Biến đổi sinh lý máu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự biến đổi chỉ tiêu lâm sàng, phi lâm sàng và thử nghiệm phác đồ điều trị ở đàn lợn nái mắc hội chứng viêm vú, viêm tử cung, mất sữa (Trang 53 - 57)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.3. Các biến đổi lâm sàng

4.4.1. Biến đổi sinh lý máu

Biến đổi hệ hồng cầu của nái mắc MMA

Hồng cầu là một trong những thành phần hữu hình của máu, các chỉ tiêu của hệ hồng cầu có ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng cơ thể và sinh lý gia súc. Kết quả theo dõi các chỉ số liên quan đến huyết cầu và huyết sắc tố như số lượng hồng cầu; hàm lượng hemoglobin (Hb); tỷ khối huyết cầu; thể tích hồng cầu; nồng độ huyết sắc tố; lượng huyết sắc tố trong một hồng cầu của 15 nái mắc MMA đã được tổng hợp và so sánh với các chỉ số này của 15 nái không mắc bệnh cho thấy, biến động các chỉ số theo dõi có sự sai khác giữa 2 nhóm lợn nái nghiên cứu (P<0,05).

Bảng 4.5. Một số chỉ tiêu hệ hồng cầu của nái mắc hội chứng MMA và nái không mắc Chỉ tiêu Nhóm nái mắc MMA (n=15) Nhóm nái không mắc (n=15) X ± SD X ± SD Số lượng hồng cầu (triệu/mm3) 6,58 ± 0,32a 5,81 ± 0,21b Hàm lượng huyết sắc tố (g/dL) 12,16 ± 0,78a 9,49 ± 0,18b Tỷ khối huyết cầu (%) 42,67 ± 0,60a 36,35 ± 0,85b Thể tích bình qn của hồng cầu (fL) 67,21 ± 1,26a 60,72 ± 1,38b Nồng độ huyết sắc tố (g/dL) 28,90 ± 1,0a 27,40 ± 1,06b Lượng huyết sắc tố trong một hồng cầu (Pg) 20,99 ± 0,97a 18,32 ± 0,88b

Ghi chú: Trong cùng một hàng, những số trung bình có mang những chữ cái khác nhau thì sai khác có ý nghĩa mức P < 0,05.

Số lượng hồng cầu, hàm lượng huyết sắc tố, tỷ khối huyết cầu, thể tích hồng cầu, nồng độ huyết sắc tố và lượng huyết sắc tố trung bình trong một hồng cầu của lợn nái mắc hội chứng MMA đều cao hơn so với các chỉ tiêu này của lợn nái bình thường.

Cụ thể, số lượng hồng cầu ở lợn nái khơng mắc MMA trung bình là 5,81 ± 0,21 triệu/mm3; lợn mắc bệnh số lượng hồng cầu tăng 6,58 ± 0,32 triệu/mm3.Số lượng hồng cầu ở lợn nái mắc MMA cao hơn so với lợn đối chứng có thể giải thích do độc tố của vi khuẩn và các sản phẩm của quá trình viêm làm tăng nhu cầu oxy của các mơ bào, kích thích thận sản sinh Erythropoietin thúc đẩy tủy xương sản sinh và tăng cường tuần hoàn hồng cầu nhằm đáp ứng yêu cầu vận chuyển oxy của cơ thể. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với dẫn liệu của Sjaastad et al. (2010).

Huyết sắc tố (Hemoglobin – Hb) là thành phần chủ yếu của hồng cầu, vì vậy hàm lượng Hb tỷ lệ thuận với số lượng hồng cầu. Ở lợn khỏe, hàm lượng Hb trung bình là 9,49 ± 0,18 g/dL, trong khi ở lợn nái mắc bệnh hàm lượng Hb cao hơn 12,16 ± 0,78 g/dL. Hb tăng có tác dụng tăng vận chuyển oxy, cacbonic và điều hòa pH của máu. Hàm lượng hemoglobin tỷ lệ thuận với số lượng hồng cầu trong máu. Như vậy khi lợn nái mắc hội chứng MMA có số lượng hồng cầu tăng, do đó hàm lượng huyết sắc tố cũng tăng so với hàm lượng huyết sắc tố của lợn nái bình thường.

Tỷ khối huyết cầu là tỷ lệ phần trăm khối lượng hồng cầu trong một thể tích máu nhất định. Tỷ khối huyết cầu có thể tăng hay giảm phụ thuộc vào rất nhiều nguyên nhân khác nhau, vì vậy việc xác định tỷ khối huyết cầu có ý nghĩa lớn trong chẩn đoán. Tỷ khối huyết cầu của lợn khỏe là 36,35 ± 0,85 % và lợn mắc MMA tăng 42,67 ± 0,60%. Tỷ khối huyết cầu tăng là do số lượng hồng cầu tăng dẫn đến thể tích hồng cầu tăng so với thể tích máu tồn phần. Theo Bush et

al. (1995), tỷ khối huyết cầu lợn dao động từ 32 – 42%.

