc tiết ít. Sờ vào bầu vú, lợn nái có phản xạ đáp ứng đau, hay nằm sấp trốn không cho lợn con bú.
Ở thể điển hình (viêm tử cung,viêm vú, mất sữa), lợn nái thường có biểu hiện: bỏ ăn hồn tồn, sốt cao, khơng cho con bú, dịch viêm tử cung chảy ra có màu nâu. Hội chứng MMA có tác hại rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi lợn nái sinh sản vì tác động xấu lên lợn con sơ sinh. Toàn bộ lợn con theo mẹ gầy yếu, đi liêu xiêu, liên tục kêu rít địi bú trong những ngày đầu, sau đó nếu khơng can thiệp kịp thời sẽ dẫn đếntỷ lệ tử vong ở đàn lợn con khá cao. Biện pháp tốt nhất là ghép đàn lợn con và điều trị lợn nái.