Biến đổi lâm sàng và phi lâm sàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự biến đổi chỉ tiêu lâm sàng, phi lâm sàng và thử nghiệm phác đồ điều trị ở đàn lợn nái mắc hội chứng viêm vú, viêm tử cung, mất sữa (Trang 33 - 35)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.3. Tình hình nghiên cứu hội chứng MMA

2.3.3. Biến đổi lâm sàng và phi lâm sàng

Lợn được coi là mắc hội chứng MMA khi có một hoặc bao gồm các biểu hiện sau: viêm tử cung, dịch tiết âm đạo có pH > 8, lười vận động, thân nhiệt > 39,40C, viêm vú (Heber et al., 2010).

Hoy (2004) miêu tả triệu chứng đặc trưng đầu tiên của hội chứng MMA là sốt > 39,30C kèm theo các triệu chứng lâm sàng khác: giảm ăn, uống ít nước, vú sưng đỏ, nhiều dịch tiết âm đạo. Khi so sánh giữa lợn nái mắc hội chứng MMA với lợn nái bình thường thì lợn mắc hội chứng MMA có tỷ lệ chậm động dục lại sau cai sữa (≥ 8 ngày) cao hơn (tương ứng 1,1% và 0,3%), tỷ lệ không thụ thaicao hơn (tương ứng 21,7% và 16,1%), tỷ lệ sẩy thai cao gấp 2 lần và tỷ lệ lợn con chết cao gấp 4 lần.

Triệu chứng lâm sàng của lợn mắc hội chứng MMA gồm: táo bón, sốt (thân nhiệt tăng từ 1 đến 1,50C), ăn ít hoặc bỏ ăn (1 đến 2 ngày) là những dấu hiệu đầu tiên dễ nhận biết cùng với hiện tượng bồn chồn, không cho con bú. Rất ít lợn nái xuất hiện tất cả các triệu chứng cùng lúc. Một số trường hợp xuất hiện hiện tượng giảm tiết sữa, giảm tăng trọng ở lợn con (BPEX, 2011).

Martineau et al. (1992) đã miêu tả các triệu chứng lâm sàng ở lợn nái và lợn con như sau: Với lợn nái: triệu chứng cục bộ như viêm vú, rối loạn tiết sữa, dịch rỉ viêm âm đạo; triệu chứng toàn thân gồm: sốt, ủ rũ, bỏ ăn hoặc ăn ít; Với lợn con <1 tuần tuổi: tăng tỷ lệ chết, ỉa chảy, phát triển không đồng đều trong đàn; >1 tuần tuổi: tăng trọng thấp, tăng tỷ lệ không đồng đều trong đàn;Với toàn đàn: giảm số con/nái/năm. Ông cho rằng có nhiều nguyên nhân gây bệnh, do đó nên kích thích lợn nái đẻ bằng F Prostaglandin để giảm tỷ lệ mắc hội chứng MMA.

Tại Bhutan, một nghiên cứu về hội chứng MMA năm 2001 ở Trại lợn giống quốc gia nhằm tìm ra biện pháp hỗ trợ điều trị có hiệu quả thông qua kiểm tra lâm sàng và kiểm tra huyết học, đã kết luận: có 88,24% số nái mắc bệnh có hiện tượng giảm tiết sữa hoặc mất sữa sau đẻ, 11,76% số nái mắc bệnh có hiện tượng viêm tử cung, không có trường hợp biểu hiện kết hợp cả ba hiện tượng viêm tử cung, viêm vú, mất sữa; kiểm tra huyết học cho thấy thể tích hồng cầu, huyết sắc tố và tế bào bạch cầu nằm trong khoảng sinh lý (Thapa, 2006).

Raszyk et al. (1979) cho rằng: Hội chứng MMA trở thành một vấn đề lớn về sức khỏe của đàn nái sinh sản, tỷ lệ mắc 20 - 50% trong đàn, bệnh thường kèm theo hiện tượng giảm sữa, thành phần sữa của lợn bị thay đổi, bệnh làm tăng tỷ lệ chết của lợn con trong những ngày đầu sau đẻ, điều đó làm giảm năng suất sinh sản và làm thiệt hại kinh tế cho người chăn nuôi; xu hướng bệnh làm thay đổi cấu trúc, chức năng của tuyến vú gây đau, làm rối loạn trao đổi chất. Tác giả

đã nghiên cứu một số chỉ tiêu hoá học trong máu lợn bệnh và lợn khỏe cho thấy: protein tổng số, hàm lượng đường ở lợn bệnh cao hơn lợn khoẻ (P < 0,05); một số chất khoáng (sắt, canxi, phốt pho, magiê) trong máu lợn bệnh cao hơn lợn khỏe (P < 0,05).

Nghiên cứu về huyết học, sinh hóa và tế bào sữa được thực hiện trên các mẫu máu và mẫu sữa của 55 lợn nái cho con bú bởi Ognean et al. (2010) cho biết: tỷ khối huyết cầu trung bình 35,74% nằm trong giới hạn sinh lý, số lượng hồng cầu trung bình 5,78 triệu/mm3, protein tổng số nằm trong giới hạn sinh lý7,0 - 9,8 g/dl, glucose huyết 81,9 mg/dl có xu hướng giảm hơn mức sinh lý (95,9 - 70,2 mg/dl), chỉ số men GOT nằm trong giới hạn sinh lý với mức dao động 31 - 49,5 UI; tác giả cũng cho biết chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa sữa lợn trong tuần đầu cho con bú là: protein 7,97%, mỡ sữa 8,18%, điểm đông đặc 0,280C.

Tại Ba Lan, khi nghiên cứu các yếu tố xuất hiện trong quá trình sốt, viêm, TNFα (Tumour necrosis factor) và IL-6 (Interleukin-6) trong máu bằng ELISA lúc 12 - 24 giờ và 48 - 72 giờ trước và sau khi đẻ ở 02 nhóm lợn nái (10 nái/nhóm) mắc MMA và nái khỏe trong cùng trại (đồng đều về chăm sóc nuôi dưỡng, quản lý); cho thấy, hàm lượng TNFα tăng ở giai đoạn sau đẻ với mức ý nghĩa thống kê ở cả 02 nhóm lợn nái. Tuy nhiên, lợn mắc MMA có hàm lượng TNFα tăng cao hơn lợn khỏe với mức ý nghĩa thống kê. Hàm lượng IL- 6 ở nhóm lợn mắc hội chứng MMA tại các thời điểm sau đẻ đều cao hơn nhóm lợn khỏe. Như vậy, hàm lượng TNFα và IL-6 là một quá trình bệnh lý của hội chứng MMA và việc xác định các chỉ số này có ích cho việc chẩn đoán sớm và giám sát bệnh (Szczubial and Urban, 2008).

Theo Baer and Bilkei (2005), cấu trúc tuyến vú phần bụng thay đổi nhiều hơn so với tuyến vú ở ngực khi lợn nái mắc hội chứng MMA (P < 0,001).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự biến đổi chỉ tiêu lâm sàng, phi lâm sàng và thử nghiệm phác đồ điều trị ở đàn lợn nái mắc hội chứng viêm vú, viêm tử cung, mất sữa (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)