Nhân dân Hoài Đức có truyền thống yêu nƣớc chống ngoại xâ m

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thuyết lý phục man và lễ hội rước giá ở yên sở hoài đức hà nội (Trang 28 - 34)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN VỀ YÊN SỞ HOÀI ĐỨ C HÀ NỘI

1.3. Nhân dân Hoài Đức có truyền thống yêu nƣớc chống ngoại xâ m

Mang trong mình dòng máu của dân tộc Việt Nam anh hùng, sống ở địa bàn có vị trí quan trọng gắn với Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội, nằm giữa thị xã Hà Đông và thành Sơn Tây, nhân dân Hoài Đức vốn có truyền thống yêu quê hương, đất nước, anh dũng quật cường trong các cuộc chiến tranh chống ngoại xâm, chống cường quyền, bạo lực.

Những truyền thuyết, thư tịch cổ (thần phả, gia phả…) và hiện vật còn lại ở địa phương cho biết, nhân dân nhiều vùng trong huyện đã nổi dậy tham gia cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng do các tướng quân Nguyễn An (Trang

Quách Xã - vùng thuộc 2 xã Đức Thượng, Đức Giang ngày nay), Quách Lãng, các nữ tướng Tạ Vinh Gia, Đinh Bạch Nương, Đinh Tĩnh Nương (ở vùng Đăm) cùng Ả Lã Nàng Đê (Yên Lộ), Sa Lương Nữ tướng (làng Hà Trì), chiêu mộ quân sĩ, luyện tập nghĩa binh chỉ huy chiến đấu đến cùng, góp phần cùng dân tộc Việt Nam đanh tan quân Đông Hán xâm lược vào những năm 40, làm rạng rỡ truyền thống đánh giặc giữ nước của quê hương. Về sau, khi chiến đấu chống Mã Viện, các tướng đều tử trận, dân nhớ ơn lập đền thờ, trong các ngày lễ hội đều có diễn lại các cảnh tiến quân, đua thuyền thưở trước.

Đến đầu thế kỉ thứ VI, Hoài Đức là nơi Lý Bí sống, học tập và tu dưỡng từ thời niên thiếu đến khi dấy binh, tụ nghĩa, lập đại bản doanh luyện tập quân sự và phát động khởi nghĩa lật đổ ách đô hộ nhà Lương. Vùng Giá ở Hoài Đức (xã Yên Sở) còn là quê hương của danh tướng Lí Phục Man. Nhân dân nhiều vùng ở Hoài Đức đã tham gia nghĩa quân, chiến đấu anh dũng dưới sự chỉ huy của Lý Bí và các tướng lĩnh của nhà Tiền Lí.

Thời Tiền Lê, vào tháng 3 năm Tân Tị, niên hiệu Thiên Phúc (981) quân Tống tràn sang xâm lược nước ta. Hưởng ứng việc dấy quân đánh giặc của vua Lê Đại Hành, Đào Trực một thầy giáo trẻ, giầu tài năng, dồn tâm huyết khai hóa dân trí ở vùng xã Sơn Đồng ngày nay, liền yết bảng chiêu mộ quân sĩ ngay ở nhà học của mình. Lập tức có hàng ngàn hào kiệt hưởng ứng tham gia. Mặt khác, ông tuyển chọn các “gia thần – tử sĩ” huấn luyện quân ngũ, trang bị vũ khí, dẫn đầu đoàn quân lên đường tham gia chiến đấu. Vua Lê Đại Hành phong cho ông chức chỉ huy sứ Đại tướng quân. Ông và các tướng lĩnh khác dẫn quân, chia làm nhiều đạo thủy, bộ bao vây tiến công quân Tống.

Ngày nay vẫn còn ngôi đền Thượng được xây dựng để tưởng nhớ công tích của ông. Hai bên cổng đền có đôi câu đối ngũ ngôn:

Thượng đẳng tối linh từ”

Nghĩa là:

“Danh lam còn ghi sự tích Ngôi đền thượng đẳng rất anh linh”.

