Ảnh hưởng của hội chứng MMA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự biến đổi chỉ tiêu lâm sàng, phi lâm sàng và thử nghiệm phác đồ điều trị ở đàn lợn nái mắc hội chứng viêm vú, viêm tử cung, mất sữa (Trang 27 - 28)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.2. Hội chứng MMA

2.2.2. Ảnh hưởng của hội chứng MMA

Hội chứng MMA có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất sinh sản của lợn nái, không chỉ tác động tức thời mà còn làm giảm khả năng sinh sản của lợn nái ở các lứa đẻ tiếp theo. Cụ thể:

Bệnh có thể làm tổn thương cơ quan sinh dục, làm lợn nái chậm hoặc không động dục, giảm khả năng thụ thai, dễ sẩy thai, đẻ non hoặc thai dị hình. Bệnh nặng có thể làm lợn nái mất khả năng sinh sản.

Gây rối loạn hệ nội tiết, các kích tố ở lợn mẹ tiết ra khơng bình thường, buồng trứng phát triển khơng đều, trứng khơng rụng hoặc rụng ít. Do vậy, lợn nái sẽ chậm hoặc không động dục, phối nhiều lần khơng đậu thai hoặc có đậu nhưng số con ít. Từ đó làm giảm số lứa đẻ/năm, giảm số con/lứa đẻ...

Khi bộ máy sinh dục bị bệnh, sẽ gây khó khăn cho q trình thụ thai, làm biến đổi chức năng sinh sản của gia súc, tăng tỷ lệ vô sinh, tăng chi phí ni dưỡng, điều trị đàn nái, từ đó giảm hiệu quả chăn ni trên một đầu nái.

Làm giảm thời gian sử dụng con nái, gia tăng số lợn nái bị loại thải sớm. Sinh trưởng và phát triển của lợn con

Hội chứng MMA xảy ra trên lợn nái và thường trong giai đoạn đang ni con. Do vậy hội chứng này cịn tác động rất lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của lợn con ngay cả trong giai đoạn theo mẹ và sau khi cai sữa.

Lợn con theo mẹ, nhất là từ khi sinh đến 21 ngày tuổi, chịu tác động rất lớn từ nguồn sữa mẹ. Bất kỳ sự thay đổi nào về số lượng và chất lượng sữa mẹ

đều tác động trực tiếp đến sinh trưởng và phát triển của lợn con. Những tác động này sẽlàm cho các cơ quan trong cơ thể lợn con bị ảnh hưởng, nhất là các cơ quan của hệ tiêu hố vì sức đề kháng của lợn con thấp, dẫn đến khi cai sữa thì sinh trưởng, phát triển của chúng cũng bị giảm sút, khả năng mắc bệnh cao. Theo Nguyễn Như Pho (2002), tình trạng tiêu chảy của lợn con tăng cao trên lợn nái mắc hội chứng MMA. Theo Nguyễn Văn Thanh (2003), đàn lợn con được sinh ra từ những nái mắc bệnh viêm tử cung, sẽ mắc bệnh tiêu chảy với tỷ lệ khá cao. Do khi lợn mẹ bị viêm tử cung, thành phần sữa thay đổi đột ngột trong khi hệ thống tiêu hóa của lợn con chưa phát triển hồn hảo dẫn đến rối loạn tiêu hóa gây tiêu chảy.

Khi lợn mẹ mắc hội chứng MMA, lượng sữa giảm sút, lợn con không đủ sữa bú, còi cọc, chậm lớn,kéo dài thời gian cai sữa. Sữa mẹ rất quan trọng đối với sức đề kháng của lợn con, sữa mẹ không đủ, sức đề kháng thấp nên lợn con dễ mắc một số bệnh như còi xương, xương dị dạng, tỷ lệ lợn con mắc các bệnh khác trong đàn tăng cao. Ngoài ra sau khi cai sữa số lợn con này cũng ăn ít, chậm lớn, dễ bị tiêu chảy và mắc các bệnh khác, tăng tỷ lệ tiêu tốn thức ăn/lứa.

Như vậy hội chứng MMA có tác động rất lớn đến năng suất sinh sản của lợn nái cũng như khả năng sinh trưởng, phát triển của đàn lợn con, làm tăng chi phí giá thành chăn ni, giảm hiệu quả kinh tế cho người nuôi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự biến đổi chỉ tiêu lâm sàng, phi lâm sàng và thử nghiệm phác đồ điều trị ở đàn lợn nái mắc hội chứng viêm vú, viêm tử cung, mất sữa (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)