Tương tự, các chỉ số khác như thể tích hồng cầu, nồng độ huyết sắc tố và lượng huyết sắc tố có trong một hồng cầu của lợn nái mắc hội chứng MMA lần lượt là 67,21 ± 1,26 fL; 28,90 ± 1,0 g/dL và 20,99 ± 0,97 Pg đều cao hơn các chỉ tiêu này của lợn nái không mắc bệnh (60,72 ± 1,38 fL; 27,40 ± 1,06 g/dL và 18,32 ± 0,88 Pg).

Kết quả nghiên cứu này hoàn toàn logic về mối tương quan giữa các chỉ tiêu và thống nhất với kết quả nghiên cứu của Ognean et al. (2010) khi nghiên

cứu biến động các huyết đồ và một số chỉ tiêu sinh hóa máu của lợn nái trong tuần đầu sau đẻ.

Biến đổi hệ bạch cầu của nái mắc MMA

Bạch cầu cũng là thành phần hữu hình của máu, nó có chức năng bảo vệ cơ thể thông qua các hoạt động thực bào, đáp ứng miễn dịch và tạo interferon. Mỗi lồi có số lượng bạch cầu nhất định, tuy nhiên số lượng bạch cầu thường ít ổn định và phụ thuộc vào trạng thái sinh lý của cơ thể. Vì vậy xác định số lượng bạch cầu có ý nghĩa trong chẩn đoán.

Bảng 4.6. Một số chỉ tiêu hệ bạch cầu của nái mắc hội chứng MMA và nái khơng mắc Chỉ tiêu Nhóm nái mắc MMA (n=15) Nhóm nái khơng mắc (n=15) X ± SD X ± SD Số lượng bạch cầu (nghìn/mm3) 23.62 ± 0,92a 19,19 ± 2,13b Công thức bạch cầu (%) Ái toan 2,40 ± 0,46a 4,37 ± 0,48b Ái kiềm 2,86 ± 0,68a 4,22 ± 0,58b Trung tính 49,40 ± 2,16a 40,40 ± 1,76b Lâm ba cầu 39,88 ± 2,11a 46,60 ± 1,53b Đơn nhân lớn 3,71 ± 0.45a 5,91 ± 0,69b

Ghi chú: Trong cùng một hàng, những số trung bình có mang những chữ cái khác nhau thì sai khác có ý nghĩa mức P < 0,05.

Công thức bạch cầu của lợn bệnh và lợn khỏe được minh họa bằng biểu đồ:

Hình 4.4. Biểu đồ công thức bạch cầu lợn mắc MMA

Cùng với việc kiểm tra các chỉ số huyết cầu, các chỉ số bạch cầu cũng được xác định. Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt về số lượng bạch cầu và tỷ lệ các loại bạch cầu của lợn mắc hội chứng MMA và lợn không mắc bệnh (P< 0,05). Trong đó, lợn nái mắc hội chứng MMA có tổng số bạch cầu và tỷ lệ bạch cầu trung tính cao hơn so với lợn khỏe (P< 0,05) lần lượt là 23.62 ± 0,92 nghìn/mm3 và 49,40 ± 2,16% ở lợn mắc bệnh so với 19,19 ± 2,13 nghìn/mm3 và 40,40 ± 1,76% ở lợn khỏe. Theo Chu Đức Thắng và Phạm Ngọc Thạch (2008), công thức bạch cầu thay đổi do một số yếu tố, nếu mắc các bệnh nhiễm trùng thì bạch cầu trung tính tăng lên đột ngột. Như vậy ở lợn mắc hội chứng MMA, do quá trình viêm đã gây phản ứng kích thích cơ thể tăng cường miễn dịch, tăng cường đề kháng thông qua việc tăng số lượng bạch cầu, đặc biệt bạch cầu có khả năng thực bào, đảm nhận chức năng miễn dịch không đặc hiệu như bạch cầu trung tính. Cịn lại, tỷ lệ các loại bạch cầu ái toan, bạch cầu ái kiềm, bạch cầu đơn nhân lớn và lâm ba cầu của lợn mắc hội chứng MMA đều thấp hơn so với các tỷ lệ này của lợn nái bình thường (P < 0,05).

Số lượng bạch cầu, tỷ lệ bạch cầu trong máu lợn bình thường nằm trong khoảng dao động sinh lý của lợn nái ở tuần đẻ thứ nhất. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu cuả Ognean et al. (2010) khi nghiên cứu số lượng và công

thức bạch cầu của lợn nái. Tuy nhiên, số lượng bạch cầu và công thức bạch cầu của lợn nái mắc hội chứng MMA đã có sự biến động và khác biệt rõ rệt so với chỉ số này ở lợn nái bình thường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự biến đổi chỉ tiêu lâm sàng, phi lâm sàng và thử nghiệm phác đồ điều trị ở đàn lợn nái mắc hội chứng viêm vú, viêm tử cung, mất sữa (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)