Đền Thượng mà nhân dân Sơn Đồng chiêm ngưỡng tôn thờ ngày nay chính là nơi xưa kia Đào Trực dựng Nhà học khai hóa giúp dân, là nơi chiêu mộ quân sĩ đi đánh quân Tống…

Sẵn có truyền thống yêu nước, cuối thế kỉ 19, khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, nhân dân Hoài Đức lại hăng hái đứng lên cầm vũ khí chiến đấu bảo vệ quê hương, bảo vệ độc lập dân tộc.

Ngay từ những lần đầu đặt chân xâm lược lên địa bàn Hoài Đức trong 2 lần đánh chiếm thành Thăng Long (Hà Nội ngày nay (1873 và 1882), hai tên chỉ huy Pháp đều phải bỏ mạng ở Cầu Giấy trên đất Hoài Đức. Đến khi thực dân Pháp đặt ách thống trị trên đất nước ta thì nhiều người dân Hoài Đức đã lặn lội ra đi tham gia các cuộc khởi nghĩa chống Pháp như khởi nghĩa “Cần Vương” chống Pháp của Nguyễn Thiện Thuật ở Bãi Sậy (Hưng Yên), khởi nghĩa của Đề Kiên, Đốc Ngữ (Nguyễn Đình Ngữ), cuộc khởi nghĩa Yên Thế của Đề Thám (Hoàng Hoa Thám)…

Sang đầu thế kỷ XX, phong trào yêu nước của nhân dân Hoài Đức lại hòa nhịp cùng phong trào dân tộc - dân chủ do các nhà nho yêu nước khởi xướng. Nhân dân Hoài Đức sôi nổi hưởng ứng phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục do Lương Văn Can là một trong những người sáng lập có ảnh hưởng khá sâu rộng ở các huyện xung quanh Hà Nội như Hoài Đức, Thanh Trì, Đan Phượng… Đông Kinh Nghĩa Thục Phát động phong trào canh tân làm cho người giàu, nước mạnh, có điều kiện khôi phục nền độc lập đất nước.

Vân Canh như một phân hiệu của Đông Kinh Nghĩa Thục Hà Nội. Cùng với hoạt động tích cực của nhà sáng lập nổi tiếng ở địa phương như Hoàng Tăng Bí, Phan Tuấn Phong (năm 1907). Nhiều nơi trong huyện đã mở các lớp học Đông Kinh Nghĩa Thục như ở Vân Canh, Tây Mỗ, Tân Hội.. và đã thực sự thu hút dông đảo các nhà nho yêu nước quanh vùng: La, Mỗ, Yên Lộ, Thượng Cát… Hàng tháng các lớp học này tổ chức vào ngày mùng một và ngày rằm (âm lịch). Các Học viện không chỉ đọc, bình và lưu truyền thơ văn yêu nước của Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu của Đông Kinh Nghĩa Thục… mà giảng viên còn tuyên truyền vận động bài trừ hủ tục, hướng dẫn nếp sống canh tân, lựa chọn người xuất dương du học… Năm 1908, nhiều người hoạt động trong phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục cùng với lực lượng của nghĩa quân Đề Thám tổ chức vụ “Hà Thành đầu độc” (27/6/1908) trong đó có nhiều người ở các làng Cao Xá, Chèm, Cổ Nhuế…tham gia. Khi tổ chức Việt Nam quang phục Hội của cụ Phan Bội Châu triển khai hoạt động thì ở Hoài Đức xuất hiện Nguyễn Văn Dậu đã từng vận động nhân dân làng (Tân Hội) chế tạo tới 800 quả bom và chỉ huy nghĩa sĩ Việt Nam quang phục Hội đánh chiếm Sơn Tây, Phúc Thọ, Hòa Bình, Hà Đông… Trong tổ chức này còn có nhiều nhân vật là người Hoài Đức tham gia là Nguyễn Văn Nguyên tức Tú Chèm (người làng Chèm) Đốc Nghĩa (người làng Đại Mỗ). Tiếp theo là phong trào đấu tranh đòi thả cụ Phan Bội Châu, để tang cụ Phan Chu Trinh dấy lên sôi nổi. Trong những năm 1927-1929 Hoài Đức là nơi có cơ sở hoạt động của tổ chức Việt Nam quốc dân Đảng, tập trung ở các vùng Vân Canh, La Cả, La Khê, Yên Lộ, Mỗ…

