Chƣơng 3 : LỄ HỘI VÀ TÍN NGƢỠNG THỜ LÝ PHỤC MAN
3.1. Khái quát về lễ hội
3.1.1. Khái niệm về lễ hội
Lễ hội là đời sống tinh thần không thể thiếu của nhân loại nói chung và người Việt Nam nói riêng. Ở Việt Nam, hàng năm có rất nhiều lễ hội, vơ cùng phong phú và đặc sắc, mang đặc trưng, quan niệm riêng của mỗi một địa
phương, vùng, miền, dân tộc; số lượng chủ yếu là loại hình lễ hội dân gian truyền thống, còn lại là lễ hội lịch sử, lễ hội tôn giáo và lễ hội du nhập từ nước ngoài...
Lễ hội là hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng, diễn ra trên một địa bàn dân cư, trong một thời gian và khơng gian xác định với mục đích nhắc lại một sự kiện, một nhân vật lịch sử hay là huyền thoại. Lễ hội cũng chính là dịp để con người thể hiện cách ứng xử một cách có văn hóa đối với sự vật, hiện tượng của thiên nhiên, với thần thánh và với con người trong xã hội. Theo tác giả Nguyễn Tri Nguyên, "lễ hội là sự thể hiện, là sự phát lộ của ký ức văn hóa dân tộc. Giống như gen di truyền, ký ức văn hóa chứa đựng hàm lượng thơng tin các giá trị văn hóa của quá khứ qua các truyền thống văn hóa dân tộc, tạo nên bản sắc và sự đa dạng văn hóa, nó cũng thiết yếu đối với sự sống con người tựa như sự đa dạng sinh học trong thế giới tự nhiên" [59, tr. 27].
Về việc tại sao lại hình thành lễ hội, tác giả Phan Ngọc trong cơng trình "Bản sắc văn hóa Việt Nam" cho rằng nó xuất phát từ nhu cầu bình đẳng. Trong xã hội nguyên thủy, mặc dù đời sống thiếu thốn, khó khăn nhưng con người vẫn thấy sung sướng vì họ được bình đẳng. Khi nhà nước hình thành, xã hội có giai cấp cũng là lúc lễ hội xuất hiện, vì "nếu khơng tạo được một cuộc đời bình đẳng thì phải chấp nhận những ngày bình đẳng để người bị trị cảm thấy yên tâm chịu đựng hơn, và người cai trị hiểu được những thiếu sót mà điều chỉnh, cai trị có kết quả hơn" [58; tr. 369]. Bên cạnh đó, cuộc sống của lồi người khi no đủ, con người không chỉ nghĩ đến cái ăn cho no bụng mà cịn có nhu cầu hưởng thụ về tinh thần cũng là nguyên nhân sinh ra lễ hội.
Tùy theo văn hóa, văn minh của mỗi quốc gia, dân tộc và tùy từng xã hội cụ thể mà lễ hội mang những nội dung và hình thức khác nhau. Lễ hội dân gian truyền thống của Việt Nam là một chỉnh thể nguyên hợp đan xen với nhau, trong phần
"lễ" có phần "hội", và trong phần "hội" có phần "lễ". Trong lễ hội, phần lễ thì trang nghiêm, cịn phần hội hướng đến việc giúp con người được vui vẻ, giải trí. Lễ hội là loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian, có mặt ở hầu hết mọi miền đất nước Việt Nam. Nhiều lễ hội ra đời cách đây hàng nghìn năm đến nay vẫn được duy trì. Lễ hội dân gian thường hướng tới một đối tượng thiêng liêng cần suy tơn là nhân thần hay tiên thần, là hình ảnh hội tụ những phẩm chất cao đẹp, giúp con người hướng thiện, sống tốt đẹp hơn.
Tóm lại, lễ hội là một hình thức sinh hoạt tổng hợp bao gồm các mặt văn hóa tinh thần và vật chất, tơn giáo tín ngưỡng và văn hố nghệ thuật, tâm linh và đời thường của cộng đồng dân cư. Đây là một hình thức sinh cộng đồng của người dân nhằm hướng về một sự kiện lịch sử trọng đại của địa phương, đất nước hay những sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân, trong đó bao gồm cả tính chất giải trí. Lễ hội được tổ chức gồm hai phần chính: phần lễ và phần hội. Hai phần này ln đan xen, hịa quện với nhau, trong phần lễ khơng thể thiếu phần hội vì hội là để vui chơi, là phần không bị ràng buộc bởi những lễ nghi, tôn giáo. Tùy theo sự ảnh hưởng của di tích, sự tín tâm của người dân với vị thần, thánh được thờ trong di tích và việc tổ chức cụ thể mà hình thành quy mơ của từng lễ hội. Có lễ hội chỉ mang tính địa phương làng, xã và có lễ hội mang tầm quốc gia như lễ hội Chùa Hương, Yên Tử, Đền Hùng...