Thời gian diễn ra lễ hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thuyết lý phục man và lễ hội rước giá ở yên sở hoài đức hà nội (Trang 79 - 82)

Chƣơng 3 : LỄ HỘI VÀ TÍN NGƢỠNG THỜ LÝ PHỤC MAN

3.2. Lễ hội rƣớc Giá ở Yên Sở, Hoài Đức, Hà Nội

3.2.1. Thời gian diễn ra lễ hội

Việt Nam là một đất nước có số lượng lễ hội nhiều, nhiều nhất là lễ hội cổ truyền, diễn ra vào tất cả các mùa trong năm, nhưng tập trung chủ yếu vào mùa xuân, do xuất phát từ nền văn minh nông nghiệp trồng lúa nước. "Lễ hội

chỉ có thể tổ chức vào dịp nghề nơng rảnh rang, đồng thời do vụ thu hoạch có được lúa tiền để tiêu pha đôi chút bù đắp bao tháng trời hai sương một nắng"

[58, tr. 371]. Dân gian quan niệm mùa xuân là mùa khởi đầu của năm mới, mùa của sự nảy nở, sinh sôi. Từ mùa đông lạnh lẽo, buốt giá bước sang mùa xuân, trong tiết trời ấm áp, cỏ hoa, cây cối khoe sắc, đâm chồi, lòng người Việt phơi phới rủ nhau đi lễ hội, vừa là nghi lễ tín ngưỡng tâm linh cầu mong một năm mới tốt lành, làm ăn phát đạt, gia đình hạnh phúc, đồng thời cũng là dịp để được vui chơi, giải trí. Trên tất cả đất nước, đặc biệt là ở miền Bắc từ xa xưa đã xuất hiện rất những câu ca dao nói về thời gian của lễ hội:

"Tháng giêng ăn Tết ở nhà,

Tháng hai cờ bạc, tháng ba hội hè".

Hay:

" n chơi cho hết tháng hai,

Cho làng đóng đám, cho trai dọn đình. Trong thì chiêng trống rập rình,

Ngồi thì trai gái tự tình cùng nhau".

Và rất nhiều lễ hội được nhân dân ta đưa cả thời gian cụ thể để nghi nhớ, nhắc nhủ cộng đồng đến tham gia lễ hội. Chẳng hạn như câu ca dao nhắc về thời gian tổ chức lễ hội Đền Hùng:

"Ai về Phú Thọ cùng ta,

Vui ngày giỗ Tổ tháng ba mồng mười. Dù ai đi ngược về xuôi,

Hoặc ở Bắc Ninh - nơi được coi là cái nơi văn hóa vùng đồng bằng Bắc Bộ - cịn có những những câu ca dao chỉ rõ thời gian cụ thể lễ hội của các làng lân cận với nhau:

"Mồng bốn là hội Kéo Co,

Mồng năm hội chẳng cho nhau về. Mồng sáu đi hội Bồ Đề,

Mồng bảy trở về đi hội Đống Cao..."

Ở n Sở, Hồi Đức, Hà Nội thì có câu:

Dù ai đi ngược về xuôi.

Nhớ ngày hội Giá mùng 10 tháng 3".

Tóm lại, xuất phát từ nền sản xuất nơng nghiệp thô sơ trồng lúa nước, các lễ hội truyền thống của Việt Nam thường diễn ra chủ yếu vào mùa xuân. Việc lao động thủ công khiến con người vô cùng vất vả, nhất là vào ngày mùa. Thông thường nhân dân trồng lúa một năm hai vụ (vụ chiêm thời gian gieo trồng từ đầu năm, thu hoạch vào giữa năm; vụ mùa gieo trồng từ giữa năm, thu hoạch gần cuối năm) và năng suất chủ yếu thường trông chờ vào vụ mùa. Mùa

xuân cũng là mùa công việc đồng áng bắt đầu nhàn hạ hơn một chút, đây cũng là thời điểm con người ta cần được nghỉ ngơi. Cho nên, nhân dân tổ chức hội hè để giải trí. Mặt khác, xét về tín ngưỡng, mùa xuân cũng là mùa khởi đầu của một năm, người Việt đầu năm thường đi tế lễ, cầu khẩn để mong cả một năm làm ăn được thuận lợi, mạnh khỏe, gia đình phương trưởng.

Ngày 10 tháng 3, các giáp của hai thôn Yên Sở, Đắc Sở, cùng thôn Diễn Xá, Đại Đồng, Yên Thái mang lễ vật đến đình quán Yên Sở. Khoảng 10 giờ là nghi thức xin phép thần cho trang trí lại ngơi qn. Cỗ kiệu lớn của thành hồng được lắp ráp lại, con ngựa thờ được kéo ra sân. Hai làng Yên Sở và Đắc Sở tiến hành những đám rước khác nhau. Đám rước của làng Đắc Sở vào ngày lẻ, đám

rước của làng Yên Sở và ngày chẵn. Làng Đắc Sở bắt đầu đám rước từ Đình đến văn chỉ rước văn tế, cịn làng Yên Sở xuất phát từ quán đến văn chỉ rước văn tế. Cả hai làng đều rước văn về quán Giá để tế, thường lễ hội diễn ra từ ngày 10 tháng 3 đến 12 tháng 3 âm lịch. Hàng năm là hội lẻ và cứ 5 năm một lần (các năm chẵn) diễn ra chính hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thuyết lý phục man và lễ hội rước giá ở yên sở hoài đức hà nội (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)