Phong trào yêu nước có tính canh tân dân chủ sôi nổi trong những năm đầu thế kỷ XX, mà lực lượng tham gia chủ yếu là các nhà nho yêu nước, tiến bộ có ảnh hưởng sâu sắc đến tầng lớp thanh niên ở Hoài Đức, là một trong những khu vực có nhiều trí thức, tiểu trí thức nho học ven Hà Nội. Chính truyền thống yêu

nước chống ngoại xâm lâu đời rất vẻ vang nói trên là một di sản tinh thần vô giá được nhân dân Hoài Đức giữ gìn, phát huy qua các thế hệ, đã có những tác động sâu sắc và mạnh mẽ đến thế hệ thanh niên, giúp họ nhanh chóng tiếp thu ánh sáng của Đảng khí thế của phong trào cách mạng, đưa Hoài Đức vững vàng, kiên cường tiến vào bước ngoặt mới của lịch sử cách mạng Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản quang vinh.

1.4. Xã Yên Sở huyện Hoài Đức, một vùng đất giàu truyền thống

Yên Sở là một xã của huyện Hoài Đức, Hà Nội. Đây là một xã nằm bên sông Đáy. Phía Đông giáp với xã Sơn Đồng, phía Tây giáp với xã Sài Sơn (Quốc Oai), phía Nam giáp với xã Đắc Sở, phía Bắc giáp với xã Cát Quế.

Trước đây xã Yên Sở gọi là Cổ Sở có tên nôm là Kẻ Giá hay còn gọi là Giá Dừa, Giá Lụa. Nhân dân trong xã chủ yếu là làm mộc, nề và giáo viên, có nghề truyền thống trồng dâu chăn tằm dệt lụa, người dân rất hiếu học. Như tên gọi xưa, Yên Sở là một vùng đất cổ, có niên đại trên dưới 3500 năm, có truyền thống lịch sử văn hoá lâu đời, toạ lạc vùng thượng lưu dòng Hát Giang thơ mộng, nay là dòng sông Đáy đang vươn mình trở dậy. Cánh bãi phù sa Tả Đáy ngút ngàn dâu xanh, mía ngọt tạo nên một vùng quê nổi tiếng trồng dâu nuôi tằm, kéo tơ dệt lụa sánh vai với các làng La Vạn trong vùng. Làng còn có cả một Chợ Tơ Lụa họp vào các ngày 3, ngày 8 âm lịch tại giữa làng với tên gọi là Chợ Lụa. Là một làng đông dân, trù phú lâu đời, lại được chở che bởi một rừng dừa sầm uất – loại cây trái trời ban tặng riêng cho làng bởi cả một vùng Bắc bộ rộng lớn mênh mông này, không có làng nào nhiều dừa đến vậy. Cho nên, một số người còn gọi là Làng Dừa. Làng là một chỉnh thể nhất xã, nhất thôn, gần một vạn dân nhưng đều là anh em, bà con phi nội tắc ngoại, thương yêu đùm bọc nhau, cùng phụng thờ ông bà tiên tổ và hướng tâm vào nơi Cửa Phật, không một ai theo đạo nào khác. Do vậy từ xa xưa, làng đã có một nền nếp văn hoá tốt

