Không gian của lễ hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thuyết lý phục man và lễ hội rước giá ở yên sở hoài đức hà nội (Trang 82 - 83)

Chƣơng 3 : LỄ HỘI VÀ TÍN NGƢỠNG THỜ LÝ PHỤC MAN

3.2. Lễ hội rƣớc Giá ở Yên Sở, Hoài Đức, Hà Nội

3.2.2. Không gian của lễ hội

Có thể khẳng định khơng gian của lễ hội là một không gian đặc biệt, chứa đựng trong đó tính chất thể hiện năng lượng linh thiêng của cả vũ trụ. Với người Việt Nam, đặc biệt là người miền Bắc thì khơng gian lễ hội vơ cùng linh thiêng ấy được đặt vào trung tâm là cái sân đình, sân đền hay chùa, nơi có di tích thờ cúng vị thần, thánh - nhân vật chính được phụng thờ của lễ hội. Riêng với những người dân tộc thiểu số, trong lễ hội truyền thống của họ, không gian lễ hội khơng tập trung vào sân đình, sân đền mà trung tâm lễ hội là cây nêu. Trong không gian vừa linh thiêng, vừa vui vẻ của lễ hội, cộng đồng dân cư thành kính, nơ nức đắm mình trong các hoạt động, cầu mong được phù hộ, ban phát, tiếp nhận năng lượng thiêng của cả trời đất, đồng thời cũng là dịp để trải nghiệm sự thăng hoa, giải trí do phần hội mang lại.

Việc tham gia lễ hội hàng năm là một nhu cầu, một nét văn hóa truyền thống của người Việt Nam. Các lễ hội cổ truyền thường được diễn ra ở vùng q n bình với những cơng trình lịch sử - kiến trúc lâu đời, cổ kính, mang dấu ấn của từng thời đại, nhất là nơi di tích như đình, chùa, miếu. Trong khơng khí trang nghiêm, hướng về cõi tâm linh, lại vừa sôi nổi, cộng đồng dân cư được hịa mình vào một khơng gian văn hóa lễ hội mang đậm đà bản sắc của vùng, miền, địa phương, dân tộc.

Đình Yên Sở, nơi thờ Lý Phục Man, vẫn được nhân dân địa phương gọi là qn với hàm ý là ngồi ngơi qn này cịn có ngơi đình nữa thờ ơng như tục

thờ thần ở tất cả các làng Việt Nam khác. Đúng thế, n Sở trước kia có cả đình lẫn quán. Ngày thường, bài vị thần vẫn được để ở quán. Đến ngày hội tế thần hàng năm, bài vị thần mới được rước từ quán sang đình và cho đến khi tế lễ xong thì lại được rước từ đình về quán. Nhưng đến một thời kỳ nào đó, Yên Sở, do dân số phát triển, đã được tách ra làm hai xã Yên Sở và Đắc Sở. Đình ở vào địa phận Đắc Sở, quán ở vào địa phận Yên Sở. Nhưng hai làng Yên Sở và Đắc Sở vẫn cùng thờ chung một vị thần nên khơng thay đổi gì tình trạng cũ và trong những ngày hội tế thần hàng năm cả hai làng đều cùng đứng ra tổ chức theo đúng như nghi thức cũ và có khi bỏ cả lệ rước bài vị để tổ chức tế lễ ở ngay quán Yên Sở. Nơi đây trong sạch, tĩnh lặng, n bình, mát mẻ, với khn viên bao phủ khắp bốn xung quanh là một màu xanh đậm bạt ngàn của cây cối nhưng khơng kém phần cổ kính, linh thiêng của di tích Đình làng. Hàng năm, vào ngày kị nhật của Lý Phục Man, nhân dân trong thôn lại long trọng, kính cẩn tổ chức lễ hội, thực hiện tế lễ, dâng, rước hương đăng để tưởng nhớ, ghi ơn đối với ngài - người con ưu tú của quê hương. Nhân dân nơi đây quan niệm Đức Bản Cảnh Thành Hoàng làng Lý Phục Man với sức mạnh siêu nhiên vẫn ngày đêm dõi theo, phù hộ cho dân làng làm ăn phát đạt, bình an, khỏe mạnh, hạnh phúc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thuyết lý phục man và lễ hội rước giá ở yên sở hoài đức hà nội (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)