đẹp đã được phong tặng “Mỹ tục Khả phong”. Nền nếp văn hoá ấy thể hiện trong việc đối nhân xử thế, trên kính, dưới nhường, nhất nhất tuân theo pháp luật và các phong tục tốt đẹp được ghi trong Hương ước làng. Nói đến làng Giá Lụa, không ai không biết đến câu “Đình không xà, làng bày ba cái Giếng”. Đình không xà là một ngôi đình cổ, có từ thế kỷ thứ 14, 15; được kiến trúc đặc biệt, không có bất cứ xà dọc xà ngang nào. Làng Giá xưa có 73 giếng khơi được đào sâu, xếp đá vòng tròn lên mặt đất, đáy giếng nào cũng có một khung gỗ lim xếp hình chữ Tỉnh – Tỉnh là giếng. Làng Giá xưa là một làng cổ cạnh đó có di chỉ khảo cổ Vinh quang có niên đại trên dưới 3200 năm tên chữ của làng là Cổ Sở sau chia thành 2 xã là Yên Sở và Đắc Sở thuộc huyện Hoài Đức Hà Nội. Năm 1956 xã Đắc Sở lại tách thôn Yên Thái hợp cùng thôn Tiền Lệ để thành xã Tiền Yên. Từ một làng Giá trở thành 3 làng Giá. Cổ sở là một làng đông dân trù phú làm ruộng trồng dâu nuôi tằm dệt lụa. Xưa có đường giao thông thủy bộ thuận tiện: đường bộ từ Thăng Long lên xứ Đoài đường thủy là dòng sông Hát (sông Đáy) thuyền bè lên ngược về xuôi. Do vậy Cổ sở là địa bàn chiến lược trọng yếu bảo vệ kinh thành Đông Đô - Thăng Long. Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan (1528 -1613) đã tặng làng này đôi câu đối "Cổ Sở danh tam hiểm Đoài phương tĩnh nhất khu". Nơi đây đã ghi dấu tích nhiều cuộc chiến đấu oanh liệt của dân tộc ta chống ngoại xâm: cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng đầu thế kỷ I cuộc khởi nghĩa Lý Bí thế kỷ VI, ba lần kháng chiến đánh Nguyên Mông đời Trần cuộc kháng chiến mười năm chống quân Minh...

Làng Yên Sở có truyền thống hiếu học lâu đời, từ xa xưa đã có hai vị Tiến sĩ được ghi danh trong Văn Miếu Quốc Tử Giám, Đó là cụ Đông các đại học sĩ Trần Danh Tiêu và cụ tiến sĩ Nguyễn Chiêu Khánh. Nối tiếp truyền thống của cha ông, việc học hành của con em đã được nhân dân hết sức quan tâm. Năm 1925 xã đã có trường Sơ học dạy cho học sinh 8 xã trong vùng. Năm 1950

trường Tiểu học được thành lập, dạy học cho con em trong làng và 8 xã phía Bắc huyện Hoài Đức. Năm 1962 trường Mầm non và trường cấp II (Nay là trường THCS) được thành lập. Hơn nửa thế kỷ qua, các trường trong xã luôn phấn đấu thi đua xây dựng trường phát triển cả về số lượng và chất lượng, hoàn thiện cơ sở vật chất ngày càng kiên cố và hiện đại. Các trường của Yên Sở luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo cả về vật chất và tinh thần của các thế hệ lãnh đạo địa phương qua các thời kỳ. Đặc biệt là tầm nhìn chiến lược về quy hoạch đất đai, quy mô dân số, do đó đã dành một quỹ đất phù hợp đảm bảo diện tích đủ rộng cho việc xây dựng các trường theo hướng chuẩn hóa một cách bền vững, lâu dài. Đội ngũ thầy cô giáo của cả ba trường có lòng yêu nghề, mến trẻ, say sưa với chuyên môn, không ngừng phấn đấu để trở thành giáo viên dạy giỏi. Đội ngũ cán bộ quản lý của ba trường nhiệt tình, năng động, sáng tạo. Học sinh có ý thức kỷ luật, chăm ngoan học giỏi. Chính nhờ vậy mà Yên Sở là địa phương có chất lượng giáo dục tốt, đồng đều ở cả ba cấp học, chất lượng của giáo dục Mầm non là nền tảng cho chất lượng Tiểu học, chất lượng của giáo dục Tiểu học là nền tảng cho chất lượng giáo dục THCS và các cấp học tiếp theo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thuyết lý phục man và lễ hội rước giá ở yên sở hoài đức hà nội (Trang 28 - 34)